Biện pháp lưu trữ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 69 - 70)

Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại, gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý. Trước khi được chuyển giao cho công ty môi trường vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa chất thải rắn công nghiệp còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở. Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung. Tại nhiều

khu công nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định. Hiện nay công tác thu gom rác sinh hoạt do công ty và các Phương tiện lao động của các do ban chỉ huy quản lý gồm khoảng gần 100 thùng 600l dùng để thu gom rác trong các công ty và doanh nghiệp hoạt động sản xuất KCN, trung bình mỗi doanh nghiệp có khoảng từ 1 đến 6 thùng để chứa chất thải do các công ty có chức năng thu gom cung cấp và chia ra thành các thùng khác nhau nhằm phân loại rác riêng ra theo thành phần và mức độ nguy hại. Tất cả phương tiện thu gom đều được sơn màu xanh, ngoài ra còn có 1 số thùng 240l được sử dụng thêm khi cần thiết.

Năm 2014 các phương tiện vận chuyển thu gom rác thô sơ đều không còn (xe ba gác đạp, ba gác máy, xe đẩy…), ngoài ra công nhân được trang bị tất cả các công cụ, dụng cụ (chổi, ki sắt, đèn báo…).

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w