Xuất các giải pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 85)

4.4.3.1. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện

Hỗ chợ các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư trang thiết bị bảo vệ môi trường từ quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. tăng cường hợp tác với nước ngoài, đặc biệt với các nước phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xử lý chất thải, đặc biệt là công nghệ lò đốt.

4.4.3.2. Giải pháp về truyền thông giáo dục

Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu rộng rãi tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân.

Đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác quản lý chất thải.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn theo đúng các quy

định của pháp luật.

Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chất thải rắn; các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải rắn.

4.4.3.3. Chương trình giám sát môi trường

Áp dụng giám sát môi trường định kỳ và báo cáo cam kết bảo vệ môi trường, các hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chặt chẽ và thường xuyên cùng với đó là thanh tra, kiểm tra từ các Phòng TNMT, Chi cục bảo vệ Môi trường, Phòng Quy hoạch Môi Trường KCN, cảnh sát Môi trường.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các địa phương trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất thải giáp ranh giữa các địa phương và việc vận chuyển chất thải liên tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Khu công nghiệp Bắc Vinh nằm trên địa bàn thành phố Vinh là một trong những KCN bề dày phát triển lâu đời với 12 năm đi vào hoạt động. Sự phát triển của KCN Bắc Vinh góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động với 4.523 công nhân. Được xây dựng từ năm 1998, diện tích quy hoạch 143.17 ha, giai đoạn I 60.16 ha; tổng mức vốn đầu tư 78.507 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm. Được lấp đầy bởi 22 doanh nghiệp, hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Nằm trên các tuyến đường trọng điểm thuận lợi cho việc giao thương, cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt ở các hạng mục, tuy nhiên do KCN không thi công giai đoạn II nên đã phá vỡ quy hoạch tổng thể và hạng mục bảo vệ môi trường. Gây ra áp lực lớn trong công tác bảo vệ môi trường.

Thành phần chất thải rắn công nghiệp của KCN Bắc Vinh tương ổn định, phát sinh về thành phần không đáng kể trong quá trình sản xuất, chất thải rắn công nghiệp 243,63 tấn/tháng; chất thải rắn nguy hại 2.7 tấn/tháng, biến động chất thải rắn có xu hướng tăng dần về cuối năm.

Hoạt động thu gom và vận chuyển của công ty môi trường đô thị thành phố Vinh đạt hiệu quả khoảng 85%. Tuy nhiên vẫn có ý kiến người dân phản ánh về bãi tập kết trước khi đưa đến nơi xử lý gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chất thải thu gom được đưa về bãi tập kết và phân loại. Công ty môi trường đô thị thành phố Vinh, đã sử dụng các phương pháp xử lý: phương pháp hóa rắn, phương pháp đốt, phương pháp hóa lý, phương pháp hầm lưu giữ và phương pháp chôn lấp. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp Bắc Vinh đã cơ bản chấp hành các quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp như lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, đã bố trí khu vực lưu giữ chất thải và hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng để vận chuyển và xử lý chất thải rắn cụ thể có 18/22 doanh nghiệp đã lập sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và đã có hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, đạt 81,8%...Bên cạnh đó vẫn còn một số ít doanh nghiệp vẫn tồn tại trong vấn đề phân loại chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại chưa đúng quy định, chưa chuyển giao toàn bộ chất thải nguy hại cho đơn vị có đủ chức năng hành nghề vần chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

Các đề xuất giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp tại KCN Bắc Vinh bao gồm: Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện bảo vệ môi trường, tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong từng phân xưởng, Áp dụng giám sát môi trường định kỳ và báo cáo cam kết bảo vệ môi trường, các hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chặt chẽ và thường xuyên cùng với đó là thanh tra, kiểm tra từ các Phòng TNMT, Chi cục bảo vệ Môi trường, Phòng Quy hoạch Môi Trường KCN, cảnh sát Môi trường.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để khắc phục những tồn tại trên, đề tài có một số kiến nghị như sau: Nâng cao khả năng quản lý CTRCN về mặt pháp lý, tăng cường kiểm tra, xử phạt với các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường của các doanh nghiêp cũng như cá nhân trong KCN.

Tăng cường chính sách giáo dục, phổ biến kiến thức về ô nhiễm môi trường, CTRCN, cách thức thu gom CTRCN cho toàn bộ cán bộ, công nhân trong khu công nghiệp được biết.

Cần tiến hành thí điểm chương trình thu gom chất thải rắn công nghiệp tại nguồn, tái chế CTRCN nhằm giảm chi phí cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý, góp phần bảo vệ môi trường.

Có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp.

Về phía nhà nước nên có các kế hoạch nâng đỡ các hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp đã và đang phát triển mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải công nghiệp tiến tới phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2009), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009 – Môi trường KCN Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Nguyễn Thế Chinh (2008). Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. Chính phủ (2008). số: 29/2008/NĐ-CP, Nghị định quy định về KCN, KCX và KKT, Hệ thống văn bản quy phạm, pháp luật.

4. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (2008). Giáo trình cơ sở kỹ thuật môi trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Lê Thanh Hải (2010). Giáo trình Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Viện Tài nguyên & Môi trường. Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Cao Lãnh (2009). Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tại khu vực nông thôn trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Trần Quang Ninh (2007). Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Hà Nội.

8. Phạm Ngọc Đăng (2008), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệ. NXB xây dựng, Hà nội.

9. Lê Thành Quân (2011). Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường KCN - Đôi điều cần bàn. Tạp chí Khu công nghiệp Việt nam, 09/05/2011.

10.Nguyễn Văn Sơn (2008). Giáo trình quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Ban quản lý KKT Đông Nam (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường, sử dụng năng lượng của KCN năm 2011.

12.Chính phủ, Số: 38/2015/NĐ-CP. Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.

13. Chính Phủ, số: 36/1997/NĐ-CP. Nghị định chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

14. Chính phủ Số: 29/2008/NĐ-CP. Nghị định chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

15.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2009), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009.

16.Trung tâm Quan trăc và Kỹ thuật môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (2008, 2009, 2010), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Nghệ An.

Tiếng Anh

17.Berrin Tansel (2008), New Technologies for Water and Wastewater Treatment: A survey of Recent Patents, Recent Patents on Chemical Engineering, 2008. 1. pp. 17-26.

18.WHO (1993), Geneva, World Health Organization.

Các trang web.

19.Sự cần thiết phải xây dựng các khu công nghiệp và những nhân tố hình thành, phát triển khu công nghiệp, http://voer.edu.vn/m/su-can-thiet-phai-xay-dung-cac-

khu-cong-nghiep-va-nhung-nhan-to-hinh-thanh-phat-trien-hu-cong- nghiep/fdfc4404.

20.Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn chất thải, http://moitruongviet.edu.vn/tinh- hinh-quan-ly-ran-tai-viet-nam-de-xuat-cac-giai-phap-tang-cuong-hieu-qua- cong-tac-quan-ly-chat-thai-ran-chat-thai.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 85)