Khái niệm chuẩn và các chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hình học bề mặt răng thân khai và ứng dụng CMM trong đo kiểm hình học một số chi tiết răng thân khai (Trang 63 - 67)

a, Các chuẩn

Chuẩn là tập hợp những bề mặt, đ−ờng hoặc điểm của một chi tiết mà căn cứ vào đó ng−ời ta xác định đ−ợc vị trí các bề mặt, đ−ờng hoặc điểm khác của bản thân chi tiết đó hoặc của chi tiết khác.

Chuẩn là một bề mặt chính xác về lý thuyết đ−ợc tạo ra từ phân tử hình học t−ơng ứng thực của đối t−ợng chuẩn quy định.

Chuẩn là một gốc mà từ đó vị trí hoặc đặc tính hình học của các đối t−ợng của chi tiết đ−ợc xác định.

Đối t−ợng chuẩn là một đối t−ợng thực của chi tiết ( ví dụ một bề mặt, một lỗ, một rãnh, …) đ−ợc sử dụng để thiết lập chuẩn.

Mỗi chuẩn cần phải đ−ợc ký hiệu bằng một chữ ( ngoại trừ I, O, Q). Ng−ời ta cũng sử dụng hai chữ liền, chữ kép để ký hiệu chuẩn (AA, BB, …), khi đã sử dụng hết chữ đơn.

-B-

chữ cái kí hiệu chuẩn

Khi một đối t−ợng đ−ợc xác định bởi dung sai hình học cũng nh− đ−ợc xét đến nh− một chuẩn thì khung điều khiển và khung chuẩn đ−ợc kết hợp với nhau.

B A M 0,05 0 -C- b, Các mặt phẳng chuẩn

Khi một bề mặt phẳng danh nghĩa đ−ợc xác định nh− một đối t−ợng chuẩn, thì chuẩn t−ơng ứng đ−ợc thiết lập bởi một mặt phẳng tiếp xúc với các điểm trên bề mặt đó. Trên hình vẽ 1.4, bề mặt chuẩn A mô phỏng bởi thiết bị chế tạo hay thiết bị đo.

Hình 3.4: Các mặt phẳng chuẩn

c, Khái niệm ba mặt phẳng chuẩn

Để định vị chính xác một chi tiết trên một mặt phẳng thì các chuẩn phải đ−ợc quy định về thứ bậc. Thứ bậc này đ−ợc chỉ ra bằng cách nhập vào các chữ cái

ký hiệu chuẩn t−ơng ứng vào khung điều khiển đối t−ợng theo thứ tự từ trái sang phải. Xét ví dụ sau ( hình 1.5): trong ví dụ này ta thấy, A là mặt phẳng chuẩn thứ nhất, B là mặt phẳng chuẩn thứ hai, C là mặt phẳng chuẩn thứ ba.

Hình 3.5: Quy định thứ bậc của các chuẩn

d, Thiết lập mặt phẳng chuẩn

• Mặt phẳng chuẩn thứ nhất (A) đ−ợc thiết lập với tối thiểu ba điểm tiếp xúc (hình 3.6) .

Hình 3.6: Thiết lập mặt phẳng với tối thiểu 3 điểm tiếp xúc

• Mặt phẳng chuẩn thứ hai (B) đ−ợc thiết lập với tối thiểu hai điểm tiếp xúc (hình 3.7).

Hình 3.7: Thiết lập mặt phẳng với tối thiểu 2 điểm tiếp xúc

• Mặt phẳng chuẩn thứ ba đ−ợc thiết lập với tối thiểu một điểm tiếp xúc (hình 3.8).

Hình 3.8: Thiết lập mặt phẳng với tối thiểu 1 điểm tiếp xúc

e, Đích chuẩn

Đích chuẩn đ−ợc sử dụng trên bản vẽ để xác định các điểm dụng cụ mà tại đó chi tiết đ−ợc gá đặt trong khi gia công sản xuất. Các đích chuẩn có thể xác định bằng các tiếp xúc điểm, đ−ờng hoặc mặt. Các điểm đích đ−ợc biểu diễn bằng ký hiệu: “X”. 8 0 A1 Kích thứơc vùng đích nơi áp dụng số đích Vần xác định chuẩn

Hình 3.9: Biểu diễn các đích chuẩn

Các điểm chuẩn A1, A2 và A3 tạo nên mặt phẳng chuẩn A, các điểm B1 và B2 tạo nên mặt phẳng chuẩn thứ hai vuông góc với mặt A. Còn điểm C1 tạo mặt chuẩn thứ ba C vuông góc với cả A và B (hình 3.9).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hình học bề mặt răng thân khai và ứng dụng CMM trong đo kiểm hình học một số chi tiết răng thân khai (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)