Phay bằng dao phay lăn răng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hình học bề mặt răng thân khai và ứng dụng CMM trong đo kiểm hình học một số chi tiết răng thân khai (Trang 29 - 31)

Khi phay lăn răng, dao phay và chi tiết gia công ăn khớp với nhau theo mặt xoắn vít. Hình 1.8 là sơ đồ nguyên lý của máy phay lăn răng thông th−ờng.

Trục chính của dao phay 8 quay với tốc độ góc cố định ω1. Số vòng quay n0 của dao phay đ−ợc chọn nhờ chạc bánh răng hoặc hộp tốc độ 5. Bàn máy 9 quay

với tốc độ góc ω2 nhờ bộ truyền trục vít - bánh vít 10 và chạc bánh răng chia độ 3 đảm bảo cho dao phay và chi tiết gia công ăn khớp bao hình liên tục. Nhờ trục vít 6, giá đỡ dao 7 dịch chuyển dọc trục phôi bánh răng để thực hiện chạy dao h−ớng trục Ds0 của dao phay. L−ợng chạy dao này đ−ợc tính toán nhờ hộp chạy dao 1.

Khi cắt răng nghiêng thì trong quá trình chạy dao h−ớng trục phôi cùng bàn máy 9 nhờ chạc vi sai 4 và bộ truyền bánh vít - trục vít 10 quay thêm góc ω3 t−ơng ứng với góc nghiêng β của răng. Xích động học vi sai đ−ợc điều chỉnh bằng chạc vi sai 2 (khi gia công răng thẳng chạc vi sai 4 đ−ợc ngắt).

Máy có thể gia công đ−ợc răng nghiêng, răng thẳng bằng các ph−ơng pháp phay thuận và phay nghịch với cách ăn dao h−ớng kính hoặc h−ớng trục trong một b−ớc hoặc nhiều b−ớc. M 5 4 2 1 3 w3 w2 w1 8 9 10 7 6

Hình 1.8: Sơ đồ nguyên lý của máy phay lăn răng thông th−ờng

Trong thực tế, máy phay lăn răng có trục thẳng đứng đ−ợc dùng rộng dãi nhất. Đặc điểm của các máy này là chúng có trụ đứng ở phía sau để lắp mũi tâm hoặc luynet, còn trên các máy cỡ lớn có lắp thêm cơ cấu tháo lắp bàn quay dẫn h−ớng và lỗ lớn trên bàn máy để gia công trục răng dài. Các máy phay lăn răng có trục dao nằm ngang dùng để gia công trục răng và bánh răng có lỗ với số răng nhỏ. Các loại máy này đ−ợc lắp luynet để đỡ phôi và đầu kẹp dao phay ngón.

Các máy phay lăn răng hiện đại đ−ợc lắp giá dao mà trên đó có cài dao cùng dao phay dịch chuyển liên tục hoặc theo chu kì dọc trục của dao. Khi dao dịch chuyển dọc trục của nó, vị trí của các điểm tiếp xúc của các l−ỡi cắt với các răng gia công thay đổi, do đó tuổi bền dao và năng suất gia công tăng lên. Ng−ời ta dùng ph−ơng pháp dịch dao bằng tay và hai ph−ơng pháp dịch dao tự động là dịch dao theo b−ớc (chu kỳ) và dịch dao liên tục ( theo đ−ờng chéo).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết hình học bề mặt răng thân khai và ứng dụng CMM trong đo kiểm hình học một số chi tiết răng thân khai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)