Tính vị Quy kinh

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỊ THUỐC HOÈ HOA (Trang 27 - 29)

 Theo DĐVN V, hòe hoa có vị đắng, hơi hàn. Quy kinh vào can, đại tràng.

 Theo một số tài liệu khác, tính vị, quy kinh của hòe hoa có chút khác biệt:

 Tính vị:

d Vị đắng, tính hàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư). d Vị đắng, tính bình (Trung Dược Học).

d Vị đắng, tính mát (Trung Dược Đại Từ Điển).

d Vị đắng, tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). d Vị đắng, tính mát (Bản Thảo Cương Mục).

 Quy kinh:

d Vào kinh Phế, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). d Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Học).

d Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).

d Vào kinh Dương minh (Đại trường), Quyết âm (Can) (Bản Thảo Cương Mục). d Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc quyết âm (Can) (Bản Thảo Hối Ngôn).

1.2.4. Công năng - Chủ trị

d Lương huyết chỉ huyết: dùng trong các trường hợp huyết nhiệt gây xuất huyết như chảy máu cam, lỵ, trĩ chảy máu, phụ nữ băng huyết, đại tiểu tiện ra máu; phối hợp với trắc bách diệp, kinh giới (sao đen); có thể dùng thuốc có hoa hòe và một số vị thuốc khác có thể chế như sau để chữa trị: hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g, cho thuốc vào nồi, dùng lá chuối bịt kín miệng, cho nước, đun sôi 10 phút; chọc một lỗ thủng, xông trực tiếp vào chỗ trĩ ở hậu môn, khi nước nguội dùng nước sắc đó rửa chỗ trĩ. Cách làm này đã mang lại hiệu quả tốt cho bệnh trĩ.

d Thanh nhiệt bình can: dùng trong trường hợp can hỏa thượng viêm, đau mắt đỏ, đau đầu

d Bình can hạ áp: dùng hoa hòe sao vàng trong bệnh huyết áp cao, có thể phối hợp với sa tiền tử, thảo quyết minh sao vàng, có thể uống dưới dạng thuốc chè. Ngoài ra có thể dùng điều trị bệnh đau thắt động mạch vành.

d Thanh phế, chống viêm: dùng trong bệnh viêm thanh đới, nói không ra tiếng. Hòe hoa sao vàng 12g, sắc uống trong ngày. Hoặc trong bệnh viêm thận cấp.[3]

1.2.5. Liều lượng, cách dùng

d Ngày dùng từ 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc hãm uống như chè. d Sao đen khi cần cầm máu. (DĐVN V)

1.2.6. Kiêng kị

d Không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai. Khi dùng hòe giác cho phụ nữ, phải dùng thận trọng. (TL Dược học cổ truyền)

d Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).

d Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

1.2.7. Bảo quản

d Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.

1.3. Tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỊ THUỐC HOÈ HOA (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w