Phân tích bài thuốc “Hòe hoa tán”

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỊ THUỐC HOÈ HOA (Trang 33 - 37)

Cấu trúc bài thuốc:

Hoè hoa sao 12g

Trắc bách diệp 12g

Kinh giới tuệ 12g

Chỉ xác sao 12g

Hình 10. Hoè hoa Hình 11. Trắc bách diệp

Hình 12. Chỉ xác Hình 13. Kinh giới tuệ

a. Nguồn gốc bài thuốc: Bài thuốc do Hứa Thúc Vĩ lập phương, được ghi trong Phổ Tế

Bản Sự Phương, Quyển 5.

b. Nhóm bài thuốc và tác dụng

 Bài thuốc “Hòe hoa tán” thuộc nhóm bài thuốc lý huyết

 Chủ trị: trị các chứng truớng phong tạng độc (đại tiện ra máu đỏ, đen) do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ứ trệ tạo huyết phan của truớng vị gãy nên.

c. Phân tích các vị thuốc trong bài thuốc

(1) Hòe hoa: đã trình bày ở mục 1.2. (2) Trắc bá diệp:[2]

 Bộ phận dùng:

Cành non và lá phơi hay sấy khô của cây Trắc bá Platycladus orientalis - HỌ

Hoàng đàn Cupressaceae

 Mô tả:

Dược liệu thường phân thành nhiều nhánh, các cánh nhỏ dẹt, phẳng. Các lá hình vẩy nhỏ, xếp đối chéo chữ thập, đính sát vào cành, màu xanh lục thấm hoặc xanh lục hơi vàng. Chất giòn, dễ gãy. Có mùi thơm nhẹ, vị đắng, chát và hơi cay

Tính vị: Khổ, sáp, hàn

Quy kinh: vào các kinh phế, can tỷ.

Công năng: Luơng huyết, chỉ huyết.

Chủ trị: nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, đại, tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết.

Cách dùng, liều luợng: Ngày uống từ 6-12g, dạng thuốc sắc

(3) Kinh giới tuệ

 Bộ phận dùng: Ngọn có hoa (kinh giới tuệ) của cây kinh giới - Eỉshoỉtzia ciỉiata. HỌ

hoa môi Lamiaceae

 Mô tả duợc liệu:

Cụm hoa là một xim co ở đắu cành, dài 2cm đến 7cm, rộng 1.3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt (khi còn tuơi). Quả bế nhỏ, thuôn, nhẵn bóng, dài 0.5cm. Mùi thơm đặc biệt, vị cay.

 Tính vị: vị cay, tính ấm

 Quy kinh: quy vào kinh phe và can

 Công năng – chủ trị: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết

chỉ (kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn); chữa ngoại cảm phong nhiệt có thể p/h với nguu bàng tử, bạc hà, liên kiều, cúc hoa.

d Giải độc thấu chẩn, làm cho sởi mọc, p/h cát căn, nguu bàng, thuyền toái. Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao bàng sắc uống; hoặc sao lá kinh giới với cám rồi sát nhẹ lên vùng da bị ngứa

d Khứ ứ chỉ huyết: kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, băng lậu, ... Phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới sao uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng hiệu quả điều trị

d Khử phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu. Khi bị trúng phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt miệng méo xệch. Dùng hoa kinh giới 10g (dùng khô), tá bột, ruợu trắng 20ml, mỗi lần uống 5g với nuớc sôi để nguội và ruợu.

d Lợi đại tiểu tiện: Dùng khi đại tiểu tiện bí táo, phối hợp với đại hoàng luợng bằng nhau 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng đi 1/2; nếu bí đại tiện thì giảm kinh giới đi 1/2, uống với nuớc ấm.

 Kiêng kị: Những bệnh động kinh, sởi đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ thì không nên dùng.

 Liều dùng:

Ngày dùng từ 10g đến 16g duợc liệu khô, hoặc 30g duợc liệu tuơi, duới dạng thuốc sắc hoặc hãm. Dùng ngoài liều luợng thích hợp, sao vàng chà sát da khi bị dị ứng ngứa.

Chú ý:

d Tác dụng duợc lý, Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, tăng tuần hoàn máu và da (giải thích tính phát hãn, giải biểu nhiệt của vị thuốc)

d Tác dụng kháng khuẩn: ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn lao, tinh dầu có tác dụng diệt lỵ amip.

d Kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn.

(4) Chỉ xác

Quả chưa chín đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua (Cỉtrus aurantỉum L.), họ Cam (Rutaceae) hoặc cây Cam ngọt [ Cỉtrus sỉnensỉs (L.) Osbeck], họ Cam (Rutaceae)[2]

Mô tả dược liệu:

Chỉ xác có hình bán cầu, đường kính 3cm đến 5cm, vỏ quả ngoài màu nâu hoặc nâu thẫm, ở đinh có những điểm túi tinh dầu dạng hạt trũng xuống, thấy rõ có vết vòi nhụy còn lại hoặc vết sẹo của cuống quả. Mặt cắt lớp vỏ quả giữa màu trắng vàng, nhẵn, hơi nhô lên, dày 0.4cm đến 1.3cm, có 1 đến 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài vỏ quả ngoài. Chất cứng, rắn, khỏ bẻ gẫy. Ruột quả có từ 7 đến 12 múi, một số ít quả có tới 15 đến 16 múi. Múi khô, nhăn nheo, có màu từ nâu đến nâu thẫm, trong có hạt. Mùi thơm, vị đắng, hơi chua.[2]

Tính vị: vị chua. Tính hàn

Quy kinh: vào kinh phế, vị

Công năng – chủ trị:

d Phá khí hành đàm: dùng trong chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở; phối hợp với mạch môn, viễn chí.

d Kiện vị tiêu thực: dùng trong trường hợp thực tích gây trướng bụng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng, phối hợp với đại hoàng.

d Giải độc trừ phong: dùng trong bệnh ngứa ở da do tuần hoàn huyết dịch trì trệ phối hợp với kinh giới. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh tiểu tiện khó cầm; phối hợp với ích trí nhân lượng bằng nhau, sắc lấy nước, thêm ít rượu, uống lúc đói. [3]

Liều dùng: 4-12g

Chú ý: Tác dụng dược lý: nước sắc với liều l-3g/kg thể trọng (chó) có tác dụng tăng huyết áp, dung tích thận thu nhỏ lại, đồng thời có tác dụng kháng niệu.

d. Phân tích vai trò của các vị thuốc trong bài thuốc

Tác dụng bài thuốc: Thanh trường, chỉ huyết, sơ phong, hành khí. Trị chứng trường phong tạng độc (đại tiện ra máu đỏ, đen) do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ứ trệ tại huyết phần

Giải thích:

 Hoa hòe thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết - Quân;

 Trắc bá diệp lương huyết, chỉ huyết - Thần;

 Kinh giới tuệ lý huyết, sơ phong - ;

 Chỉ xác hành khí để thông lợi đại trường - làm Sứ.

e. Cách dùng

d Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi nguội hoặc nước cơm.

d Có thể dùng làm thuốc thang, tùy bệnh tình gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.

f. Chống chỉ định

Nếu đại tiện ra máu đã lâu ngày, triệu chứng thấy khí hư hoặc âm hư thì nên tìm cách trị khác, bài này không dùng được.

g. Ứng dụng trong lâm sàng

Bài thuốc này trên lâm sàng thường trị chứng đại tiện phân đen hoặc có máu cục thâm đen.

h. Gia giảm

d Nhiệt thịnh, thêm Hoàng bá, Hoàng liên để thanh lợi nhiệt. d Ra máu nhiều, thêm Địa du, Hạn liên thảo, bớt kinh giới. d Khí hư hoặc huyết hư, cần thêm thuốc bổ khí bổ huyết.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỊ THUỐC HOÈ HOA (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w