1.2.1. Bộ phận dùng và bào chế
Dùng nụ hoa chưa nở phơi hoặc sấy nhẹ đến khô. Việc phơi hay sấy khô cần đuợc tiến hành nhanh chóng. Nếu thu hoạch vào thời tiết mưa, có thể sấy ở 60- 70oc. Duợc điển Việt nam quy định hoa nở lẫn vào không đuợc quá 10%, hoa sẫm màu không quá 1% và các bộ phận khác của cây không quá 2%.[2]
Sau đây là phuơng pháp chế biến hòe hoa để dùng trong YHCT theo một số tài liệu khác nhau:
d Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.
d Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
d Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
d Hòe Hoa Sao: Lấy Hoa hòe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ cho đến khi màu hơi vàng, lấy ra để nguội là được (Dược Tài Học).
d Hòe Hoa Thán: Lấy Hoa hòe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng, sao cho đến khi gần thành màu đen (tồn tính), phun ướt bằng nước sạch, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
1.2.2. Mô tả dược liệu
Dược liệu màu vàng, vị hơi đắng, dài 0.5-0.8 cm, rộng 0.2-0.3 cm, cánh hoa vàng nâu, đài hoa vàng xám. Loại nụ có màu vàng ngà, không ẩm mốc, không lẫn cuống lá, nụ nhỏ và tạp chất, là tốt. Nụ hòe có thể dùng sống hoặc sao cháy.
Đặc điểm bôt dươc liêu Hòe hoa:
Bột màu lục vàng, mùi thơm. Theo dược điển Việt Nam V, bột dược liệu Hòe hoa có nhiều hạt phấn hình cầu, đường kính 16mcm, có 3 lỗ rãnh, bề mặt có nếp nhăn dạng lưới. Lông che chở đa bào gồm 2 tế bào đen 4 tế bào, tế bào ở phía đầu dài và thuôn nhọn, tế bào ở chân ngắn. Mảnh biểu bì cánh hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có nhiều vân nhỏ, sít nhau. Mảnh biểu bì đài hoa gồm những tế bào hình nhiều cạnh có mang lỗ khí (kiểu thập tự) và lông che chở. Mảnh mạch xoắn[2].
Hình 9. Vi phẫu của bôt Hòe hoa
Chú thích: Bột hoa hoè (1) Mảnh cánh hoa, (3, 5) Mảnh cánh hoa mang các mạch dẫn, (3) Lông che chở đa bào đầu dài thuôn nhọn, các tế bào ở phần chân ngắn, kích thước to nhỏ khác nhau, (4) Hạt phấn hoa hình cầu riêng lẻ hay tập trung thành từng đám, (6) Mảnh mạch, (7) Các mảnh mô mang tinh thể calci oxalat, (8) Mảnh biểu bì có lỗ khí và lông che chở
1.2.3. Tính vị - Quy kinh
Theo DĐVN V, hòe hoa có vị đắng, hơi hàn. Quy kinh vào can, đại tràng.
Theo một số tài liệu khác, tính vị, quy kinh của hòe hoa có chút khác biệt:
Tính vị:
d Vị đắng, tính hàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư). d Vị đắng, tính bình (Trung Dược Học).
d Vị đắng, tính mát (Trung Dược Đại Từ Điển).
d Vị đắng, tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). d Vị đắng, tính mát (Bản Thảo Cương Mục).
Quy kinh:
d Vào kinh Phế, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). d Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Học).
d Vào kinh Can, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).
d Vào kinh Dương minh (Đại trường), Quyết âm (Can) (Bản Thảo Cương Mục). d Vào kinh thủ Dương minh (Đại trường), túc quyết âm (Can) (Bản Thảo Hối Ngôn).
1.2.4. Công năng - Chủ trị
d Lương huyết chỉ huyết: dùng trong các trường hợp huyết nhiệt gây xuất huyết như chảy máu cam, lỵ, trĩ chảy máu, phụ nữ băng huyết, đại tiểu tiện ra máu; phối hợp với trắc bách diệp, kinh giới (sao đen); có thể dùng thuốc có hoa hòe và một số vị thuốc khác có thể chế như sau để chữa trị: hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g, cho thuốc vào nồi, dùng lá chuối bịt kín miệng, cho nước, đun sôi 10 phút; chọc một lỗ thủng, xông trực tiếp vào chỗ trĩ ở hậu môn, khi nước nguội dùng nước sắc đó rửa chỗ trĩ. Cách làm này đã mang lại hiệu quả tốt cho bệnh trĩ.
d Thanh nhiệt bình can: dùng trong trường hợp can hỏa thượng viêm, đau mắt đỏ, đau đầu
d Bình can hạ áp: dùng hoa hòe sao vàng trong bệnh huyết áp cao, có thể phối hợp với sa tiền tử, thảo quyết minh sao vàng, có thể uống dưới dạng thuốc chè. Ngoài ra có thể dùng điều trị bệnh đau thắt động mạch vành.
d Thanh phế, chống viêm: dùng trong bệnh viêm thanh đới, nói không ra tiếng. Hòe hoa sao vàng 12g, sắc uống trong ngày. Hoặc trong bệnh viêm thận cấp.[3]
1.2.5. Liều lượng, cách dùng
d Ngày dùng từ 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc hãm uống như chè. d Sao đen khi cần cầm máu. (DĐVN V)
1.2.6. Kiêng kị
d Không dùng hoa hòe cho phụ nữ có thai. Khi dùng hòe giác cho phụ nữ, phải dùng thận trọng. (TL Dược học cổ truyền)
d Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).
d Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
1.2.7. Bảo quản
d Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
1.3. Tình hình nghiên cứu
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giớiBảng 3: Các nghiên cứu trên thế giới Bảng 3: Các nghiên cứu trên thế giới
ST
T Tên tác giả Năm Tên đề tài
1 Wang, J. R. Li, L. Y. Tan, J. Song, X. H. Chen, D. X. Xu, J. Ding, G. 2019
Variations in the Components and Antioxidant and Tyrosinase Inhibitory Activities of Styphnolobium japonicum (L.) Schott Extract during Flower Maturity Stages 2 Bampali, E. Germer, S. Bauer, R. Kulić, Ž 2021
HPLC-UV/HRMS methods for the unambiguous detection of adulterations of Ginkgo biloba leaves with Sophora japonica fruits on an extract level
1.3.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam
ST
T Tên tác giả Năm Tên đề tài
1 Phạm Thanh Xuân 1966 Kinh nghiệm trồng hoa hoè ở Thái Bình 2 Phạm Xuân Sinh,
Hoàng Kim Huyền, Nguyễn Ngọc Diễm
1991 Nghiên cứu chế biến vị thuốc hoa hoè bằng phương pháp cổ truyền
3 Nguyễn Văn Đàn, Vũ Thị Bảy
1960 Chọn cách triết Rutin từ hoa hoè Sophora japonica (Papilionaceae)
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Về tác dụng của vị thuốc Hòe hoa trong YHCT
d Các phương thuốc có chứa vị thuốc hòe hoa, bao gồm cả các bài thuốc cổ phương và tân phương.
d Các ứng dụng hay dùng trong dân gian.
d Các chế phẩm đông y trên thị trường hiện nay có chứa vị thuốc hòe hoa
2.1.2. Về tác dụng của vị thuốc hòe hoa trong YHHĐ
d Các tác dụng dược lý của hòe hoa đã được nghiên cứu và công bố. d Các chế phẩm tân dược có sử dụng vị thuốc hòe hoa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu2.2.1. Phương pháp 2.2.1. Phương pháp
Đề tài sử dụng phương pháp hồi cứu, phương pháp tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
Các sách: Giáo trình Dược học cổ truyền - Đại học Dược Hà Nội, Cây thuốc và động vật làm thuốc tại Việt Nam - Tập 1, ...
Các trang web:
https ://pubmed.ncbỉ.nlm.nỉh. gov/
https://www.researchgate.net/
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
d Thời gian: Từ ngày 02/10/2021 đến ngày 14/10/2021 d Địa điểm: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Về tác dụng, ứng dụng trong YHCT
Hòe hoa là vị dược liệu có vị đắng, tính hơi hàn. Nó có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, dùng cho các trường hợp huyết nhiệt dẫn tới xuất huyết như: chảy máu cam, đại tiện ra máu trĩ, phụ nữ băng huyết... Công dụng được tăng lên nếu được sao tôn tính thích hợp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thánn nhĩệt, bỉnh can, hạ áp, chống viêm nên hòe hoa còn được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa mụn nhọt; các bài chữa can hỏa uất kết dẫn tới đau đầu, phát cuồng, cao huyết áp, lao hạch,...
3.1.1. Các bài thuốc YHCT
Tuy rằng nhiều công năng như vậy nhưng trong các tài liệu YHCT mới chỉ có hai phương thuốc sử dụng vị thuốc hòe hoa: “Bổ thủy thanh tâm cố tinh thang” và “Hòe hoa tán”. Ngoài ra, một số tài liệu khác còn đề cập thêm một bài thuốc khác là bài “Hòe hoa tán II” của tác giả Chu Đan Khê viết trong “Đan Khê Tâm Pháp” - Quyển 2.
Bài thuốc: “Bổ thủy thanh tâm cố tinh thang”
Đây là bài thuốc Nam châm cứu của Viện Đông Y Cấu trúc bài thuốc:
Hạt hòe (hòe mễ) 16g
Đậu đen sao 20g
Tâm sen 8g
Hạt sen 16g
Thục địa 20g
Chi tử 12g
Khiếm thực 16g
d Cách dùng: Sắc với 600ml, còn 300ml chia hai lần uống trong 1 ngày.
d Công năng: Bổ thủy thanh tâm cố tinh
Bài thuốc: “Hòe hoa tán II“
Cấu trúc bài thuốc:
Cam thảo 20g Chỉ xác 40g Đương quy 40g Hậu phác 40g Hòe hoa 80g Ô mai 20g Thương truật 40g Trần bì 40g
d Cách dùng: Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với nước, uống lúc bụng đói
d Công năng: Táo thấp, lý khí, lương huyết, chỉ huyết
d Chủ trị: Trị trường vị có thấp, bụng trướng đầy, tiêu ra máu.
Bài thuốc: “Hòe hoa tán”
Cấu trúc bài thuốc:
Hoè hoa sao 12g
Trắc bách diệp 12g
Kinh giới tuệ 12g
Chỉ xác sao 12g
d Cách dùng: Trước kia dùng tán bột mịn, hiện nay dùng sắc uống ngày hai lần.
d Công năng: Thanh nhiệt đại tràng chỉ huyết lý khí.
d Chủ trị: Điều trị tiện huyết, lỵ ra máu do nhiệt ở đại tràng, trên lâm sàng máu ra trước
3.1.2. Phân tích bài thuốc “Hòe hoa tán”
Cấu trúc bài thuốc:
Hoè hoa sao 12g
Trắc bách diệp 12g
Kinh giới tuệ 12g
Chỉ xác sao 12g
Hình 10. Hoè hoa Hình 11. Trắc bách diệp
Hình 12. Chỉ xác Hình 13. Kinh giới tuệ
a. Nguồn gốc bài thuốc: Bài thuốc do Hứa Thúc Vĩ lập phương, được ghi trong Phổ Tế
Bản Sự Phương, Quyển 5.
b. Nhóm bài thuốc và tác dụng
Bài thuốc “Hòe hoa tán” thuộc nhóm bài thuốc lý huyết
Chủ trị: trị các chứng truớng phong tạng độc (đại tiện ra máu đỏ, đen) do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ứ trệ tạo huyết phan của truớng vị gãy nên.
c. Phân tích các vị thuốc trong bài thuốc
(1) Hòe hoa: đã trình bày ở mục 1.2. (2) Trắc bá diệp:[2]
Bộ phận dùng:
Cành non và lá phơi hay sấy khô của cây Trắc bá Platycladus orientalis - HỌ
Hoàng đàn Cupressaceae
Mô tả:
Dược liệu thường phân thành nhiều nhánh, các cánh nhỏ dẹt, phẳng. Các lá hình vẩy nhỏ, xếp đối chéo chữ thập, đính sát vào cành, màu xanh lục thấm hoặc xanh lục hơi vàng. Chất giòn, dễ gãy. Có mùi thơm nhẹ, vị đắng, chát và hơi cay
Tính vị: Khổ, sáp, hàn
Quy kinh: vào các kinh phế, can tỷ.
Công năng: Luơng huyết, chỉ huyết.
Chủ trị: nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, đại, tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết.
Cách dùng, liều luợng: Ngày uống từ 6-12g, dạng thuốc sắc
(3) Kinh giới tuệ
Bộ phận dùng: Ngọn có hoa (kinh giới tuệ) của cây kinh giới - Eỉshoỉtzia ciỉiata. HỌ
hoa môi Lamiaceae
Mô tả duợc liệu:
Cụm hoa là một xim co ở đắu cành, dài 2cm đến 7cm, rộng 1.3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt (khi còn tuơi). Quả bế nhỏ, thuôn, nhẵn bóng, dài 0.5cm. Mùi thơm đặc biệt, vị cay.
Tính vị: vị cay, tính ấm
Quy kinh: quy vào kinh phe và can
Công năng – chủ trị: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết
chỉ (kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn); chữa ngoại cảm phong nhiệt có thể p/h với nguu bàng tử, bạc hà, liên kiều, cúc hoa.
d Giải độc thấu chẩn, làm cho sởi mọc, p/h cát căn, nguu bàng, thuyền toái. Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao bàng sắc uống; hoặc sao lá kinh giới với cám rồi sát nhẹ lên vùng da bị ngứa
d Khứ ứ chỉ huyết: kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, băng lậu, ... Phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới sao uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng hiệu quả điều trị
d Khử phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu. Khi bị trúng phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt miệng méo xệch. Dùng hoa kinh giới 10g (dùng khô), tá bột, ruợu trắng 20ml, mỗi lần uống 5g với nuớc sôi để nguội và ruợu.
d Lợi đại tiểu tiện: Dùng khi đại tiểu tiện bí táo, phối hợp với đại hoàng luợng bằng nhau 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng đi 1/2; nếu bí đại tiện thì giảm kinh giới đi 1/2, uống với nuớc ấm.
Kiêng kị: Những bệnh động kinh, sởi đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ thì không nên dùng.
Liều dùng:
Ngày dùng từ 10g đến 16g duợc liệu khô, hoặc 30g duợc liệu tuơi, duới dạng thuốc sắc hoặc hãm. Dùng ngoài liều luợng thích hợp, sao vàng chà sát da khi bị dị ứng ngứa.
Chú ý:
d Tác dụng duợc lý, Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, tăng tuần hoàn máu và da (giải thích tính phát hãn, giải biểu nhiệt của vị thuốc)
d Tác dụng kháng khuẩn: ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn lao, tinh dầu có tác dụng diệt lỵ amip.
d Kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn.
(4) Chỉ xác
Quả chưa chín đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua (Cỉtrus aurantỉum L.), họ Cam (Rutaceae) hoặc cây Cam ngọt [ Cỉtrus sỉnensỉs (L.) Osbeck], họ Cam (Rutaceae)[2]
Mô tả dược liệu:
Chỉ xác có hình bán cầu, đường kính 3cm đến 5cm, vỏ quả ngoài màu nâu hoặc nâu thẫm, ở đinh có những điểm túi tinh dầu dạng hạt trũng xuống, thấy rõ có vết vòi nhụy còn lại hoặc vết sẹo của cuống quả. Mặt cắt lớp vỏ quả giữa màu trắng vàng, nhẵn, hơi nhô lên, dày 0.4cm đến 1.3cm, có 1 đến 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài vỏ quả ngoài. Chất cứng, rắn, khỏ bẻ gẫy. Ruột quả có từ 7 đến 12 múi, một số ít quả có tới 15 đến 16 múi. Múi khô, nhăn nheo, có màu từ nâu đến nâu thẫm, trong có hạt. Mùi thơm, vị đắng, hơi chua.[2]
Tính vị: vị chua. Tính hàn
Quy kinh: vào kinh phế, vị
Công năng – chủ trị:
d Phá khí hành đàm: dùng trong chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở; phối hợp với mạch môn, viễn chí.
d Kiện vị tiêu thực: dùng trong trường hợp thực tích gây trướng bụng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng, phối hợp với đại hoàng.
d Giải độc trừ phong: dùng trong bệnh ngứa ở da do tuần hoàn huyết dịch trì trệ phối hợp với kinh giới. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh tiểu tiện khó cầm; phối hợp với ích trí nhân lượng bằng nhau, sắc lấy nước, thêm ít rượu, uống lúc đói. [3]
Liều dùng: 4-12g
Chú ý: Tác dụng dược lý: nước sắc với liều l-3g/kg thể trọng (chó) có tác dụng tăng huyết áp, dung tích thận thu nhỏ lại, đồng thời có tác dụng kháng niệu.
d. Phân tích vai trò của các vị thuốc trong bài thuốc
Tác dụng bài thuốc: Thanh trường, chỉ huyết, sơ phong, hành khí. Trị chứng trường phong tạng độc (đại tiện ra máu đỏ, đen) do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ứ trệ tại huyết phần
Giải thích:
Hoa hòe thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết - Quân;
Trắc bá diệp lương huyết, chỉ huyết - Thần;
Kinh giới tuệ lý huyết, sơ phong - Tá;
Chỉ xác hành khí để thông lợi đại trường - làm Sứ.
e. Cách dùng
d Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi nguội hoặc nước cơm.
d Có thể dùng làm thuốc thang, tùy bệnh tình gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.
f. Chống chỉ định
Nếu đại tiện ra máu đã lâu ngày, triệu chứng thấy khí hư hoặc âm hư thì nên tìm cách trị khác, bài này không dùng được.
g. Ứng dụng trong lâm sàng
Bài thuốc này trên lâm sàng thường trị chứng đại tiện phân đen hoặc có máu cục thâm đen.
h. Gia giảm
d Nhiệt thịnh, thêm Hoàng bá, Hoàng liên để thanh lợi nhiệt. d Ra máu nhiều, thêm Địa du, Hạn liên thảo, bớt kinh giới. d Khí hư hoặc huyết hư, cần thêm thuốc bổ khí bổ huyết.
3.1.3. Kinh nghiệm sử dụng vị thuốc hòe hoa trong dân gian