2.2.1. Phương pháp
Đề tài sử dụng phương pháp hồi cứu, phương pháp tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
Các sách: Giáo trình Dược học cổ truyền - Đại học Dược Hà Nội, Cây thuốc và động vật làm thuốc tại Việt Nam - Tập 1, ...
Các trang web:
https ://pubmed.ncbỉ.nlm.nỉh. gov/
https://www.researchgate.net/
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
d Thời gian: Từ ngày 02/10/2021 đến ngày 14/10/2021 d Địa điểm: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Về tác dụng, ứng dụng trong YHCT
Hòe hoa là vị dược liệu có vị đắng, tính hơi hàn. Nó có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, dùng cho các trường hợp huyết nhiệt dẫn tới xuất huyết như: chảy máu cam, đại tiện ra máu trĩ, phụ nữ băng huyết... Công dụng được tăng lên nếu được sao tôn tính thích hợp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thánn nhĩệt, bỉnh can, hạ áp, chống viêm nên hòe hoa còn được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa mụn nhọt; các bài chữa can hỏa uất kết dẫn tới đau đầu, phát cuồng, cao huyết áp, lao hạch,...
3.1.1. Các bài thuốc YHCT
Tuy rằng nhiều công năng như vậy nhưng trong các tài liệu YHCT mới chỉ có hai phương thuốc sử dụng vị thuốc hòe hoa: “Bổ thủy thanh tâm cố tinh thang” và “Hòe hoa tán”. Ngoài ra, một số tài liệu khác còn đề cập thêm một bài thuốc khác là bài “Hòe hoa tán II” của tác giả Chu Đan Khê viết trong “Đan Khê Tâm Pháp” - Quyển 2.
Bài thuốc: “Bổ thủy thanh tâm cố tinh thang”
Đây là bài thuốc Nam châm cứu của Viện Đông Y Cấu trúc bài thuốc:
Hạt hòe (hòe mễ) 16g
Đậu đen sao 20g
Tâm sen 8g
Hạt sen 16g
Thục địa 20g
Chi tử 12g
Khiếm thực 16g
d Cách dùng: Sắc với 600ml, còn 300ml chia hai lần uống trong 1 ngày.
d Công năng: Bổ thủy thanh tâm cố tinh
Bài thuốc: “Hòe hoa tán II“
Cấu trúc bài thuốc:
Cam thảo 20g Chỉ xác 40g Đương quy 40g Hậu phác 40g Hòe hoa 80g Ô mai 20g Thương truật 40g Trần bì 40g
d Cách dùng: Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, sắc với nước, uống lúc bụng đói
d Công năng: Táo thấp, lý khí, lương huyết, chỉ huyết
d Chủ trị: Trị trường vị có thấp, bụng trướng đầy, tiêu ra máu.
Bài thuốc: “Hòe hoa tán”
Cấu trúc bài thuốc:
Hoè hoa sao 12g
Trắc bách diệp 12g
Kinh giới tuệ 12g
Chỉ xác sao 12g
d Cách dùng: Trước kia dùng tán bột mịn, hiện nay dùng sắc uống ngày hai lần.
d Công năng: Thanh nhiệt đại tràng chỉ huyết lý khí.
d Chủ trị: Điều trị tiện huyết, lỵ ra máu do nhiệt ở đại tràng, trên lâm sàng máu ra trước
3.1.2. Phân tích bài thuốc “Hòe hoa tán”
Cấu trúc bài thuốc:
Hoè hoa sao 12g
Trắc bách diệp 12g
Kinh giới tuệ 12g
Chỉ xác sao 12g
Hình 10. Hoè hoa Hình 11. Trắc bách diệp
Hình 12. Chỉ xác Hình 13. Kinh giới tuệ
a. Nguồn gốc bài thuốc: Bài thuốc do Hứa Thúc Vĩ lập phương, được ghi trong Phổ Tế
Bản Sự Phương, Quyển 5.
b. Nhóm bài thuốc và tác dụng
Bài thuốc “Hòe hoa tán” thuộc nhóm bài thuốc lý huyết
Chủ trị: trị các chứng truớng phong tạng độc (đại tiện ra máu đỏ, đen) do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ứ trệ tạo huyết phan của truớng vị gãy nên.
c. Phân tích các vị thuốc trong bài thuốc
(1) Hòe hoa: đã trình bày ở mục 1.2. (2) Trắc bá diệp:[2]
Bộ phận dùng:
Cành non và lá phơi hay sấy khô của cây Trắc bá Platycladus orientalis - HỌ
Hoàng đàn Cupressaceae
Mô tả:
Dược liệu thường phân thành nhiều nhánh, các cánh nhỏ dẹt, phẳng. Các lá hình vẩy nhỏ, xếp đối chéo chữ thập, đính sát vào cành, màu xanh lục thấm hoặc xanh lục hơi vàng. Chất giòn, dễ gãy. Có mùi thơm nhẹ, vị đắng, chát và hơi cay
Tính vị: Khổ, sáp, hàn
Quy kinh: vào các kinh phế, can tỷ.
Công năng: Luơng huyết, chỉ huyết.
Chủ trị: nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, đại, tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong huyết.
Cách dùng, liều luợng: Ngày uống từ 6-12g, dạng thuốc sắc
(3) Kinh giới tuệ
Bộ phận dùng: Ngọn có hoa (kinh giới tuệ) của cây kinh giới - Eỉshoỉtzia ciỉiata. HỌ
hoa môi Lamiaceae
Mô tả duợc liệu:
Cụm hoa là một xim co ở đắu cành, dài 2cm đến 7cm, rộng 1.3cm. Hoa nhỏ, không cuống, màu tím nhạt (khi còn tuơi). Quả bế nhỏ, thuôn, nhẵn bóng, dài 0.5cm. Mùi thơm đặc biệt, vị cay.
Tính vị: vị cay, tính ấm
Quy kinh: quy vào kinh phe và can
Công năng – chủ trị: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết
chỉ (kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn); chữa ngoại cảm phong nhiệt có thể p/h với nguu bàng tử, bạc hà, liên kiều, cúc hoa.
d Giải độc thấu chẩn, làm cho sởi mọc, p/h cát căn, nguu bàng, thuyền toái. Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao bàng sắc uống; hoặc sao lá kinh giới với cám rồi sát nhẹ lên vùng da bị ngứa
d Khứ ứ chỉ huyết: kinh giới phải sao cháy, cầm máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, băng lậu, ... Phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới sao uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng hiệu quả điều trị
d Khử phong chỉ kinh: dùng trong trúng phong cấm khẩu. Khi bị trúng phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt miệng méo xệch. Dùng hoa kinh giới 10g (dùng khô), tá bột, ruợu trắng 20ml, mỗi lần uống 5g với nuớc sôi để nguội và ruợu.
d Lợi đại tiểu tiện: Dùng khi đại tiểu tiện bí táo, phối hợp với đại hoàng luợng bằng nhau 12g. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng đi 1/2; nếu bí đại tiện thì giảm kinh giới đi 1/2, uống với nuớc ấm.
Kiêng kị: Những bệnh động kinh, sởi đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ thì không nên dùng.
Liều dùng:
Ngày dùng từ 10g đến 16g duợc liệu khô, hoặc 30g duợc liệu tuơi, duới dạng thuốc sắc hoặc hãm. Dùng ngoài liều luợng thích hợp, sao vàng chà sát da khi bị dị ứng ngứa.
Chú ý:
d Tác dụng duợc lý, Kinh giới có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, tăng tuần hoàn máu và da (giải thích tính phát hãn, giải biểu nhiệt của vị thuốc)
d Tác dụng kháng khuẩn: ức chế sự sinh trưởng của trực khuẩn lao, tinh dầu có tác dụng diệt lỵ amip.
d Kinh giới tuệ tác dụng mạnh hơn.
(4) Chỉ xác
Quả chưa chín đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua (Cỉtrus aurantỉum L.), họ Cam (Rutaceae) hoặc cây Cam ngọt [ Cỉtrus sỉnensỉs (L.) Osbeck], họ Cam (Rutaceae)[2]
Mô tả dược liệu:
Chỉ xác có hình bán cầu, đường kính 3cm đến 5cm, vỏ quả ngoài màu nâu hoặc nâu thẫm, ở đinh có những điểm túi tinh dầu dạng hạt trũng xuống, thấy rõ có vết vòi nhụy còn lại hoặc vết sẹo của cuống quả. Mặt cắt lớp vỏ quả giữa màu trắng vàng, nhẵn, hơi nhô lên, dày 0.4cm đến 1.3cm, có 1 đến 2 hàng túi tinh dầu ở phần ngoài vỏ quả ngoài. Chất cứng, rắn, khỏ bẻ gẫy. Ruột quả có từ 7 đến 12 múi, một số ít quả có tới 15 đến 16 múi. Múi khô, nhăn nheo, có màu từ nâu đến nâu thẫm, trong có hạt. Mùi thơm, vị đắng, hơi chua.[2]
Tính vị: vị chua. Tính hàn
Quy kinh: vào kinh phế, vị
Công năng – chủ trị:
d Phá khí hành đàm: dùng trong chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở; phối hợp với mạch môn, viễn chí.
d Kiện vị tiêu thực: dùng trong trường hợp thực tích gây trướng bụng, buồn nôn hoặc táo kết đại tràng, phối hợp với đại hoàng.
d Giải độc trừ phong: dùng trong bệnh ngứa ở da do tuần hoàn huyết dịch trì trệ phối hợp với kinh giới. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh tiểu tiện khó cầm; phối hợp với ích trí nhân lượng bằng nhau, sắc lấy nước, thêm ít rượu, uống lúc đói. [3]
Liều dùng: 4-12g
Chú ý: Tác dụng dược lý: nước sắc với liều l-3g/kg thể trọng (chó) có tác dụng tăng huyết áp, dung tích thận thu nhỏ lại, đồng thời có tác dụng kháng niệu.
d. Phân tích vai trò của các vị thuốc trong bài thuốc
Tác dụng bài thuốc: Thanh trường, chỉ huyết, sơ phong, hành khí. Trị chứng trường phong tạng độc (đại tiện ra máu đỏ, đen) do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ứ trệ tại huyết phần
Giải thích:
Hoa hòe thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết - Quân;
Trắc bá diệp lương huyết, chỉ huyết - Thần;
Kinh giới tuệ lý huyết, sơ phong - Tá;
Chỉ xác hành khí để thông lợi đại trường - làm Sứ.
e. Cách dùng
d Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi nguội hoặc nước cơm.
d Có thể dùng làm thuốc thang, tùy bệnh tình gia giảm kết hợp với các vị thuốc khác.
f. Chống chỉ định
Nếu đại tiện ra máu đã lâu ngày, triệu chứng thấy khí hư hoặc âm hư thì nên tìm cách trị khác, bài này không dùng được.
g. Ứng dụng trong lâm sàng
Bài thuốc này trên lâm sàng thường trị chứng đại tiện phân đen hoặc có máu cục thâm đen.
h. Gia giảm
d Nhiệt thịnh, thêm Hoàng bá, Hoàng liên để thanh lợi nhiệt. d Ra máu nhiều, thêm Địa du, Hạn liên thảo, bớt kinh giới. d Khí hư hoặc huyết hư, cần thêm thuốc bổ khí bổ huyết.
3.1.3. Kinh nghiệm sử dụng vị thuốc hòe hoa trong dân gian
Chữa tăng huyết áp:
Bài 1: hoa hòe 25g, tang ký sinh 25g, hạ khô thảo 20g, xuyên khung 20g, địa long 15g. Sắc uống nước. Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g. Đau ngực gia thêm đan sâm 20g, quả lâu nhân 20g; có cơn đau thắt ngực gia thêm hồ sách
12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g; di chứng tai biến mạch máu não gia thêm ngưu bàng tử 25g, câu đằng 30g; vữa xơ động mạch gia thêm trạch tả 20g.
Bài 2: hoa hòe 15g, cát căn 30g, sung úy tử 15g, sắc uống. Nếu đau tức ngực gia thêm đan sâm 30g, hà thủ ô 30g; hồi hộp trống ngực và mất ngủ gia thêm toan táo nhân 15g; tê tay chân gia thêm sơn tra 30g, địa long 10g; tiểu đêm nhiều lần gia thêm sơn thù 10g, nhục dung 15g.
Đau đầu, choáng váng, ngón tay hơi tê: nụ hòe (sao vàng), hạt muồng (sao), tâm sen, 3 vị bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng từ 10-20g.
Trĩ bị sưng đau: quả hòe phối hợp với khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.
Đại tiện ra máu:
Bài1: hoa hòe, trắc bá diệp, kinh giới tuệ và chỉ xác, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mỗi lần uống 6g với nước cơm.
Bài 2: hoa hòe sống và sao mỗi thứ 15g, chỉ tử 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g.
Bài 3: ruột gia lợn 1 đoạn, rửa sạch, nhét đầy bột hoa hòe vào trong, buộc kín hai đầu, đem sao với giấm gạo cho khô rồi tán bột, vê viên to bằng hột nhãn, uống mỗi lần 1 viên với rượu ngâm đương quy.
Bài 4: hoa hòe 60g, địa du 45g, thương truật 45g, cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.
Bài 5: hoa hòe 15g, quả hòe 15g, hoạt thách 15g, sinh địa 12g, kim ngân hoa 12g, đương quy 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, thăng ma 6g, sài hồ 6g, chỉ xác 6g, cam thảo 3g, sắc uống. Nếu chảy máu nhiều gia thêm kinh giới 10g, địa du 15g, trắc bá diệp sao đen 15g; thể trạng hư yếu gia đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 15g; thiếu máu nhiều gia hoàng kỳ 15g, thục địa 12g.
Lợi tiểu, an hàn dễ ngủ: sử dụng hoa hòe khô hãn thành nước chè uống hàng ngày.
Đi tiểu ra máu: hoa hòe sao 30g, uất kim 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g để chữa niệu huyết; hoa hòe sao quá lửa, tán bột, uống mỗi lần 3g để trị huyết lâm.
Băng huyết, khí hư: hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9- 12g với rượu ấm để chữa băng huyết; hoa hòe sao, mẫu lệ nung, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư máu trắng).
Lỵ: hoa hòe sao 9g, bạch thược sao 9g, chỉ xác 3g, cam thảo 1,5g sắc uống.
3.1.4. Chế phẩm Đông dược sử dụng trong lâm sàng
Hiện nay, trên thị trường dược phẩm Việt Nam, vị thuốc hòe hoa mới chỉ phổ biến trong việc sử dụng làm trà để hãm uống, chẳng hạn như dược liệu hòe hoa bán riêng lẻ hoặc sản phẩm “Trà Hòe hoa tán II“ của Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nắng. Bên cạnh đó, cũng mới chỉ có 01 sản phẩm TPBVSK có chứa cao hòe hoa là “Hạ áp ích nhân“. Việc sản xuất, sử dụng hay phát triển các bài thuốc YHCT có vị thuốc hòe hoa còn chưa được phổ biến nên chủ yếu việc sử dụng các phưong này chỉ khi được thắy thuốc kê và bốc cho.
Hình 15. Chế phẩm Hạ Áp Ích Nhân
3.2. Về tác dụng, ứng dụng trong YHHĐ
3.2.1. Các tác dụng của các thành phần có trong vị thuốc hòe
Làm vững bền thành mạch
d NO là một chất khí ưa dầu, nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành và quá trình phát triển các bệnh tim mạch như: tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, đái tháo đường. Bệnh lý cơ bản của hầu hết các bệnh tim mạch là xơ vữa động mạch, và nó có liên quan đến sự suy giảm chức năng nội mô. NO góp phần điều hòa huyết áp và sức căng mạch máu, ức chế kết tập tiểu cầu và sự bám của bạch cầu trên thành mạch, và nó còn ngăn chặn sự tăng sinh các tế bào cơ trơn. Sự giảm sinh khả dụng của NO nguyên nhân chính gây ra suy giảm chức năng nội mô và rutin có khả năng làm cải thiện chức năng nội mô bằng cách tăng cường sản xuất NO trong các tế bào nội mô ở người.
Kháng khuẩn:
d Nước sắc hòe hoa có tác dụng ức chế vi khuẩn S. flexneri[3]. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn khác nhau của thành phần rutin có trong cây hòe: ức chế mạnh sự sinh trưởng của vi khuẩn Escherỉchỉa colỉ[7], ức chế đối với Proteus vulgarỉs, Shỉgella sonneỉ và Klebsỉella sp., kháng Pseudomonas aurugỉnosssa và Bacỉllus subtỉlỉs[17], ...
DNA isomerase iv[11]. Trong một nghiên cứu khác, rutin làm tăng đồng thời hoạt tính kháng khuẩn của các blavonoid khác để kháng lại Bacỉllus cereus and Salmonella
enterỉtỉdỉs. Nồng độ ức chế tối thiểu của kaempferol giảm đi đáng kể khi có mặt
rutin[9].
Kháng vỉrus
d Trong trường hợp nhiễm vi rút gãy rối loạn ở chó, rutin gãy ra sự mất bình tĩnh do vi rút khi được thêm vào tại thời điểm hấp phụ và xâm nhập trong chu kỷ tái tạo của vi rút (Carvalho và cộng sự, 2013)[13]. Rutin là một thành phần chính của Capparỉs sỉnaỉca Veill đã chứng minh tác dụng kháng vi rút mạnh mẽ đối với chủng cúm gia cam H5N1 bằng cách sử dụng thử nghiệm ức chế mảng bám ở thận chó Madin-Darby (Ibrahim và cộng sự, 2013)[21].
d Trong thử nghiệm in vitro tiẻn hành đối với dẫn xuất của rutin là Sodium Rutin Sulfate (SRS) để đánh giá hoạt tính kháng virus HIV và HSV của nó, người ta thấy dạng rutin không được sulfate hóa không cho thấy bất kì hoạt tính kháng lại HIV-1 nào, đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra SRS đã ức chẻ sự xâm nhập và hòa màng của virus do tương tác với glycoprotein vỏ của HIV-1. Ngoài ra, nó còn có một số hoạt tính chống lại HSV, cũng như vi khuẩn lactobacilli âm đạo.