NHỮNG ĐIỂMTHAM QUA NỞ THỪA THIÊN-HUẾ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 55 - 57)

1. Kinh thành Huế

Đƣợc xây dựng từ đời vua Gia Long 1805 và hoàn thành vào đời vua Minh Mang năm 1832. Kinh thành Huế đƣợc xây dựng theo kiến trúc phƣơng Tây, kiểu vauban với kiến trúc thành quách của phƣơng Đông. Có 3 vòng thành: Phòng thành ( kinh thành ), Hoàng thành và Tử cấm thành

a. PHÕNG THÀNH : (kinh thành)

Có mặt bằng hình vuông, diện tích khoảng 5 km2, tƣờng thành chu vi 11 km. Phòng thành có 10 cửa ra vào xây dựng năm 1809

- Ở phía Nam : cửa Thƣợng tứ (cửa Đông nam), cửa Thể nhơn (cửa Ngăn), cửa Quảng đức (cửa Sập), cửa Chánh nam (cửa nhà Đồ)

- Ở phía Đông : cửa chánh Đông (cửa Đông ba), cửa Đông bắc (cửa Kẻ trái) - Ở phía Tây : cửa Chánh tây, cửa Tây nam (cửa Hữu)

- Ở phía Bắc : cửa Chánh bắc (cửa Hậu), cửa Tây bắc (cửa An hoà) Những công trình xây dựng ở phòng thành gồm có:

• TRẤN BÌNH ĐÀI : là 1 pháo đài hình lục giác không đều, xây ở phía Đông bắc kinh

thành. Thành đƣợc đắp vào đời Gia long (1805) đƣợc gọi là Thái bình đài. Năm 1836 vua Minh Mạng đổi tên là Trấn bình đài. Bên trong có 2 cái hồ nằm châu đầu lại với nhau nên đƣợc gọi là đồn Mang cá

• PHU VĂN LÂU : là một cái lầu duyên dáng mặt quay về hƣớng Nam, là nơi niêm yết

chiếu thƣ của nhà vua hay kết quả của các cuộc thi Hội, thi Đình, đặt ở phía trƣớc Kỳ đài. Phía trƣớc Phu Văn lâu có 1 cái sân rộng dẫn đến Nghinh lƣơng đài. Phu Văn lâu đƣợc xây dựng từ thời Gia Long (1819). Năm 1829 đã từng có cuộc đấu giữa voi và cọp để vua Minh Mạng ra xem. Cơn bão năm Thìn 1904 đã làm bay mất PhuVăn lâu, sau đóvua Thành Thái đã cho làm lại giống nhƣ cũ

• KỲ ĐÀI: cột cờ đƣợc xây dựng vào tháng 10.1807. Sau đó vua Minh Mạng sữa sang

lại cho đẹp hơn. Kỳ đài cao 17m4, chia làm 3 tầng. Trên đài có 8 cái đài nhỏ để 8 khẩu đại bác và 2 cái điếm canh ở 2 bên tầng thứ 3. Năm 1846 vua Thiệu Trị cho thay cột cờ mới. Năm 1904 cơn bão đã làm gãy Kỳ đài. Năm 1948 kỳ đài đƣợc làm bằng bê tông cốt thép cao 37m, chia làm 4 tầng

• TAM PHÁP TY : là cơ quan nhận đơn khiếu nại của những ngƣời bị triều đình xử oan

ức. Tam Pháp ty gồm có đại diện của 3 cơ quan : Bộ hình, Viện đô sát, Đại lý tự. Tam Pháp ty đƣợc lập dƣới thời Minh Mạng 1832. Hàng tháng vào các ngày 6, 16, 26 thì Tam Pháp ty khai hội để nhận các đơn kiện. Nếu không gặp đúng ngày ấy, ngƣời nộp đơn phải đánh trống Đăng văn. Năm 1901 vua Thành Thái lập lại nhƣng đến năm 1906 thì bị bãi bỏ. Một phần của Tam Pháp ty ngày xƣa đƣợc sử dụng làm Tỳ bà viện ngày nay.

• PHỦ TÔN NHƠN : là cơ quan quản lý những ngƣời trong dòng họ nhà Nguyễn. Phủ

Tôn nhơn đƣợc thành lập năm 1832 dƣới triều Minh Mạng. Năm 1890 phủ đã đƣợc trùng tu. Những ngƣời làm việc ở phủ Tôn nhơn phải là ngƣời trong hoàng tộc, giải quyết về hộ tịch, xét phong tƣớc, gả công chúa, xử kiện, cúng kỵ, tế lễ ở các đền miếu, lăng tẩm. Phủ Tôn nhơn bị hƣ hại nặng năm 1968

• BẢO TÀNG CỔ VẬT HUẾ : tòa nhà nguyên là điện Long an trong cung Bảo định

xây dựng năm 1845. Năm 1885 Pháp chiếm cung Bảo định, điện Long an bị tháo dở và xếp vào kho. Năm 1909 vua Duy Tân cho dựng điện Long an làm thƣ viện cho Quốc tử giám gọi là Tân thơ viện. Ngày 16.11.1913 Hội Đô thành hiếu cổ đƣợc thành lập sƣu tập những cổ vật có giá trị về lịch sƣ - văn hóa ở kinh thành Huế và những hiện vật Chăm. Ngày 24.8.1923 Khâm sứ Trung kỳ Pasquier và vua Khải Định đã ban sắc lệnh dùng tòa nhà này làm Bảo tàng Khải Định. Năm 1947 đổi tên là Tàng cổ viện. Năm 1958 mang tên là Viện bảo tàng Huế. Hiện nay nó đƣợc mang tên là Bảo tàng cổ vật hay Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế.

Ngoài sân của Bảo tàng có khoảng 20 hiện vật bằng đá và kim loại nhƣ: bia đá, súng thần công, tƣợng quan, vạc đồng, chuông đồng

Nội thất trƣng bày khoảng 300 hiện vật và chia thành 6 khu vực:

• TRƢỜNG QUỐC TỬ GIÁM : là trƣờng đại - trung học độc nhất của VN ở kinh thành

Huế. Ngôi nhà trung tâm của Quốc tử giám là Di luân đƣờng ghi năm tạo lập Minh Mạng 1829 và dời về chỗ mới Duy Tân 1908. Học sinh của trƣờng gồm có 3 loại tôn sanh (con cháu nhà vua), ấm sanh (con các quan), học sanh (con dân học giỏi)

• TÕA THƢƠNG BẠC : là nơi tiếp xúc việc buôn bán giữa các quan triều Nguyễn và

đại diện nƣớc Pháp dựng ở trƣớc kinh thành Huế. Dƣới thời vua Gia Long, Minh Mạng ở phía Đông bắc của kinh thành có Cung quán để đón tiếp sứ thần. Đến năm 1875 vua Tự Đức đã cho dời Cung quán ra chỗ hiện nay. Tòa Thƣợng bạc ngày nay không còn vết tích gì, địa điểm cũ đƣợc xây dựng nhà hát Hƣng đạo

• CỬU VỊ THẦN CÔNG : là 9 khẩu súng đặt trong 2 ngôi nhà gần cửa Thể nhơn và

Quảng đức ở kinh thành Huế. Ngày 31.1.1803 vua Gia Long ra lệnh tịch thu tất cả những đồ dùng bằng đồng của triều đại Tây sơn để đúc thành 9 khẩu súng. Ngƣời ta đã lấy tên 4 mùa: xuân - hạ- thu - đông và ngũ hành: kim - mộc - thủy - hỏa - thổ để đặt tên cho 9 khẩu súng và đƣợc phong “Thần oai vô địch thƣợng tƣớng quân”

b. HOÀNG THÀNH : (Đại nội)

Ở giữa kinh thành là nơi đặt những cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa. Xây dựng vào năm 1804, hình chữ nhật, chu vi khoảng 2.456m. Hoàng thành có 4 cửa:

- Cửa Ngọ môn : dành cho vua đi khi có đoàn ngự đạo theo hầu - Cửa Hòa bình : cho vua đi chơi

- Cửa Hiển nhơn : (phía trái) dành cho quan lại và lính tráng ra vào làm việc - Cửa Chƣơng đức : (phía phải) dành cho các bà trong nội cung

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)