NHỮNG ĐIỂMTHAM QUA NỞ TỈNH SÓC TRĂNG:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 27 - 29)

1. Lịch sử và văn hóa tỉnh Sóc trăng:

Sóc trăng là một tỉnh nông nghiệp, ngoài lúa còn có các loại hoa màu nhƣ cải, dƣa hấu, cây ăn trái. Tỉnh Sóc trăng và Trà vinh là hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu long có cƣ dân ngƣời Khmer tập trung đông đúc. Ngƣời Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa. Chùa Khmer xây dựng với nóc cao, thoáng mát, bên trong chỉ thờ Phật thích ca. Phụ nữ không đƣợc đi tu

2. Lễ hội của ngƣời Khmer ở Sóc trăng:

a. LỄ HỘI OK- OM- BOK : (lễ hội ăn cốm dẹp hay mừng lúa mới) tạ ơn Trời Phật, con

sông Cửu long giúp cây lúa phát triển. Trong ngày lễ trẻ con đƣợc ngƣời lớn đút cho ăn cốm dẹp thật no

b. LỄ ĐUA GHE NGO: là kiểu thuyền độc mộc khá dài, dùng 2 cây sao loại tốt nối lại,

ghe lớn thì chứa 20 cặp tức 40 tay bơi. Đua ghe Ngo thƣờng tổ chức trên sông Hậu. Khi đua chiếc ghe Ngo nhƣ bay trên mặt nƣớc và ngƣời xem hò hét, cổ vũ

c. LỄ HỘI CHOI- CHƠ-NAM-TH’ MÂY: đƣợc tổ chức vào giữa tháng 4 dƣơng lịch

hàng năm

- Ngày thứ 1: mang nhang đèn, lễ vật lên chùa lễ Phật, nghe thuyết pháp và xem văn nghệ trong chùa

- Ngày thứ 2 : làm cơm dâng sƣ sãi. Các sƣ tụng kinh ban phƣớc lành, làm lễ cầu siêu cho các vong hồn. Buổi chiều làm lễ đắp núi gạo, núi cát

- Ngày thứ 3: làm lễ cầu siêu tại những ngôi bảo tháp, lễ tắm tƣợng Phật, chúc mừng sức khỏe ông bà, cha mẹ

3. Những điểm tham quan:

a. CHÙA ĐẤT SÉT : (Bửu sơn tự) do ông Ngô Kim Tòng dựng lên cách nay 200 năm,

nay ông Ngô Kim Giản thuộc đời thứ 4 trụ trì. Tất cả các tƣợng Phật và vật trang trí trong chùa đều đƣợc làm bằng đất sét nên gọi là chùa Đất sét. Hơn 1.000 pho tƣợng lớn nhỏ đƣợc ông Ngô Kim Tòng tạo nên một cách tinh tế trong vòng 52 năm. Sự sắp xếp tƣợng ở đây đã nói lên tƣ tƣởng Tam giáo đồng viện: Phật - Nho - Lão. Chùa Đất sét còn có 4 cặp đèn cầy lớn, mỗi cây cao 2m6, ngang 1m, chứa 200 kg sáp đƣợc đúc từ năm 1940

b. CHÙA DƠI : (Chùa Mã tộc hay Sê- rây- tê- chô- Ma- ha- túp) rộng khoảng 4 ha, có 3

công trìng chính là: chánh điện, nhà thờ Lục cả Thạch Chia và sala

- Chánh điện : thờ Đức Phật Thích ca và cũng là nơi hành lễ cầu nguyện và cúng tế - Nhà thờ Lục cả Thạch Chia : viên tịch năm 1976, là ngƣời có công rất lớn trong việc tạo cho ngôi chùa có nét truyền thống đặc thù của kiến trúc Khmer. Bên trong thờ tƣợng Lục Cả Thạch Chia

- Sala : là nhà hội của Phật tử và sƣ sãi dùng để cử hành lễ dâng cơm và là nơi tổ chức những sinh hoạt theo phong tục cổ truyền

-

Chùa Dơi đƣợc xây dựng từ năm 1569 và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu cuối cùng đƣợc tiến hành năm 1963 dƣới sự chỉ đạo của Lục Cả Thạch Chia

c. CHÙA KH’ LEANG : (Xa- ma-kum, Đoàn kết)

Khmer ở Sóc trăng. Hiện ở chùa có 185 vị sƣ là học viên từ các tỉnh miền Tây đến học chữ Pa-li. Phía trƣớc chùa có một cổng nhỏ, phải qua một khoảng sân rộng và bƣớc lên nhiều bậc cấp. Cửa không mở ở giữa mà mở ở 2 bên, các tiên nữ Kennar đang uốn mình, 2 tay nâng đỡ chung quanh vòm mái chùa. Chính điện có tƣợng Phật khi còn là vị Hoàng tử đội mũ, có tháp nhọn và mang nhiều đồ trang sức

d. BẢO TÀNG VĂN HÓA KHMER: xây dựng năm 1936 và khánh thành năm 1941 do

những nhà hảo tâm của 3 dân tộc: Khmer, Hoa, Việt trong đó đặc biệt có sự đóng góp của Quốc vƣơng Shihanouk. Dƣới thời Pháp ngôi nhà này là Trung tâm mật vụ tình báo. Đến thời Mỹ chúng xây dựng thành Khmer vụ chuyên chống phá cách mạng. Năm 1978 xây dựng bảo tàng văn hóa Khmer nhƣng đến năm 1986 mới chính thức mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng trƣng bày các hiện vật về lịch sử hình thành, phát triển văn hóa dân tộc và những di vật về quá trình đấu tranh cách mạng của ngƣời Khmer

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)