SÂN ĐAI TRIỀU NGH I ĐIỆN THÁI HÕA:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 57 - 58)

Là cái sân rộng ở trƣớc điện Thái hòa, lát đá Thanh hóa chia làm 2 bậc: bậc trên giành cho cac quan văn, quan võ (từ tam phẩm trở lên). Hai bên sân có 2 hàng trụ đá là Phẩm sơn. Dƣới cùng còn một nửa giành cho các kỳ cựu hƣơng lão, thích lý, 2 con kỳ lân ở 2 bên nhắc nhở mọi ngƣời phải trang nghiêm ở chốn triều nghi. Kế tiếp là hồ Thái dịch đào năm 1833, ở 2 đầu cầu Trung đạo có dựng 2 phƣờng môn.

Điện Thái hòa là nơi tổ chức các buổi đại triều, lễ lên ngôi, lễ phong Hoàng thái tử, tiếp đón sứ thần các nứơc lớn, lễ vạn thọ. Điện đƣợc vua Gia Long xây dựng năm 1805. Năm

1833 vua Minh Mạng xây dựng điện Thái hòa ở vị trí nhƣ hiện nay, phía trong là ngai vàng để trên 1 cái bệ 3 tầng. Năm 1899 vua Thành Thái cho lát gạch hoa kiểu Tây phƣơng. Năm 1923 Khải Định cho làm 2 lớp gƣơng ở phía trƣớc và phía sau - Khu vực thờ các vua chúa nhà Nguyễn :

• TRIỆU MIẾU : thờ ông bà Triệu tổ của dòng họ nhà Ngyễn. Triệu miếu đƣợc vua Gia

Long xây dựng năm 1803. Gian giữa thờ ông bà Nguyễn Kim, trong miếu có thần Khố (phía Đông) và Thần trù (phía Tây), phía sau miếu có 2 cửa: Tập Khánh (bên trái), Diễn Khánh (bên phải). Phía trái đối với cửa Tập Khánh là cửa Nguyên chí, phía phải đối với cửa Diễn Khánh là cửa Trƣờng hựu

• THÁI MIẾU: thờ 9 đời chúa Nguyễn, đƣợc xây dựng năm 1804 dƣới triều Gia Long.

Gian chính giữa thờ Thần khám và Thần vị ông bà Nguyễn Hoàng (chúa Tiên) - thất thờ ông bà Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) - ông bà Nguyễn Phúc Lan (chúa Thƣợng) - ông bà Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền) - ông bà Nguyễn Phúc Trăn (chúa Ngãi) - ông bà Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) - ông bà Nguyễn Phúc Chú - ông bà Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vƣơng) - ông Nguyễn Phúc Thuần

• HƢNG MIẾU: thờ ông bà Nguyễn Phúc Luân thân sinh vua Gia Long. Miếu xây dựng

năm 1821. Khám thờ Nguyễn Phúc Luân ở giữa trƣớc miếu có thần Khố, Thần trù, bên trái cửa Chƣơng Khánh, bên phải cửa Dục Khánh. Mặt tƣờng phía Bắc bên trái có cửa Tri tƣờng, bên phải cửa Ƣng tƣờng

• THẾ MIẾU: thờ 10 vị vua đới nhà Nguyễn, xây dựng năm 1821. Chính giữa thờ vua

Gia Long - vợ chồng vua Minh Mạng - vợ chồng Thiệu Trị - vợ chồng Tự Đức - vợ chồng Kiến Phúc - vợ chồng Đồng Khánh - vợ chồng Khải Định. ngày 25.1.1959 chính quyền Sài gòn đã đƣa 3 vị vua: Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân về thờ ở Thế miếu

• HIỂN LÂM CÁC : xây dựng năm 1821 có 3 tầng. Toàn bộ 3 tầng lầu của Hiển lâm

các xây dựng trên nền hình chữ nhật (21m*13m). Tầng 2 có đặt án thƣ và sập ngự sơn son thếp vàng. Hiển lâm các đƣợc xem nhƣ đài kỷ niệm để ghi công tích của các vua triều Nguyễn

• CỬU ĐỈNH : là 9 đỉnh đồng lớn nhất VN đƣợc đặt trƣớc Hiển lâm các, là sản phẩm

của thợ thủ công nổi tiếng phƣờng đúc Huế đƣợc đúc từ năm 1835 - 1837. Mỗi đỉnh có 1 tên riêng ứng với niên hiệu của mỗi vị vua. Cho đến năm 1958 chỉ mới dùng 7 đỉnh, còn 2 đỉnh: Dụ và Huyền chƣa dùng đến. Mỗi đỉnh đều khác nhau về kích thích và trọng lƣợng, có 17 hình ảnh tiêu biểu của đất nƣớc đƣợc chạm khắc trên Cửu đỉnh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 57 - 58)