NHỮNG ĐIỂMTHAM QUA NỞ KIÊN GIAN G:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 34 - 36)

1. Vị trí địa lý :

Diện tích 6.385 km2, dân số 1.112.900 ngƣời. Tỉnh lỵ là thị xã Rạch giá, thị xã Hà tiên và 10 huyện : An biên, Vĩnh thuận,Giồng riềng, Châu thành, Gò quao, Tân hiệp, Hòn đất, An minh, huyện đảo Phú quốc và huyện đảo Kiên hải. Bờ biển Kiên giang dài hơn 200 km có trữ lƣợng lớn về tôm cá. Rừng tràm ở U minh thƣợng và ở Hà tiên là loại tràm tốt nhất ở nƣớc ta.

2. Những điểm tham quan:

a. ĐỀN THỜ NGUYỄN TRUNG TRỰC : đƣờng Nguyễn Công Trƣ - phƣờng Vĩnh

thanh - thị xã Rạch giá.

Năm 1869 đền thờ chỉ là một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do dân chài dựng lên. Đến năm 1970 ngôi đền mới đƣợc xây dựng khang trang cho đến ngày nay. Đền thờ gồm có chánh điện, Đông lang, Tây lang. Trong chánh điện, phía ngoài là bài vị Chánh soái đại càn, di ảnh Nguyễn Trung Trực, chƣ vị hội đồng, trăm quan cựu thần, thờ tiền hiền, nghĩa quân, liệt sĩ . Phía trong có 3 ngai thờ chính : chính giữa là ngai thờ Nguyễn Trung Trực, bên trái là ngai thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều, Phó lãnh binh Lâm Quang Ky, bên phải là ngai thờ thần Nam hải đại tƣớng quân. Ngày giỗ của ông đƣợc tổ chức vào ngày 26, 27,28.8 âm lịch hàng năm. Năm 1986 sau nhiều lần tìm kiếm đã tìm đƣợc hài cốt cụ và đƣa về an táng tại khuôn viên đền thờ Nguyễn Trung Trực.

b. NGHĨA TRUNG TỪ VÀ LĂNG MỘ DÕNG HỌ MẠC :

Trong đền thờ có 12 sắc truy phong của vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ở chánh điện bàn thờ giữa thờ linh vị của Võ Nghị công Mạc Cửu, Quốc lão Mạc Thiên Tích và Chính lý hầu Mạc Tử Sanh. Bàn thờ bên phải thờ các quan Thƣợng đẳng thần. Bàn thờ bên trái có bài vị của Thái thái phu nhân ( mẹ Mạc Cửu ), phu nhân Nguyễn Thị Thủ ( vợ của Mạc Thiên Tích ), tiểu thƣ Mạc Mi Cô ( cô Năm ). Hai gian phải và trái có bài vị thờ các quan học sĩ và các thuộc tƣớng trấn Hà tiên. Trên vách mỗi gian có bia bằng đá đen khắc tên những quân sĩ tử trận.

- Lăng mộ Mạc Cửu ( 1655-1735 ) - Lăng mộ Mạc Thiên Tích ( 1705-1780 ) - Mộ Phù cừ Nguyễn Thị Xuân

- Mộ tiểu thƣ Mạc Mi Cô

- Mộ Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Sanh - Mộ Mạc Công Du, Mạc Công Tây - Mộ Nguyễn Hiểu Túc

c. THẠCH ĐỘNG : cách thị xã Hà tiên 4km, là một khối đá lớn bên trong có hang rộng

còn có tên là Vân sơn. Xa xa là núi Ngũ hổ, núi Bình san, núi Đề liêm. Bên trong động có chùa thờ Phật, có cầu thang dẫn lên điện Ngọc hoàng. Trên vách đá có tƣợng Phật nổi do thạch nhũ tạo thành. Trong Thạch động còn có đƣờng lên trời. Tại đây có sự tích Thạch Sanh chém đầu chằn tinh cứu công chúa.

d. CHÙA PHÙ DUNG : còn có tên là Phù cừ ấn tự do Tổng trấn hà tiên Mạc Thiên Tích

xây dựng vào giữa thế kỷ XVIII tại núi Bình san - thị trấn Hà tiên cho nàng Ai cơ Phù cừ Nguyễn Thị Xuân, vợ thứ hai của ông Mạc Thiên Tích. Chánh điện có nhiều tƣợng Phật, đặc biệt là tƣợng Phật Thích ca bằng đồng đƣợc đƣa từ Trung quốc về. Phía sau chánh điện có điện thờ Ngọc hoàng. Trong khuôn viên chùa có mộ của bà Nguyễn Thị Xuân và 4 vị sƣ.

e. CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO : số 328 đƣờng Phƣơng thành - thị xã Hà tiên. Chùa do

Mạc Cửu xây dựng cho mẹ là Thái Thái phu nhân đến cúng dƣờng. Ở sân chùa có tƣợng Quan âm ở dƣới gốc cây bồ đề. Chánh điện có Phật A di đà bằng đồng đực thếp vàng, 2 tƣợng Thích ca, tƣợng hộ pháp, địa tạng, ông Tiêu, 4 bệ thờ do Xiêm la tặng. Phía sau chánh điện là gian thờ tổ ghi tên những vị sƣ đã trụ trì ở chùa. Phía sau chùa có ni thất, khu mộ tháp.

f. HÕN PHỤ TỬ : có tên gọi đầy đủ là Phu phụ tử, có nghĩa là chồng, vợ, con. Theo

hình dáng 2 tảng đá lớn đứng sừng sững ở hai đầu là chồng và vợ, các tảng đánhỏ ở giữa là con nhƣng dân chúng gọi tắt là hòn Phụ tử.

g. HANG TIỀN : từ hòn Phụ tử nhìn ra ngoài biển có những hòn đá nhỏ lô nhô ngoài

biển. Hầu hết những hòn đá này không có ngƣời ở vì chúng là những khối đá vôi khổng lồ nổi ở giữa biển. Một trong những hòn đá đó có tên gọi là hang Tiền, nơi vua Gia Long đúc tiền.

h. CHÙA HANG : trong hang đá của chùa Hang có 2 tƣợng Phật tạc theo kiểu Thái lan

do 2 vị hoàng tử Chiêu Túy và Chiêu Xí Xang, con của vua Xiêm đắp trong lúc Mạc Thiên Tích cho lánh nạn ở đây. Hang này cả ngàn năm trƣớc là một hòn đá ở giữa biển, bị sóng xâm thực bào mòn chân núi, đục đẽo thành hang. Sau đó đƣợc phù sa bồi đắp nên đã nằm yên trong đất liền thành núi. Trƣớc cửa hang ở phía Nam có miếu bà chúa Xứ chùa Hang.

D - TIỂU VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tuyến Điểm Du Lịch Việt Nam (Trang 34 - 36)