MPLS VÀ MẠNG QUANG THÔNG MINH 1 TẦM BAO QUÁT RỘNG LỚN CỦA MPLS

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS (Trang 54 - 55)

D. Giao thức MPLS-BGP

3.1. MPLS VÀ MẠNG QUANG THÔNG MINH 1 TẦM BAO QUÁT RỘNG LỚN CỦA MPLS

3.1.1. TẦM BAO QUÁT RỘNG LỚN CỦA MPLS

Công nghệ MPLS là kết quả phát triển của nhiều công nghệ chuyển mạch IP sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần giao thức định tuyến của IP. MPLS tách chức năng của IP làm hai phần riêng biệt: Chức năng chuyển gói tin và chức năng điều khiển. MPLS được dựa trên những ý tưởng sau.

+ Thông tin chuyển tiếp nhãn tách ra từ nội dung của mào đầu IP + Mô hình chuyển tiếp đơn (hoán đổi nhãn), các mô hình định tuyến bội

+ Thực hiện riêng biệt liên kết bội mô hình chuyển tiếp hoán đổi nhãn tên nhận dạng đường / kênh nối ảo, khe tần số, khe thời gian.

+ Tính linh hoạt cho việc tạo các lớp chuyển tiếp tương đương + Phân cấp chuyển tiếp qua ngăn xếp nhãn

Việc tách thông tin chuyển tiếp từ nội dung mào đầu IP cho phép MPLS được sử dụng với các thiết bị như OXCs (bộ đấu nối chéo quang) mà mặt phẳng dữ liệu không thể nhận ra mào đầu IP. Các bộ định tuyến chuyển mạch nhãn chuyển tiếp dữ liệu bằng việc xử dụng nhãn đuợc mang bởi dữ liệu. Nhãn này kết hợp với cổng mà dữ liệu được thu, được sử dụng để xác định cổng lối ra và nhãn lối ra cho dữ liệu. Mặt phẳng điều khiển MPLS hoạt động dưới dạng hoán đổi nhãn và rút ra kiểu chuyển tiếp. Đồng thời, mặt phẳng dữ liệu MPLS cho phép thực hiện riêng biệt liên kết bội nút ra này. Ví dụ như, một bước sóng có thể xem như một nhãn rõ ràng.

Cuối cùng, khái niệm phân cấp chuyển tiếp qua ngăn xếp nhãn cho phép tương tác với các thiết bị mà chỉ có thể hỗ trợ một không gian nhãn nhỏ. Tính chất này của MPLS là cần thiết trong khái niệm về OXCs và DWDMs do số bước sóng là không lớn lắm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w