Giao thức CR-LDP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS (Trang 32 - 33)

Giao thức CR-LDP được sử dụng để điều khiển cưỡng bức LDP. Giao thức này là phần mở rộng của LDP cho quá trình định tuyến cưỡng bức của LSP. Cũng giống như LDP, nó sử dụng các phiên TCP giữa các LSR đồng cấp để gửi các bản tin phân phối nhãn.

Một hệ thống hỗ trợ định tuyến cưỡng bức cần đảm bảo các yêu cầu sau: thứ nhất, nút nguồn cần biết cấu hình mạng. Thứ hai, nguồn cần biết các thuộc tính của liên kết trong mạng. Thứ ba, hệ thống có hỗ trợ định tuyến hiện. Thứ tư, giống như tuyến được thiết lập giữa nút nguồn và nút đích, sự dành riêng tài nguyên có thể xảy ra và trạng thái thuộc tính của đường liên kết phải được cập nhật liên tục. Như vậy, để hỗ trợ định tuyến cưỡng bức ngoài một số điều kiện khống chế về băng thông, khoảng cách quản lý còn cần có khả năng định tuyến hiện (hoặc định tuyến nguồn).

Để xác nhận thông tin tài nguyên dành riêng theo LSR, CR-LDP tạo thêm đối tượng mới “tham số điều khiển lưu lượng” gồm 7 tham số: Tốc độ số liệu đỉnh, kích thước số liệu bùng phát, tốc độ số liệu ngẫu nhiên, kích thước lớn quá hạn, tần số và trọng số. Hai tham số đầu định nghĩa về số lượng lớn nhất của lưu lượng trong LSP. Hai tham số sau định nghĩa về số lượng lưu lượng. Tần số chỉ ra khoảng thời gian LSP đạt được cung cấp độ rộng băng của LDR và trọng số được dùng để xác định độ rộng băng trên CDR, phân chia theo LSP.

Có hai lý do để sử dụng MPLS. Trước hết MPLS cho phép tách các thông tin sử dụng để chuyển tiếp (nhãn) từ các thông tin có trong mào đầu của gói IP. Thứ hai là việc chuyển đổi giữa FEC và LSP chỉ được giới hạn trong LSR tại một đầu của LSP. Nói một cách khác, việc quyết định gói IP nào sẽ định tuyến hiện như thế nào hoàn toàn do LSR tính toán xác định tuyến. Và như đã trình bày ở trên, đây chính là chức năng cần thiết để hỗ trợ định tuyến cưỡng bức.

Cũng như các chức năng khác của MPLS, chức năng định tuyến hiện của MPLS cũng được chia làm hai phần: điều khiển và chuyển tiếp. Phần tử điều khiển chịu trách nhiệm thiết lập trạng thái chuyển tiếp nhãn dọc theo tuyến hiện. Phần tử chuyển tiếp sử dụng trạng thái chuyển tiếp được thiết lập bởi phần tử điều khiển cũng như các thông tin có trong các gói tin để truyền các gói tin dọc theo tuyến hiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS (Trang 32 - 33)