D. Giao thức MPLS-BGP
3.2.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT GMPLS
Chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS cũng được gọi là chuyển mạch nhãn lambđa đa giao thức nó hỗ trợ không chỉ các thiết bị thực hiện chuyển mạch gói mà còn thực hiện chuyển mạch theo thời gian, theo bước sóng, theo không gian.
Hiện nay có một sự quan tâm lớn vào việc thiết lập và giải phóng luồng quang tự động trong mạng truyền tải quang. Một xu hướng đang nổi lên trong công nghiệp là sử dụng mặt phẳng điều khiển lớp quang nhiều hơn so với mặt phẳng quản lý như đang thực hiện theo truyền thống để cung cấp các luồng quang.
Mặt phẳng điều khiển lớp quang thông minh được mong chờ mang lại một số lợi ích bao gồm. Cung cấp chuyển mạch nhanh, dịch vụ linh hoạt như các dịch vụ giải thông theo yêu cầu, thao tác giữa các thành phần của mạng được nâng cao từ các nhà cung cấp khác nhau và tính năng phục vụ được nâng cao bằng việc cung cấp khả năng định tuyến động khi xảy ra lỗi.
Phương pháp chung là định tuyến và báo hiệu cho lớp quang sẽ dựa vào việc sử dụng lại và nâng cao các giao thức mặt phẳng điều khiển mặt phẳng hiện có để giảm chu trình phát triển sản phẩm và khuyến khích phát triển nhanh các thành phần lớp mạng quang mới.
Gần đây nền công nghiệp hút theo GMPLS một cách rõ ràng (trước đó được gọi là MPλS thay cho chuyển mạch nhãn lambđa đa giao thức) do giải pháp mặt phẳng điều khiển cho mạng quang thế hệ sau. GMPLS là một sự mở rộng cho MPLS mà cho phép các đường chuyển mạch nhãn tổng quát như là các luồng quang được thiết lập hoặc loại bỏ một cách tự động nhờ giao thức báo hiệu. Điều này đòi hỏi định nghĩa nhãn MPLS được tổng quát hoá để một nhãn có thể được mã hoá như một khe thời gian, một bước sóng hoặc một bộ nhận dạng không gian. Bằng việc lợi dụng ưu điểm của định nghĩa mới về nhãn tổng quát, rõ ràng MPLS cũng có thể được mở rộng để điều khiển và định cấu hình TDM DXC, lambda hoặc sợi OXC
Sau đây giới thiệu đặc trưng về các bài toán định tuyến trong mạng truyền tải quang OTN