D. Giao thức MPLS-BGP
3.4. BỘ ĐỊNH TUYẾN GMPLS THỰC TẾ: BỘ ĐỊNH TUYẾN HIKAR
Một phương pháp rất hay để giải quyết bài toán RWA được thực hiện bằng bộ định tuyến HIKARI. Trong thiết bị này, các bộ chuyển đổi bước sóng chỉ được sử dụng khi có tắc ngẽn do thiếu các bước sóng có thể sử dụng thoả mãn ràng buộc bước sóng liên tục. Bộ định tuyến HIKARI bao gồm một bộ định tuyến IP, một bộ định tuyến bước sóng và một bộ quản lý bộ định tuyến GMPLS như minh hoạ trong hình 3.1
Hình 3.1: Cấu trúc bộ định tuyến Hikari với TE đa lớp trên giám sát lưu lượng IP
Để giải quyết bài toán RWA, bộ định tuyến HIKARI thực hiện giao thức định tuyến OSPF mở rộng và RSVP-TE mở rộng để đạt được đinh tuyến lựa chọn hiệu quả cũng như tối thiểu số lần yêu cầu chuyển đổi bước sóng. OSPF mở rộng cho phép xây dựng hai cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết khác nhau phản ánh khả năng liên kết của mạng. Cơ sở dữ liệu liên kết trạng thái thông thường chứa thông tin trạng thái liên kết IP trong khi cơ sở dữ liệu có kỹ thuật lưu lượng TED (Traffic Engginering Database) chứa thông tin trạng thái liên kết quang.
Đầu tiên, để quảng bá tuyến thì OSPF mở rộng được sử dụng. Mỗi bộ định tuyến HIKARI quảng bá tổng số bước sóng được sử dụng và không được sử dụng của nó. Nút biên sử dụng thông tin này để phân biết trạng thái liên kết GMPLS và có thể lựa chọn đường đi ít tốn kém nhất. Những thay đổi bao gồm thông tin tài nguyên 3R và tài nguyên chuyển đổi bước sóng. Thông tin này thường sử dụng cho định tuyến nguồn dựa trên tổng hợp đường đầu tiên ngắn nhất và thông tin tải.
Để nâng cao chức năng báo hiệu, RSVP-TE mở rộng được đề xuất. Đầu tiên bộ định tuyến HIKARI đặt thông tin bước sóng không sử dụng bằng việc sử dụng khuôn dạng bitmap trong báo hiệu RSVP. Mỗi bộ định tuyến HIKARI quá giang ghi thông tin này bằng việc “ And “ giữa bitmap bước sóng không được sử dụng báo hiệu đến và các bước sóng không được sử dụng của nó. Nếu không có bước sóng không thể được sử dụng thì việc chuyển đổi bước sóng được sử dụng.
Bộ định tuyến mà cung cấp chuyển đổi bước sóng tạo bitmap bước sóng không thể được sử dụng mới và gửi nó tới bộ định tuyến tiếp theo. Kỹ thuật báo hiệu và định tuyến giảm thiểu tần số chuyển đổi bước sóng trong mạng và do vậy có thể cung cấp các mạng quang rất hiệu quả kinh tế.
Phương pháp được sử dụng để thiết lập luồng quang động được miêu tả trong bộ định tuyến HIKARI được đặc biệt quan tâm. Nó là trường hợp tốt nhất để thực hiện thiết lập luồng quang động DLE đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nó không cung cấp thêm chút thông tin nào về việc thông tin được hợp lại như thế nào bởi các bản tin quảng bá liên kết được xử lý thực
tế bằng thuật toán RWA. Đặc biệt, định nghĩa thước đo liên kết không được đưa ra. Do vậy việc sử dụng thụ động chuyển đổi bước sóng sẽ làm cho tắc nghẽn yêu cầu kết nối nhiều hơn.
Với đánh giá đó, việc chuyển đổi bước sóng vẫn rất tốn kém và không hoàn toàn có giá trị về mặt thương mại. Do vậy, rất có thể nhu cầu thực tế cho thuật toán RWA sẽ thực hiện chủ yếu dưới điều kiện ràng buộc bước sóng liên tục.
3.5.Kết luận chương
Chương này đã chỉ ra rằng bài toán RWA là một bài toán rất phức tạp. Mặt khác, gần đây đã trở nên rõ ràng GMPLS là giải pháp mặt phẳng điều khiển tốt nhất cho mạng thế hệ sau. Trong GMPLS, nhãn MPLS được tổng quát hoá để nhãn có thể được mã hoá như thời gian, bước sóng, hoặc bộ nhận dạng không gian.
GMPLS bao quát rất rộng và bài toán RWA chỉ là một nền tảng tương đối nhỏ của nền tảng GMPLS. Điều quan trọng là bài toán RWA phải được đưa ra với các kiến nghị khác nhau của IETF cho GMPLS. Tuy nhiên, nền tảng GMPLS là tương đối mới và những thực thi rất mới của nó đã được thực hiện. Cần có một nghiên cứu trong việc mô hình hoá các bài toán thiết lập luồng quang (Giải thuật RWA tương ứng) trong một mạng dựa trên GMPLS để đánh giá hiệu năng của các giải pháp được tán thành bởi các dự thảo và các tiêu chuẩn của IETF. Đặc biệt nó là điều quan trọng đầu tiên để đánh giá hiệu năng của một số bài toán RWA khi xây dựng với các giải thuật định tuyến trạng thái liên kết trong mạng ION dựa trên GMPLS.
CHƯƠNG 4:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÀI TOÁN ĐỊNH TUYẾN VÀ GÁN BƯỚC SÓNG TRONG MẠNG QUANG SỬ DỤNG KỸ THUẬT GMPLS