- Đặt trước λ3 trên tuyến liên kết 1
4.4.4 SO SÁNH GIỮA CÁC THƯỚC ĐO TAW ĐƠN GIẢN VÀ NÂNG CAO.
Trong phần này so sánh hiệu suất hai thước đo TAW đơn giản và TAW nâng cao.Đó là đánh giá hiệu suất tương ứng với tắc nghẽn ở mức sử dụng cao.
U t được định nghĩa như ngưỡng liên kết sử dụng ở đó tắc nghẽn bằng 5 % Khi đó ta có bảng so sánh sau: TAW đơn giản TAW nâng cao So sánh hiệu suất (trung bình tắc nghẽn khác nhau) Ut U<Ut U>Ut λT i,j = 8 33% 42% 1% 7% λT i,j = 16 47% 47% 2% 4% λT i,j = 24 33% 47% 1% 3%
Có thể kết lụân như sau:
+ Ở tuyến liên kết sử dụng thấp, TAW đơn giản và TAW nâng cao thực hiện cùng một cách. Tắc nghẽn trong trường hợp này rất thấp (dưới 5 %).
+ Ở tuyến liên kết sử dụng cao, thước đo TAW nâng cao thực hiện tốt hơn nhiều thước đo TAW đơn giản. Điều này đặc biệt đúng khi rất ít bước sóng được sử dụng.
+ Khi số bước sóng tăng lên thì tắc nghẽn hơn 5 % xuất hiện ở tuyến liên kết sử dụng cao hơn.
Nói chung, thước đo TAW nâng cao thực hiện tốt hơn thước đo TAW đơn giản ở tuyến liên kết sử dụng cao hơn. Lý do là thước đo nâng cao cố gắng tối thiểu trọng lượng của tuyến rõ ràng trong khi vẫn cố gắng tối thiểu xác suất tắc nghẽn cho các yêu cầu cao hơn. Ngược lại, thước đo TAW đơn giản không đưa vào tính toán các khả năng. Nó chỉ cố gắng tối thiểu tổng tuyến liên kết sử dụng trên tuyến rõ ràng có thể từ nút lối vào tới nút lối ra.
KẾT LUẬN
Vấn đề RWA hiện nay rất được quan tâm nghiên cứu với một số lượng công trình đáng kể đã được công bố. Với cùng một cấu trúc vật lý, bằng các phương pháp định tuyến và gán bước sóng hợp lý trong cấu trúc mạng quang cho ta truyền được lưu lượng cao và mang lại hiệu quả sử dụng băng tần cũng như chất lượng dịch vụ.
Luận văn đã trình bày tổng quát về chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS. Đó không chỉ là một công nghệ băng rộng hiện đại và nâng cao mà còn là cốt lõi hoặc là mũi nhọn của mạng. GMPLS cho phép các nhà khai thác viễn thông giảm bớt chi phí vận hành, đơn giản hoá việc quản lý lưu lượng và hỗ trợ các dịch vụ IP liên kết với nhau.
Trong luận văn cũng đã khảo sát, nghiên cứu một số phương án giải quyết điển hình cho việc định tuyến và gán bước sóng trong mạng ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM toàn quang. Đặc biệt là luận văn đã trình bày phương pháp sử dụng nền chuyển mạch nhãn đa giao thức GMPLS cho việc thiết lập luồng quang trong mạng toàn quang.
Trên cơ sở một số giải pháp điển hình cho bài toán RWA đề xuất trong luận văn này đã xây dựng được mô hình mô phỏng các bài toán đã đề xuất bằng OMNET ++. Mô hình này đã được kiểm tra với mạng mắt lưới dưới các tham số khác nhau bao gồm tổng số bước sóng cho mỗi sợi quang và các bài toán khác nhau như: TAW đơn giản và TAW nâng cao cho bài toán định tuyến và gán bước sóng theo thứ tự bước sóng và ngẫu nhiên.
Các kết luận rút ra từ mô phỏng mô hình là:
+ Xác suất yêu cầu bị tắc nghẽn P là rất thấp và ổn định (< 5 %) với tuyến liên kết sử dụng thay đổi từ 0 % tới ngưỡng U t thay đổi giữa 33 % và 47 %. Ở tuyến liên kết sử dụng cao hơn U t (U > U t ) thì tắc nghẽn tăng lên rất nhanh khi tuyến liên kết sử dụng tăng lên.
+ Thước đo T AW nâng cao thực hiện tốt hơn th ước đo T AW đơn giản ở tuyến liên kết sử dụng cao, đặc biệt khi số bước sóng cho mỗi sợi
thấp. Ngược lại, ở tuyến liên kết sử dụng thấp (U < U t ) thì cả hai thước đo có kết quả giống nhau bất kể số bước sóng được sử dụng.
Các bài toán gán bước sóng theo thứ tự bước sóng và ngẫu nhiên cho hiệu suất giống nhau khi kết hợp với bất kỳ bài toán định tuyến và đặt trước nào.