Các hình thức trốn tránh thực hiện BHXH cho người lao động của các chủ sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Đề án thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp 50 (Trang 28 - 31)

Những quy định về BHXH trong chương XII của Bộ luật lao động đã được cụ thể hoá qua Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Cho đến nay việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động thông qua điều lệ BHXH đã được 7 năm và ngày càng thể hiện tính ưu việt của chế độ BHXH: góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp tai nạn rủi ro, ốm đau, hết độ tuổi lao động... BHXH đã áp dụng cho hầu hết các thành phần kinh tế, chứ không chỉ cho công nhân viên chức Nhà nước như trong thời kỳ bao cấp.

Với những ưu việt như vậy, nhưng nhiều chủ sử dụng lao động vẫn chưa nhận thức đầy đủ về BHXH, đẫn đến tham gia BHXH chỉ là đối phó. Nhiều đơn vị còn chiếm dụng quỹ BHXH khong muốn nộp BHXH trong khi có đủ khả năng thanh toán. Những hành động như vậy không những gây thiệt thòi cho người lao động mà còn ảnh hưởng tới tính ưu việt của chế độ XHCN. Có thể liệt kê ra sau đây một vài hình thức trốn tránh thực hiện BHXH của một số chủ sử dụng lao động.

- Với lý do: dưới 10 lao động, và hợp đồng dưới 3 tháng(!) thì không thuộc đối tượng tham gia. Có doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động hoặc có ký thì với tỷ lệ rất thấp cho nên không có căn cứ, cơ sở để thu BHXH hoặc khai báo tiền lương thấp hơn so với thực tế để giảm tiền đóng BHXH, cá biệt có đơn vị liên doanh nộp BHXH dưới mức lương tối thiểu trái với Quyết định số 708 của Bộ LĐ-TBXH. Hiện tượng này xuất hiện này xuất hiện ở hầu hết các tỉnh như Hà Tây, Hà Nội, Đồng Tháp, Thanh Hoá...

- Nhiều đơn vị lợi dụng kẽ hở để lách luật, bỏ ngoài danh sách tham gia BHXH, hợp đồng miệng, hợp đồng ngắn hạn nhưng thực chất là hợp đồng dài hạn. Khi kiểm tra có đơn vị không xuất trình hợp đồng lao động, cá biệt có những đơn vị số lao động bỏ ngoài danh sách tham gia BHXH nhiều hơn số tham gia BHXH. Hiện tượng này xảy ra ở các đơn vị doanh nghiệp Nhà nước và cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đáng tiếc là ở những đơn vị này vai trò của tổ chức công đoàn đã bị vô hiệu hoá, thậm chí còn về hùa với lãnh đạo đơn vị, bỏ mặc quyền lợi người lao động. Như ở Đắc Lắc có nhiều doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 200 đến 500 lao động nhưng chỉ ký kết hợp đồng lao động với vài chục cán bộ chủ chốt còn lại người lao động chỉ hợp đồng miệng với lý lẽ “hợp đồng theo thời vụ” hoặc “không đủ việc làm”.

Mặt khác, người lao động nhận thức không đầy đủ về BHXH nên không thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia, chỉ khi cần giải quyết chế độ thì mới hiểu rằng có tham gia BHXH thì mới được hưởng quyền lợi BHXH. Như vậy là cả nước có hàng triệu người lao động thiệt thòi do không hiểu biết chính sách và sự thiếu trách nhiệm của một số chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH. Đó là chưa nói tới có đơn vị không đưa phụ cấp khu vực vào danh sách nộp BHXH, hàng năm không tổ chức thi tay nghề để nâng bậc cho công nhân viên chức và khi nâng lương, nâng bậc cũng không nộp BHXH theo mức lương mới...

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do:

+ Quy định phạt hai triệu đồng đối với doanh nghiệp vi phạm Điều lệ BHXH là quá ít. Các doanh nghiệp sẵn sàng “nộp phạt” thay cho hàng trăm triệu mà đáng ra họ phải nộp.

+ Tại một số khu vực tình trạng các doanh nghiệp hiện chưa ổn định, nay còn mai mất dẫn đến quan hệ lao động còn lỏng lẻo. Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, lãi ít, thu nhập của người lao động thấp...Và một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là do sức ép về việc làm, nên các cơ quan chức năng nhiều khi rất lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp chế tài của pháp luật. Người ta sợ rằng nếu quá gò ép các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện nghiêm chỉnh Luật lao động sẽ khiến các doanh nghiệp này không thu hút lao động và giải quyết việc làm.

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan liên ngành LĐLĐ tỉnh, sở TB-LĐXH, thanh tra, kiểm sát...Với BHXH chỉ mới đồng bộ ở cấp tỉnh, còn ở cơ sở thì chưa. Bản chất của ngành BHXH là đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cho những đoàn viên công đoàn...Thay vì kiểm tra, kiểm soát, yêu cầu giới chủ phải nộp BHXH cho công nhân, thì lâu nay công đoàn chưa thực sự làm hết chức năng của mình. Thực tế, công đoàn chưa đến được với các đơn vị ngoài quốc doanh; mà có đến được, họ cũng nằm im theo kiểu “ăn cây nào rào cây ấy” và chính họ cũng đang hưởng lương của giới chủ. Cuối cùng, chỉ có công nhân lao động là bị tước mất quyền lợi BXHX và chịu thiệt thòi.

+ Việc tuyên truyền pháp luật trong xã hội chưa đến nơi, đến chốn; người lao động chưa hiểu và chưa mạnh dạn đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình.

Để thoát khỏi tình trạng trên, Nhà nước cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp cố tình chốn tránh, đối với những trường hợp cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động. Cần có quy địng rõ để giải quyết vấn đề đóng BHXH của người nhận hợp đồng lao động, giao khoán trong các doanh nghiệp ngoài việc tăng cường rà soát đối tượng thu ngoài quốc doanh kịp thời cấp sổ để người lao động phấn khởi tham gia, đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, cần phải chủ động xác định chương trình hoạt động cùng với các nghành LĐLĐ, LĐ-TBXH, Thanh tra... nhằm mở rộng đối tượng và cuối cùng phải phát huy thật hiệu quả chức năng của tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ người lao động cho họ thấy rõ được quyền lợi được tham gia BHXH của mình.

Một phần của tài liệu Đề án thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp 50 (Trang 28 - 31)