I. để người lao động tham gia BHXH ngày càng tăng.
3. Nhu cầu BHXH của người lao động trong kinh tế trang trại.
Sự chuyển hướng của nển kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và với những kết quả đã đạt được đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta đề ra. Nhờ đường lối đổi mới này, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hoá. Điều nổi bật là trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta vừa có xu hướng đa dạng hoá, vưa có xu hướng tập trung, chuyên môn hoá. Đó là xu hướng kinh tế trang trại. Đến nay, cả nước có trên 113.000 trang trại các loại chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp.
Kinh tế trang trại đang và sẽ phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Điều này đã được khẳng định từ chủ trương của Đảng (trong các Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV cuả Ban chấp hành Trung ương tháng 12/1997 và Nghị quyết VI ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị) đến các nghị quyết để thực hiện của Chính phủ
(Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP tháng 2/2000). Kinh tế trang trại phát triển dẫn đến xuất hiện nhu cầu tham gia BHXH của chủ trang trại và người lao động trong các trang trại. Nhu cầu này xuất phát từ một số điểm sau:
- Thứ nhất, kinh tế trang trại là một bộ phận của kinh tế nông nghệp và nông thôn. Người lao động nông thôn nói chung và các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại nói riêng, sau quá trình lao đông sản xuất, sau khi trừ đi các chi phí cho sản xuất, họ đã có những khoản thu nhập do bán sản phẩm trên thị trường và thu nhập này ngày càng tăng lên. Theo kết quả của cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam do tổng cục thống kê tién hành 2 năm 1997- 1998 thì thu nhập của 1 hộ gia đình nôn thôn là 13,589 triệu đồng/năm (nghĩa là bằng 1,13 triệu đồng/ tháng). Nếu tính bình quân đầu người thì mức thu nhập là 212.000 đồng/tháng/người. Trong cơ cấu thu nhập, thu từ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 48,61% trong tổng thu nhập; thu từ các hoạt động phi nông nghiệp chiếm 15,09% và từ các hoạt động khác chiếm 36,3% (bao gồm tiền đi làm thuê, tiền lương hưu...). Sự đa dạng hoá ngành nghề trong nông thôn đã dẫn đến sự đa dạng hoá trong thu nhập của người lao động ở nông thôn. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của 1 lao động ở một cơ sở sản xuất chuyên ngành nghề là 430.000 đồng/tháng; ở các hộ chuyên là 236.000 đồng /tháng. Thu nhập này gấp từ 1,7- 3,9 lần so với thu nhập bình quân của 1 lao động nông nghiệp thuần tuý (khoảng 110.000 đồng/tháng). Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của người dân nông thôn. Riêng đối với các hộ làm kinh tế trang trại, kết quả điều tra của Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 1999 cho thấy, bình quân thu nhập của 1 trang trại, sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất (gồm cả trả công lao động) là 46,112 triệu đồng/năm từ trang trại. Nếu tính bình quân 1 lao động thì thu nhập này là 1,343 triệu đồng/tháng và bình quân nhân khẩu là 660.000 đồng/tháng. Thu nhập này của hộ gia đình làm kinh tế trang trại gấp 3,1 lần thu nhập bình quân của 1 hộ gia đình nông thôn. Cá biệt có trang trại có thu nhập khá cao như ở Khánh Hoà là 1,286 triệu đồng/người/tháng; ở Lâm Đồng là 934.000 đồng/người/tháng; ở Đồng Nai là 925.000 đồng/người/tháng ...
Với mức thu nhập như vậy, bình quân 1 năm, 1 hộ gia đình nông thôn chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày hết 10,584 triệu đồng (tính bình quân đầu người là 2,205 triệu đồng/năm hay 183.000 đồng/tháng).
So sánh giữa thu nhập và chi tiêu cho thấy, sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất và chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, người dân nông thôn nói chung và người làm kinh tế trang trại nói riêng đã có tích luỹ ở mức độ nhất định, tạo cho họ có điều kiện tham gia BHXH.
- Thứ hai, như đã nêu ở trên các chủ trang trại khi đã mở rộng quy mô sản xuất đã có sự thuê mướn lao động và xu hướng này ngày càng tăng. Theo Tiến sĩ Nguyễn Sinh Cúc (Tổng cục Thống kê), bình quân mỗi năm các chủ trang trại đã tạo việc làm cho khoảng 60 vạn lao động, chủ yếu là lao động tại chỗ. Mức tiền công lao động dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng/ngày ở miền Bắc và từ 15.000 đến 20.000 đồng/ngày ở miền Nam. Kinh tế trang trại đã góp phần rất to lớn trong việc giải quyết việc làm cho lao đông nông thôn, đặc biệt là vào thời kì nông nhàn.
Hơn nữa, khi người lao động đi làm việc được trả công đã làm đa dạng hoá thu nhập cho gia đình họ; đồng thời tạo điều kiện cho người lao động làm thuê cũng có khả năng tham gia BHXH khi Nhà nước ban hành chính sách BHXH đối với họ. Mặt khác, khi đã xuất hiện quan hệ lao động, người chủ lao động (người thuê mướn lao động) phải có trách nhiệm đối với người lao động mà mình thuê mướn theo các quy định của Bộ Luật lao động (như hợp đồng lao động, trả công lao động, bảo hộ lao động, BHXH...).
- Thứ ba, kinh tế trang trại càng phát triển thì sự da dạng hoá trong sản xuất kinh doanh ở nông thôn ngày càng cao; đồng thời sự chuyên môn hoá cũng cao hơn. Khi đó người chủ trang trại và người lao động làm thuê có cơ hội cao để tăng thu nhập, nhưng đồng thời cũng xuất hiện rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập. Điều này, đòi hỏi cần có chính sách BHXH để bảo vệ họ khi bị rủi ro xảy ra. Hơn nữa, thực hiện BHXH đối với lao động nông thôn nói chung và lao động làm việc trong các trang trại nói riêng còn góp phần thực hiện việc bình đẳng giữa người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Có một số ý kiến cho rằng chưa nên thực hiện BHXH đối với khu vực kinh tế trang trại hoặc nếu thực hiện thì chỉ nên thực hiện BHXH đối với những trang trại có thuê mướn từ 10 lao động trở lên và cho rằng nếu làm khác đi sẽ vi phạm luật lao động. Thực ra không phải như vậy, cần hiểu luật thế nào cho đúng. Hơn nữa, nếu luật lao động chưa phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật. Vì trên hết, Hiến pháp nước ta đã quy định: Nhà nước thực hiện chính sách BHXH đối với mọi người lao đọng trong các thành phần kinh tế. Mặt khác, qua ý kiến của
nhiều người lao động, trong nông nghiệp và nông thôn, trong đó có các chủ trang trại và người lao động thì họ mong muốn được tham gia BHXH và đã có khả năng để tham gia BHXH. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức BHXH như thế nào cho phù hợp với đặc điểm và tính chất tổ chức lao động của các thành phần kinh tế, của các loại hình lao động. Vì vậy cần phải sớm có chính sách BHXH đối với đông đảo người lao động trong nông nghiệp và nông thôn, trong đó có người lao động trong các trang trại.