Hiện nay, mức độ nhận thức, hiểu biết và kiến thức về các chính sách BHXH trong người lao động và chủ sử lao động ngoài khu vực Nhà nước được coi là còn rất thấp. Mức độ tuân thủ thấp trong khu vực tư nhân, liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ước tính thấp hơn 15% đã xảy ra vì nhiều nguyên nhân, bao gồm việc thiếu sự thanh tra, kiểm tra, trốn tránh pháp lật lao động thông qua báo cáo thấp số lượng lao động trong doanh nghiệp và phớt lờ luật pháp và chính sách. Các tư liệu về BHXH là những công cụ quan trọng để nâng cao kiến thức và hỗ trợ các hoạt động tuân thủ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
1. Đối với chủ sử dụng lao động
BHXH là một chính sách mang tính xã hội và nhân đạo cao cả của Đảng và Nhà nước ta. Trong quá trình hình thành và phát triển chính sách, chế độ BHXH đã có nhiều thay đổi, bổ sung phù hợp với từng thời kì, ngày càng thể hiện tính ưu việt. Nhưng không phải chủ sử dụng lao động nào cũng nhận thức được điều này do đó quyền lợi được tham gia BHXH của người lao động không được thực hiện. Chính vì vậy việc thông tin tuyên truyền cho người sử dụng lao động thấy được tính ưu việt của chế độ này là rất quan trọng tạo cơ sở cho quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Những người sử dụng lao động chưa tin tưởng vào chế độ BHXH chủ yếu là những người không qua đào tạo chính quy, do đó trình độ hiểu biết về các chính sách BHXH còn hạn chế. Họ có vốn, tự tổ chức kinh doanh sản xuất và thuê lao động. Những đối tượng này cần phải được giải thích một cách tường tận, tỉ mỉ về chế độ BHXH. Khi hiểu ra vấn đề thì chủ sử dụng lao động sẽ tự giác tham gia. Giám đốc một doanh nghiệp cho biết: “Còn vài trăm triệu để dành mua vật tư, thấy cán bộ BHXH đến vận động “lọt tai” quá, bèn mang ra nộp BHXH”. Do đó không phải bỗng dưng mà hàng triệu lao động mang đến nộp cho ngành BHXH hàng trăm ngàn
tỷ đồng và không phải bỗng dưng mà BHXH tỉnh này; BHXH huyện nọ hoàn thành kế hoạch được giao, đó chính là hiệu quả to lớn do công tác tuyên truyền vận động đem lại. Nhiều đơn vị đã tự giác thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp BHXH cho người lao động, song cũng không ít doanh nghiệp dây dưa, thậm chí chây ỳ, trốn tránh tham gia BHXH... Các đối tượng này tuyên truyền vận động thôi chưa đủ mà phải có các biện pháp cụ thể tác động tới ý thức của người sử dụng lao động:
-Phát triển các Hiệp hội ngành nghề nhằm tập hợp giáo dục, thuyết phục các chủ sử dụng lao động có ý thức chấp hành pháp luật tôn trọng giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản của Cách mạng XHCN. Doanh nghiệp gia nhập Hiệp hội cũng được các quyền lợi như được cung cấp các thông tin kinh tế, được bảo vệ khi các quyền lợi chính đáng bị xâm phạm, trong đó có quyền được giữ người lao động qua đào tạo, tránh tình trạng như hiện nay doanh nghiệp quảng cáo níu lao động từ nơi này sang nơi khác, ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức sản xuất, thực hiên kế hoạch hợp đồng.
-Định kỳ, trước khi thay đổi giấy phép hành nghề, các cơ quan qản lý Nhà nước có quyền nhận xét việc chấp hành các nghĩa vụ theo luật pháp của doanh nghiệp như: nộp thuế, nộp BHXH, nộp BH Y tế... tuỳ theo mức độ chấp hành và có thời hạn cấp giấy phép hoạt động tiếp.
-Nếu doanh nghiệp có nhiếu năm chấp hành tốt nghĩa vụ, nên cấp giấy chứng nhận có giá trị theo từng cấp. Giấy chứng nhận này là tiêu chuẩn để tạo điều kiện ưu tiên cho doanh nghiệp như vay vốn, ưu đãi khi sử dụng nhiều lao động nữ, phong tặng danh hiệu thi đua cho tập thể.
-Cá nhân chủ doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật thì tuỳ theo thành tích cũng có thể đạt các danh hiệu thi đua cho cá nhân.
Trong điều kiện Nhà nước ta mở rộng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nếu chỉ nhìn kinh tế ngoài quốc doanh qua những mặt tiêu cực thì dễ giao động, buông xuôi. Tuy một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh ý thức chấp hành pháp luật còn chưa tốt nhưng nếu được “đãi cát tìm vàng” song song với xây dựng hành lang pháp lý, thì việc định hướng XHCN cho các thành phần kinh tế bằng biện pháp giáo dục công nhận những cố gắng của những anh, chị em này theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” nhất định sẽ có tác dụng.
Chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng là người Việt Nam, ta nên lấy đạo lý, pháp luật, có chính sách nhìn nhận đúng vai trò, vị trí của họ, nhân mặt
tích cực để họ phải tự suy nghĩ đẩy lùi tiêu cực, tự hoàn thiện mình. Chừng nào chính những chủ sử dụng lao động này thấy BHXH là chế độ thiết thân thì chính sách BHXH mới được thực hiện có hiệu quả.
2. Đối với người lao động
Còn đối với người lao động, vẫn biết BHXH là quyền lợi thiết thực nhằm đảm bảo cuộc sống về sau cho họ, song để người lao động hiểu rõ được cái “quyền” này lại là chuyện không hề đơn giản và càng không phải một sớm, một chiều. Người lao động, nhất là làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh, mối quan tâm hàng đầu của họ chỉ là có việc làm và mức lương. Hơn nữa người lao động chưa hiểu biết về pháp luật lao động, về chính sách BHXH, hoặc do chưa thấy được lợi ích lâu dài mà chỉ thấy phải đóng 5% tiền lương để đóng BHXH nên họ chưa thiết tha với chế độ BHXH hoặc cũng có thể họ sợ “nộp vào thì dễ, nhận trợ cấp các chế độ thì khó”. Chính vì vậy phải luôn đặt vấn đề tuyên truyền, vận động lên hàng đầu. Công tác tuyên truyền vận động không chỉ qua phương tiện thông tin đại chúng, mà còn có hiệu quả thông qua cán bộ BHXH lăn lộn dưới cơ sở, kiên trì tuyên truyền, vận động thuyết phục... đối tượng tham gia.
BHXH Việt Nam cần xây dựng các sản phẩm thông tin tuyên truyền để đáp ứng các nhu cầu về thông tin của khu vực tư nhân, của cả người sử dụng lao động và người lao động, những thông tin về chương trình BHXH bắt buộc hiện hành. Những mục tiêu của các sản phẩm thông tin tuyên truyền này là cải thiện mức độ tuân thủ của ngươì sử dụng lao động và người lao động. Hơn nữa, BHXH Việt Nam nên đảm bảo các thông tin được phổ biến rộng rãi đến người sử dụng lao động và người lao động quan tâm đến các loại hình chế độ bảo hiểm và các quy trình để thực hiện đăng ký, thu các khoản đóng góp, thủ tục đề nghị hưởng chế độ BHXH và chi trả bảo hiểm.
Trong khi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có một số trách nhiệm đối với việc tuyên truyền các thông tin liên quan đến chính sách, BHXH Việt Nam cũng có một vai trò quan trọng trong việc giải thích chính sách và các quy trình đối với những nhóm đối tượng mới của chương trình BHXH. Các sản phẩm thông tin tuyên truyền nên được phân phát rộng rãi như vậy chúng sẽ hỗ trợ cho việc mở rộng đối tượng của chương trình BHXH. Cả hai cơ quan nên phối hợp những nỗ lực của họ vì những lý do hiệu lực nhưng quan trọng hơn cả
là làm rõ một điều là các nhóm mục tiêu sẽ không bị bối rối bởi những thông điệp trái ngược và khác nhau.