Tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề án thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp 50 (Trang 31 - 34)

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có trên 37.800 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, có hơn 23.900 doanh nghiệp tư nhân, 10.000 công ty TNHH, 223 công ty cổ phần, 2.930 Hợp tác xã công nghiệp, xây dựng, giao thông, vận tải; 1.754 công ty liên doanh 100% vốn nước ngoài đang hợp đồng; 1.700 văn phòng đại diện các hãng, Công ty nước ngoài... thu hút khoảng 2,8 triệu lao động (46% lao động là nữ), trong số đó 30 vạn lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thế nhưng, cả khu vực này chỉ có 6020 công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, hội nghề với khoảng 468.400 người lao động là đoàn viên, hội viên.

Chương 13, khoản 1, Điều 153 Bộ luật Lao động quy định: “...chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, Liên đoàn lao động tỉnh phải thành lập tổ chức Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp...”. Nhưng trên thực tế, chủ doanh nghiệp có 1001 lý do để trì hoãn việc thành lập công đoàn. Mà Bộ luật Lao động lại không quy định không thành lập công đoàn tại các doanh nghiệp thì xử lý ra sao? Cũng Điều 135 Bộ luật Lao động quy định: “Công đoàn là đại diện bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động và tập thể người lao động”. Những quy định về giải quyết tranh chấp lao động trong Bộ luật đã đặt tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp vào thế bí.

Bước sang nền kinh tế thị trường, tại nhiều tỉnh, thành phố đã xảy ra một số vụ đình công. Nguyên nhân của hầu hết những vụ đình công này là chủ doanh nghiệp không thực hiện đúng pháp luật lao động về tiền lương, về quyền lợi tham gia BHXH, trả lương không đúng thời hạn, đối xử thô bạo xúc phạm

nhân phẩm của người lao động... Và phần lớn xảy ra ở các doanh nghiệp có động lao động nữ như: ngành may mặc, ngành da giầy... Nhất là ở các khu công nghiệp lớn của các tỉnh phía Nam. Lý do đình công của người lao động là hoàn toàn chính đáng.

Nhưng Bộ luật lao động quy định quy trình, thủ tục để người lao động được đình công là quá rườm rà trong khi tranh chấp về lao động, về quyền lợi của người lao động lại quá bức xúc đòi hỏi phải được giải quyết ngay. Thế là, đình công tự phát nổ ra và 100% vụ đình công nổ ra đều được coi là không đúng luật!!! Trong những trường hợp này, tổ chức công đoàn không ủng hộ người lao động thì không làm tròn nhiệm vụ “bảo vệ quyền lợi của người lao động”, mà ủng hộ thì vi phạm luật.

Nhưng thực tế cho thấy những doanh nghiệp đã thành lập được tổ chức công đoàn thì phần lớn hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết chức năng của mình. Cũng là lẽ đương nhiên vì ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm. Họ cũng như những người lao động khác trong doanh nghiệp, lệ thuộc vào chủ doanh nghiệp về việc làm, thu nhập. Nếu không vì lợi ích chung của doanh nghiệp, chịu sự chỉ đạo của chủ doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tìm mọi cách chấm dứt hợp đồng lao động. Trong các công ty TNHH và doanh nghịêp tư nhân sử dụng số lao động ít lực lượng chủ chốt (kể cả chủ tịch công đoàn) hầu hết là người trong gia đình, họ hàng hoặc bạn bè thân thuộc, nên vai trò của tổ chức công đoàn đã mờ nhạt lại càng mờ nhạt hơn. Thực tế vừa nói đã và đang diễn ra trên khắp đất nước càng kéo dài càng nảy sinh vấn đề bất cập trong tổ chức điều hành quản lý, trong sản xuấ kinh doanh và cuối cùng dẫn đến thiệt thòi quyền lợi cho người lao động. Tất cả những mắc mớ khó gỡ nói trên ở tầm vĩ mô, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và nhiều cơ quan liên quan đă thấy rõ song để có được một lối ra khả thi thì ngày 20/6/2000 bằng văn bản số 76/TB-VPCP Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc với đoàn Chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam: “để bảo vệ quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất thiết phải thành lập tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp. Đây là tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho người lao động tại các cơ sở này. Về nguyên tắc chi phí hoạt động của tổ chức công đoàn do tập thể người lao động tự nguyện đóng góp và đề nghị các doanh nghiệp hỗ trợ. Đồng ý cho mỗi doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư

nước ngoài và mỗi doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn một định biên làm công tác công đoàn”. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển công đoàn ngoài quốc doanh.

Còn những doanh nghiệp nhỏ sử dụng ít lao động thì nên thành lập tổ chức công đoàn theo cụm với Chủ tịch công đoàn chuyên trách và các uỷ viên Ban chấp hành nằm tại cơ sở. Khi ấy mới hi vọng mọi người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chỗ dựa và quyền lợi BHXH của họ mới được quan tâm đến.

Chương III

Các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề án thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp 50 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w