Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại chi nhánh huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 25 - 33)

năm 2009 đến năm 2011

2.2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang từ năm 2009 đến năm 2011 từ năm 2009 đến năm 2011

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang cũng đã gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn.

Tuy nhiên để có được một lượng vốn dồi dào gửi vào ngân hàng từ nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Từ năm 2009-2011 nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng, điều này được thể hiện trong bảng 2.1 và biểu đồ 2.1

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch

2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng 233,677 100 354,025 100 491,364 100 120,348 51.50 137,339 38.79

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HÒA VANG TỪ NĂM 2009 - 2011

BIỂU ĐỒ 2.1: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HÒA VANG TỪ NĂM 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều từ năm 2009-2011.Nguồn vốn huy động trong năm 2011 tăng vượt trội đạt 491,364 triệu đồng, tăng 137,339 triệu đồng so với năm 2009.

Ngày nay khi cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhiều gia đình có của để dành đã đem tiền gửi vào ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động được từ dân cư tăng mạnh qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể lượng TG của DC năm 2009 là 185,965 triệu đồng, năm 2010 là 285,201 triệu đồng tăng 99,236 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 50.80 %), bước sang năm 2011 lượng TG của DC đã tăng 113,217 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 26.88 %) so với năm 2010 đạt 398,418 triệu đồng .TG của TCKT cũng tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 21,112 triệu đồng ứng với44.25% so với năm 2009 đạt 68,824 triệu đồng, năm 2011 đạt 92,946 tăng 24,122 triệu đồng ứng với 35.05% so với năm 2010.

Xét về mặt cơ cấu, nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là TG của DC chiểm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động và tỷ trọng này đang tăng. Cụ thể, tỷ trọng của TG của DC so với tổng NV năm 2009 là 79.58%, năm 2010 là 80.56% và 81.08% là tỷ trọng của TG của DC so với tổng NV của năm 2011. Nhìn chung, tình hình huy động vốn chi nhánh tăng dần qua các năm. Điều này, đã thể hiện được quy mô, uy tín của ngân hàng cũng như góp phần ổn định vốn đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi và chủ động trong việc mở rộng công tác cho vay tại chi nhánh.

2.2.2 Tình hình cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang từ năm 2009 - 20112009 - 2011 2009 - 2011

Những năm qua nhờ đa dạng hóa các loại hình cho vay mà DSCV của chi nhánh tăng cả về quy mô lẫn chất lượng.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch

2010/2009 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. DSCV 249,12 3 100 298,347 100 359,813 100 49,224 19.76 61,466 20.60 Ngắn hạn 192,44 8 77.25 243,272 81.54 299,077 83.12 50,824 26.41 55,805 22.94 TDH 57,298 23 55,075 18.46 60,736 16.88 (2,223) (3.88) 5,661 10.28 2. DSTN 208,368 100 259,547 100 318,34 4 100 51,179 24.56 58,797 22.65 Ngắn hạn 187,010 89.75 235,643 90.79 290,627 91.29 48,633 26.01 54,984 23.33 TDH 21,358 10.25 23,904 9.21 27,717 8.71 2,546 11.92 3,813 15.95 3.DNBQ 122,858 100 161,658 100 203,127 100 38,800 31.58 41,469 25.65 Ngắn hạn 87,131 70.92 126,336 78.15 177,213 87.24 39,205 45.00 50,877 40.27 TDH 35,727 29.08 35,322 21.85 25,914 12.76 (405) (1.13) (9,408) (26.63) 4.Nợ xấu 2,001 100 1,813 100 1,769 100 (188) (9.40) (44) (2.43) Ngắn hạn 1,484 74.16 1,425 78.6 1399 79.08 (59) (3.98) (26) (1.82) TDH 517 25,84 388 21.4 370 20.92 (129) (24.95) (18) (4.64) 5.TLNX 1.63 1.12 0.87 Ngắn hạn 1.70 1.13 0.79 TDH 1.45 1.10 1.43

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)

BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HÒA VANG TỪ NĂM 2009 - 2011

BIỂU ĐỒ 2.2: TỶ LỆ NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN HÒA VANG TỪ NĂM 2009-2011

ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy dư nợ bình quân (DNBQ) tăng qua 3 năm, trong đó có sự thay đổi về tỷ trọng DNBQ ngắn hạn và DNBQ TDH. Tỷ trọng DNBQ ngắn hạn có xu hướng tăng trong khi đó tỷ trọng DNBQ TDH có xu hướng giảm.

Cụ thể: năm 2009 DNBQ là 122,858 triệu đồng trong đó DNBQ ngắn hạn là 87,131 triệu đồng (chiếm 70.92%), DNBQ TDH 35,727 triệu đồng (chiếm 29.08%); năm 2010 DNBQ là 161,658 triệu đồng tăng 38,800 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng với mức tăng 31.58%), trong đó DNBQ ngắn hạn 126,336 triệu đồng (chiếm 78.15%), DNBQ TDH là 35,322 triệu đồng (chiếm 21.85%). Năm 2011 DNBQ đạt 203,127 triệu đồng tăng 41,469 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng với mức tăng 25.65%), DNBQ ngắn hạn 177,213 triệu đồng (chiếm 87.24%), DNBQ TDH là 25,914 triệu đồng (chiếm 12.76%).

DNBQ ngắn hạn tăng đều qua các năm trong khi DNBQ TDH có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong khi đó nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm, cụ thể năm 2009, nợ xấu ngắn hạn là 1,484 triệu đồng, sang năm 2010 giảm 59 triệu đồng và nợ xấu đạt 1,425 triệu đồng; năm 2011 nợ xấu ngắn hạn là 1,399 triệu đồng giảm 26 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó nợ xấu TDH cũng giảm nhiều. Nhìn tổng thể nợ xấu đã giảm từ 2,001 triệu đồng năm 2009 xuống còn 1,769 triệu đồng

năm 2011. Thông qua chỉ tiêu này ta thấy rằng kết quả cho vay của ngân hàng ngày càng được cải thiện.

Một chỉ tiêu không thể thiếu khi đánh giá kết quả của hoạt động cho vay của ngân hàng là TLNX. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng chưa đạt kết quả tốt và ngược lại tỷ lệ này thấp phản ánh kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng là tốt. Việc DNBQ của ngân hàng tăng đều từ năm 2009-2011 trong khi nợ xấu lại có xu hướng giảm đã làm cho TLNX giảm qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ này là 1.63%, năm 2010 là 1.22% và sang năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn 0.87%. Chỉ số này chứng tỏ hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây đã dần ổn định trước sự thay đổi thường xuyên của nền kinh tế, từng bước nâng cao kết quả cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, đem lại thu nhập cho chi nhánh.

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang từ năm 2009 - 2011Vang từ năm 2009 - 2011 Vang từ năm 2009 - 2011

Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó phản ánh chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế như hiện nay các ngân hàng đang tìm mọi cách gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí. Ban lãnh đạo NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang đã rất linh hoạt trong vấn đề cân đối giữa thu nhập và chi phí để góp phần đem lại lợi nhuận cho ngân hàng trong những năm qua.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Thu nhập 19,489 24,364 30,568 4,875 25.01 6,204 25.46 2.Chi phí 12,253 15,827 20,193 3,574 29.17 4,366 27.59 3.Lợi nhuận 7,236 8,537 10,375 1,301 17.98 1,838 21.53

BẢNG 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HÒA VANG TỪ NĂM 2009-2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)

BIỂU ĐỒ 2.3: LỢI NHUẬN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HÒA VANG TỪ NĂM 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 thu nhập đạt 19,489 triệu đồng, năm 2010 đạt 25,364 triệu đồng tăng 4,875 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 25.01%) so với năm 2009. Năm 2011 thu nhập của ngân hàng tăng 6,204 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 25.46%) so với năm 2010 đạt 30,568 triệu đồng. Bên cạnh đó nhằm bổ sung máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, đồng thời thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô tín dụng nên chi phí tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 chi phí là 12,253 triệu đồng, năm 2010 à 15,827 triệu đồng tăng 3,574 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 là 20,193 triệu đồng tăng 4,366 triệu đồng so với năm 2010. Ngoài ra trong năm 2010 và 2011 trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt nên chi phí để sửa chữa những thiệt hại vật chất cũng tăng lên góp phần làm tăng chi phí. Tuy chi phí của chi nhánh có tăng qua các năm nhưng lợi nhuận của chi nhánh cũng tăng qua các năm. Năm 2009 lợi nhuận đạt 7,236 triệu đồng, sang năm 2010 lợi nhuận đã tăng 1,301 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 17.98%) so với năm 2009 đạt 8,537 triệu đồng. Năm 2011 lợi nhuận là 10.375 triệu đồng tăng 1.838 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 21,53%) so với năm 2010. Lợi nhuận năm 2011 tăng ít hơn so với năm 2010 do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nhẹ. Nhưng nhìn chung tình

hình kinh doanh của ngân hàng rất khả quan và hoạt động rất tốt dưới sự hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước cùng các cấp chính quyền địa phương trong những năm qua.

2.3 Tình hình CVNH HSX tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang

2.3.1 Quy trình CVNH tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang

- Bước 1: Khách hàng đem theo các giấy tờ cần thiết đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

- Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra hồ sơ của khách hàng và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và quy chế cho vay

Cán bộ tín dụng

- Thẩm định tính pháp lý của chủ thể đi vay - Tính khả thi và hiệu quả của phương án (dự án) - Nguồn trả nợ gốc và lãi ĐB

- Tính hợp pháp của TS ĐB, khả năng bán được TS trong tương lai

Từ chối cho vay

Giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt cho vay

Giải ngân Cán bộ tín dụng tiến

hành kiểm tra

Thu nợ gốc và lãi theo khách hàng Các vấn đề phải trình

lãnh đạo để có biện pháp thu nợ kịp thời

Khách hàng

- Giấy đề nghị vay vốn - Hồ sơ pháp lý - Phương án (dự án) khả thi - TS ĐB

- Nguồn tài trợ - …..

Thanh lý hợp đồng cho vay

- Bước 3: Thông báo từ chối cho vay đối với những hồ sơ không đủ điều kiện và trình giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt cho vay đối với những hồ sơ đủ điều kiện.

- Bước 4: Tiến hành giải ngân.

- Bước 5: Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng với mục đích cam kết hay không, đồng thời theo dõi và đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Trong quá trình kiểm tra nếu thấy có vấn đề thì phải trình lãnh đạo để có biện pháp thu nợ kịp thời.

- Bước 6: Ngân hàng lập các thủ tục cần thiết để thanh lý hợp đồng cho vay.

Nhận xét quy trình cho vay

Ưu điểm:

- Thủ tục ngắn gọn - Giải ngân nhanh

- Người vay dễ dàng tiếp cận vốn vay  Nhược điểm:

- Cán bộ tín dụng đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc trong quy trình nên việc kiểm tra, đôn đốc việc thu nợ nhiều khi gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại chi nhánh huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w