Giải pháp mở rộng thị trường và tăng DSCV ngắn hạn đối với HSX tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại chi nhánh huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 49 - 56)

NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang

Trong văn minh lúa nước ở Việt Nam, nông nghiệp - nông thôn - nông dân có vai trò cực kỳ quan trọng cả trong thời bình cũng như thời chiến, cả khi kinh tế phát triển cũng như kinh tế suy thoái. Phát triển khu vực kinh tế nông thôn là chiến lược trọng điểm mà Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển đất nước. Vì vậy mà NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang cần thực hiện nhiều giải pháp để mở rộng hoạt động CVNH HSX trong thời gian tới. Sau đây là một số giải pháp

3.2.2.1 Giải pháp tạo lập nguồn vốn

Chúng ta đều biết vốn luôn là vấn đề mấu chốt, là tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Sau đây là một số giải pháp NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang có thể sử dụng để gia tăng nguồn vốn huy động.

- Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chỗ: Vốn huy động được

hiểu là nguồn tiền có được thông qua nghiệp vụ nhận tiền gởi và các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Các nguồn vốn này không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng nhưng ngân hàng được quyền sử dụng như là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi. Đây là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, các nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế khá phân tán về thời gian và không gian. Muốn khai thác tiềm năng này một cách có hiệu quả và bền vững, ngân hàng cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

+ Mở rộng mạng lưới đến sát dân hơn để nắm bắt được lý do vì sao họ chưa đến với ngân hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thói quen giữ tiền của người dân, vì thế việc giải thích và tư vấn cho khách hàng về lợi ích của việc gởi tiền vào ngân hàng và sử dụng các tiện ích khác của ngân hàng góp phần không nhỏ để dân cư tìm đến ngân hàng. Trong điều kiện thu nhập của đại bộ phận dân cư còn

thấp, không thể có những món tiền lớn để đến với ngân hàng, đòi hỏi phải chuyển mạnh chiến lược khách hàng vào tầng lớp đại chúng để huy động được lượng vốn lớn nhờ khách hàng đông, tránh quan niệm nông dân nghèo làm sao có tiền gởi ngân hàng. Họ không có những khoản tiền lớn nhưng luôn có những khoản tiền nhỏ tạm thời nhàn rỗi sau mỗi vụ mùa thu hoạch, tiền dành dụm…Vì thế việc mở rộng mạng lưới với đội ngũ cán bộ ngân hàng có chất lượng cao, không những chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn là một người bạn của dân là điều cần thiết phải làm.

+ Nên đặt các điểm huy động vốn ở nhưng nơi đông dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm mới phát triển, gần nơi kinh doanh buôn bán lớn, các chợ, các xã, liên xã, vùng sâu, vùng xa… để huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân cư. Cùng với việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch thì chi nhánh cũng cần phải củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch hiện có để thực hiện kinh doanh đa năng trong hoạt động ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng và ngân hàng sẽ thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội. Và nên có bộ phận chuyên trách để lo về hoạt động nguồn vốn, có như thế các bước trong hoạt động marketing ngân hàng về nguồn vốn mới được quan tâm triển khai có hiệu quả.

+ Ngoài các sản phẩm đang có cần nghiên cứu bổ sung thêm các loại sản phẩm tiền gởi mới, nhất là các sản phẩm trung dài hạn như: các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu dài hạn, hình thức tiết kiệm gởi góp đối với các hộ có thu nhập trung bình và thấp,... Trung vào đối tượng cán bộ công chức Nhà nước và bà con nông dân, tiểu thương. Kỳ hạn gởi vào cũng được áp dụng linh hoạt để phù hợp với từng đối tượng. Đối với cán bộ, công chức, ngân hàng phối hợp với các cơ quan, tổ chức chủ động trích một phần lương đều đặn hàng tháng để lập vào tài khoản tiết kiệm định kỳ (khoảng 200.000đ/tháng/người). Với các đối tượng làm nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ, ngân hàng phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân…để giảm thiểu chi phí phụ, đồng thời tiết kiệm thời gian cho người gởi tiền. Món gởi hàng tháng có thể linh động để phù hợp với tính chất không ổn định trong thu nhập của các đối tượng này. Cơ chế rút tiền và kết thúc hợp đồng cũng linh hoạt, ĐB tính chủ động cho người gởi. Khoảng thời gian báo trước tối thiểu là một

kỳ gởi tiền tuỳ theo từng đối tượng. Với tính đa dạng và linh hoạt, tiết kiệm định kỳ có rất nhiều ưu thế và chắc chắn sẽ là một công cụ mạnh để thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư. Hình thức này cũng tỏ ra khá phù hợp với địa bàn huyện Hòa Vang, nơi mà đại bộ dân cư là hộ nông dân và tầng lớp sản xuất, bàn buôn nhỏ, những người lâu nay rất ngại gửi tiết kiệm do số tiền dành dụm được không nhiều.

+ Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ thanh toán để tạo điều kịên thu hút nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Trong lĩnh vực thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ chu chuyển vật tư hàng hoá và dịch vụ. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng làm tốt, sẽ thu hút các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư mở tài khoản tiền gởi và thanh toán qua ngân hàng. Đẩy mạnh công tác thanh toán qua ngân hàng, một mặt ngân hàng quản lý và điều hành được lượng tiền mặt trong lưu thông để kiểm soát và kiềm chế lạm phát, mặt khác thu hút được nguồn vốn ngày càng nhiều với lãi suất thấp để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và đầu tư phát triển kinh tế HSX nói riêng, đem lại hiệu quả cho ngân hàng.

+ Cần nâng cao chất lượng tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo để vận động cá nhân mở tài khoản ở ngân hàng. Quảng cáo và khuếch trương là những công cụ giúp ngân hàng cung cấp thông tin về bản thân, về các dịch vụ, giá cả và các kênh phân phối cho nhiều người bao gồm: khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng, các trung gian, nhân viên và các phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình này thường nhấn mạnh những lợi ích, thuộc tính của hàng hoá hay dịch vụ nhằm tạo ra sự nhận thức, quan tâm và cuối cùng là tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra thông qua truyền thông còn giới thiệu được hình ảnh của ngân hàng với các đối tượng khác nhau trong xã hội. Do tính chất vô hình của sản phẩm dịch vụ nên yêu cầu của quảng cáo, khuếch trương phải có được một thông điệp và cách thức thể hiện dịch vụ để làm sao có thể biến nó thành những khuôn mẫu dễ hình dung hơn.

+ Trong những năm qua hoạt động quảng cáo, truyền thông của chi nhánh đã được triển khai thông qua các hình thức như: quảng cáo bằng tờ rơi các sản phẩm và dịch vụ mới, quảng cáo hình ảnh NHNo và các nghiệp vụ thông qua các kênh báo chí, truyền thanh, quảng cáo bằng băng rôn…, thông qua mối quan hệ

của gia đình, bạn bè và các tổ chức. Tham gia tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao, tổ chức các sự kiện quan trọng, các hội thảo kỹ thuật tuỳ theo đối tượng cần nhắm đến như: tài trợ cho các giải bóng bàn , bóng đá mini, tài trợ các hội thảo giới thiệu kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cho các hội nông dân, hội làm vườn ở các địa phương, tài trợ cho một số chương trình mang tính chất an sinh xã hội…Tham gia các hoạt động từ thiện, các hoạt động cứu trợ, chăm sóc gia đình chính sách… nhằm tạo hình ảnh tốt trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh trang bị máy ATM, tổ chức ký kết hợp đồng với các DN chi trả lương qua cho công nhân qua hệ thống này; làm dịch vụ chi trả tiền điện nước, điện thoại, ăn uống…Mặc khác, vận động các tổ chức cung ứng các sản phẩm đầu vào cho hộ nông dân mở tài khoản tại ngân hàng để cho vay chuyển khoản đối với HSX. Đây là điều không chỉ có lợi về nguồn vốn mà còn giúp ngân hàng mở rộng cho vay HSX đồng thời giám sát được việc sử dụng vốn vay tốt hơn.

- Đẩy mạnh huy động vốn từ bên ngoài

Do địa bàn hoạt động chủ yếu ở thị trường nông nghiệp nông thôn nên chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn tại chỗ. Vì vậy NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang cần phải có cơ chế, chính sách và các biện pháp để thu hút các nguồn vốn bên ngoài đó là chủ động làm đầu mối xây dựng các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn của huyện để tìm kiểm nguồn vốn tài trợ hoặc uỷ thác từ các tổ chức quốc tế, các dự án kêu gọi vốn có thể tập trung vào các lĩnh vực như: đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá…

3.2.2.2 Giải pháp về mở rộng cho vay HSX

Để thực hiện mục tiêu của nước ta là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hiện tại Chính phủ đang khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay ở khu vực nông nghiệp – nông thôn. Vì vậy chi nhánh cần phân đoạn thị trường tín dụng và xây dựng thị trường chính là khu vực nông nghiệp – nông thôn. Bên cạnh đó hướng đầu tư tín dụng được xác định trước hết là phải tập trung đẩy mạnh cho vay đối với những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; những sản phẩm có tính cạnh tranh cao được thị trường chấp nhận;

phát triển, mở rộng làng nghề truyền thống tạo công ăn việc làm cho người lao động. Sau đây là một số giải pháp mà khoa luận đề cập.

- Phân chia cụ thể các loại hình kinh tế để cho vay đúng đối tượng, ĐB thuận lợi cho việc giải ngân và giám sát quy trình, mục đích sử dụng vốn

Hiện nay kinh tế hộ phát triển khá phong phú và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Mỗi loại hình có những đặc thù riêng :

+ Đối với các ngành sản xuất trực tiếp, nhu cầu vốn thường mang tính mùa vụ. Do đó, ngân hàng cần dự báo được thời kỳ cần vốn của HSX để có cơ chế đáp ứng kịp thời.

+ Đối với các dự án lớn như nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ, chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô lớn...ngoài nhu cầu về vốn thì nhu cầu được tư vấn về kỹ thuật cũng rất lớn. Chính vì vậy, ngân hàng cần chủ động phối hợp với các tổ chức chuyên sâu về kỹ thuật để triển khai hoạt động cho vay và giám sát sử dụng vốn.

- Đa dạng hoá và vận dụng linh hoạt các phương thức cho vay HSX có kết hợp với chu kỳ sản xuất và thu hoạch

Quy luật mùa vụ luôn là nhân tố quyết định hiệu quả sử dụng vốn của người dân. Do địa bàn hoạt động phân tán, các món vay nhỏ lẻ, số lượng khách hàng đông vì vậy cần phải có các phương thức cho vay phù hợp, ngân hàng mới có điều kiện thâm nhập sâu vào thị trường . Có thể nêu ra một vài phương thức cho vay sau:

+ Kết hợp hình thức cho vay theo mùa vụ với phương thức cho vay lưu

vụ trong sản xuất nông nghiệp: Do quy luật mùa vụ tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp cũng như đến việc sử dụng vốn vay của người dân. Do đó, khi cho vay chúng ta phải xác định thời hạn cho vay linh hoạt, khớp đúng với từng loại cây, vật nuôi ở từng vùng sản xuất thật cụ thể và khác nhau. Đồng thời cần phải xác định được chu kỳ của quá trình từ khi chuẩn bị sản xuất, sản xuất đến thu hoạch và chuẩn bị cho mùa vụ sau để phục vụ kịp thời vốn cho quá trình sản xuất. Do đó, ngân hàng nên áp dụng phương thức cho vay lưu vụ đối với HSX ở các vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vụ trồng lúa từ vụ đông sang vụ mùa. Cho

vay lưu vụ giúp các hộ nông dân chủ động về vốn, giảm bớt thủ tục phiền hà và gắn bó nông dân với ngân hàng hơn.

+ Mở rộng cho vay theo dự án, hạn chế cho vay theo từng đối tượng cụ thể: Hộ nông dân được xác định là HSX kinh doanh tổng hợp nhiều đối tượng cả trồng trọt và chăn nuôi, ngay cả trong trồng trọt hay chăn nuôi cũng bao gồm nhiều loại cây, con khác nhau. Việc cho vay theo phương thức này trong nông nghiệp, nông thôn nước ta thông qua các dự án phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi, các dự án tổng hợp là phương thức thích hợp và có hiệu quả đối với phát triển kinh tế. Do vậy, để vận dụng thực hiện tốt phương thức cho vay theo dự án thì đòi hỏi ngân hàng phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng về khả năng thẩm định dự án, trình độ hiểu biết về kinh tế nông nghiệp, lĩnh vực mà NHNo & PTNT chi nhánh huyện Hòa Vang có quan hệ nhiều nhất nhưng cán bộ chưa đủ đi sâu để nắm bắt đầu tư. Việc cho vay theo dự án phải ĐB đúng quy trình và phải được thẩm định kỷ tránh hiện tượng chỉ định dự án.

- Cần xây dựng chương trình làm việc giữa ngân hàng, Đảng uỷ, UBND xã

Cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đoàn thể có vai trò trong việc mở rộng cho vay của ngân hàng đối với HSX nông nghiệp, nông thôn, từ khi xác định dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương đến khi xét duyệt cho vay, đôn đốc trả nợ và xử lý các trường hợp vi phạm các chế tài tín dụng.

Với việc xây dựng chương trình làm việc giữa ngân hàng và Đảng ủy, UBND xã, các cán bộ ngân hàng ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn về chiến lược phát triển kinh tế của từng địa phương, cũng như đặc điểm kinh tế, tập quán của từng xã. Về phía địa phương các xã hiểu biết rõ hơn về hoạt động ngân hàng như khả năng đầu tư trên địa bàn, phẩm chất cán bộ, nguồn lực vốn không thể thiếu được trong việc phát triển kinh tế trước mắt, lâu dài của xã mình.

- Hoàn thiện quy trình cho vay

Trong nhiều trường hợp thủ tục giấy tờ còn rườm rà, phức tạp, chi phí đi lại, lệ phí giấy tờ nhiều thực tế đã hạn chế rất nhiều khả năng vay vốn của các HSX. Ngoài ra, do trình độ dân trí của người dân chưa cao nên việc lập các thủ tục vay vốn rất khó khăn, ngân hàng nên phối hợp với các tổ chức đoàn thể để phân phát

các mẫu lập dự án vay vốn, quy trình vay vốn và danh mục các giấy tờ cần thiết cho HSX định kỳ hàng năm.

Hoàn thiện quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp ngân hàng quản lý chặt chẽ quy trình cấp vốn, phát hiện được các công đoạn công việc chưa thực hiện tốt để kịp thời cải tiến nhằm cung ứng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Xây dựng quy cho vay hợp lý sẽ giúp rút ngắn được thời gian xét duyệt một khoản vay thông qua xây dựng và kiểm tra các bước công việc là một trong những mong đợi của khách hàng. Quy trình cho vay được hoàn thiện còn giúp ngăn ngừa những tiêu cực trong việc cấp vốn do được kiểm soát chặt và minh bạch hoá.

- Mở rộng dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn đối với hộ sản xuất của Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại chi nhánh huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến năm 2011 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w