Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp nàng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 48)

5 e <cs

2.4.Đánh giá chung

2.4.1. ưu điếm

- Quan diêm đối mới của Đảng về phát triển GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; các chính sách pháp luật của Nhà nước đã ban hành nhằm cân đối các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục từ 2011-2020. Đó chính là những cơ sở đê xây dựng quy hoạch phát triến giáo dục, đổi mói sự nghiệp GD&ĐT nói chung và giáo dục THCS nói riêng.

- Có chiến lược phát triến KT-XH của ƯBND thị xã Hồng Ngự đã được Tỉnh phê duyệt đên năm 2015, định hướng đên năm 2020 đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển GD&ĐT Thị xã.

- Điều kiện tự nhiên của thị xã Hồng Ngự rất thuận lợi cho phát triển KT-XH và giao lưu văn hóa.

- Tốc độ đô thị hóa nhanh là những điều kiện thuận lợi cho quy hoạch xây dựng, mở rộng mạng lưới ừường, lóp học và phát triển các cơ sở giáo dục.

- Xã hội phát triển, trình độ dân trí thị xã Hồng Ngự ngày càng cao là những thuận lợi để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

- Những thành quả của GD&ĐT của thị xã Hồng Ngự trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của Tỉnh và địa phương, đặc biệt là góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

- Giáo dục THCS của thị xã Hồng Ngự trong những năm qua đã có bước phát triển nhất định, thể hiện trên tất cả các góc độ khác nhau khi đánh giá về chất lượng giáo dục của bậc học. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt, học sinh được học đầy đủ các môn học do Bộ GD&ĐT quy định, đặc biệt là một số bộ môn học không bắt buộc cũng được triển khai khá đồng bộ. Trong mấy năm gần đây ngành GD luôn được đánh giá cao. Tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi, khá và hạnh kiểm tốt ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học rất nhỏ. Quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng ốn định và phát triển, số lượng học sinh ngày càng tăng so với tỷ lệ tăng dân số, chất lượng giáo dục được cải thiện, đội ngũ giáo viên được phát triển về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất và trong thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, hàng năm, ƯBND Thị xã dành khoảng 15 tỷ đồng tập trung ưu tiên đầu tư kiên cố hóa trường lớp học và mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường, giáo dục THCS luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân.

2.4.2. Nhược điểm

- Cơ sở trường lớp được đầu tư cải thiện nhưng vẫn còn một số trường có diện tích nhỏ chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của Bộ.

- Đội ngũ giáo viên bộ môn còn thiếu cân đối. Một bộ phận giáo viên còn chậm đổi mới về phương pháp, tư duy, cách nghĩ, cách làm. Một số giáo viên (trừ giáo viên ngoại ngữ) còn quá non yếu về trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về tin học còn hạn chế. Từ những kết quả đã đạt được và những hạn chế cơ bản trong QL nâng cao chất lượng cho ĐNGV của HT trường THCS như đã phân tích ở trên, tôi nêu ra một số vấn đề đế các HT phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong thực tiễn QL của mình:

- Một số HT và GV chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tự bồi dưỡng đê nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của mình, do đó chưa có tác động đủ mạnh để làm thay đổi nhận thức ở một bộ phận GV.

- Một số HT chưa coi trọng công tác bồi dưỡng cho GV, do đó chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thế trong toàn trường đẻ làm cơ sở cho các tổ CM, nhóm CM và cá nhân xây dựng kế hoạch. Việc tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và nhất là việc kiêm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa được HT quan tâm một cách thích đáng và khoa học.

- Nội dung và hình thức bồi dưỡng còn chưa phù hợp, thiết thực, chưa đáp ứng được yêu cầu của từng đối tượng mà còn mang tính đại trà, thậm chí có trường mang đậm tính hình thức và chạy đua thành tích. Tự bồi dưỡng chưa là việc làm tự giác, tích cực, chủ động ở phần lớn GV. csvc, TBDH còn thiếu, chất lượng thấp, không đồng bộ đã làm cản trở trong việc ĐMPPDH và GD, làm hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cho ĐNGV. Một số trường chưa xây dựng được phòng bộ môn, phòng thí nghiệm đúng tiêu chuẩn. Thư viện nhà trường chưa có đủ sách và tài liệu tham khảo đáp

ứng nhu cầu đọc, nghiên cứu của GV. Những TBDH khi đem về trường nhiều nơi sử dụng chưa hiệu quả.

-Công tác kiêm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, thiếu tính khách quan và việc xử lý sau kiểm tra còn chưa rứt khoát, chưa đú mạnh, nhiều khi còn mang tính nể nang, né tránh dẫn đến hiệu quả quản lý thấp.

- Các biện pháp động viên, khuyến khích, tạo động lực cho GV tìm hiểu, tự bồi dưỡng chưa có tính khả thi cao. Những biện pháp mà HT đã thực hiện chưa thường xuyên và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp.

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác của đội ngũ giáo viên THCS còn hạn chế đôi lúc bị thụ động.

- Ý thức tự học tự bồi dưỡng: ý thức tự học và tự BD đẻ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên hiện nay là rất ít, nguyên nhân là sức ỳ của GV là quá lớn: do các chính sách về lương chưa đảm bảo để GV thật sự an tâm đế tập trung đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Công tác quản lý của hiệu trưởng: Công tác quản lý của hiệu trưởng còn ngại va chạm trong công tác kiểm tra đánh giá nhất là đối với những giáo viên lớn tuổi, từ đó kéo theo một số GV không tâm huyết, lây lan dẫn đến ý nghĩ an phận thiếu sức phấn đấu, công tác phân công kiêm tra đối với tổ chuyên môn chưa sáng tạo đa phần thực hiện theo lối mòn.

- Công tác quản lý chuyên môn của Phòng GD&ĐT: còn hạn chế trong công tác theo dõi, kiểm tra, chưa sáng tạo trong công tác lãnh đạo và quản lý sao cho có hiệu quả; cộng tác viên thanh tra của Thị xã còn ngại va chạm trong việc đánh giá xếp loại.

Kết luận chuông 2

Qua nghiên cứu ĐNGV THCS thị xã Hồng Ngự về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đối với GD THCS, tuy nhiên về tổng thể, số lượng GV đạt trên chuẩn chưa cao, việc này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD mà còn ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV THCS trên địa bàn thị xã Hồng Ngự.

Trước những yêu cầu đối mới của GD, việc QL nâng cao chất lượng cho ĐNGV THCS là cần thiết. Theo tôi để giải quyết bài toán này thì một mặt chúng ta tận dụng những điều kiện thuận lợi đế phát huy, những cái vốn có đê đẩy mạnh nâng cao chất lượng cho ĐNGV, mặt khác cần phân tích một cách khoa học những thách thức đã và đang đặt ra đối với đôi ngũ GVTHCS, những tồn tại, yếu kém trong công tác QL của HT, trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém đó. Qua đó góp phần đấy mạnh sự nghiệp giáo dục thị xã Hồng Ngự nói riêng và Đồng tháp nói chung.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một sổ giải pháp nàng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 48)