Đạo đức: Có chí thì nên (tiết 1)

Một phần của tài liệu TUAN 5 DUNG (Trang 33 - 36)

I.Mục tiêu:

- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người có ý chí.

- Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

- Cảm phụ và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình xã hội.

- Thái độ: Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).

- Kỹ năng đạt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận nhóm.

- Làm việc cá nhân. - Trình bày 1 phút. IV.Đồ dùng dạy học:

- GV: Thẻ màu dùng cho HĐ 3, tiết 1

- HS: Một vài mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó. V.Các hoạt động dạy – học:

Giáo viên Học sinh

1.Ổn định: (1’) - Hát

2.Kiểm tra bài cũ: (3’) GV gọi 2 HS nêu

- Những việc làm nào là biểu hiện nào của người sống không có trách nhiệm

- Những việc làm nào là biểu hiện nào của người sống có trách nhiệm?

GV cùng cả lớp nhận xét 3.Bài mới: (25’)

a.Khám phá: Để giúp các em biết trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

b.Kết nối: Hoạt động1: c.Thực hành:

HS tìm hiểu thông tin về tầm gương vượt khó Trần Bảo Đông

* Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những

-HS nêu

-Cả lớp nhận xét

biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đông. *Cách tiến hành:

-Cho HS đọc thông tin về Trần Bảo Đông SGK. -Cho HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK.

-Cho HS trả lời.

-Cho cả lớp nhận xét, bổ sung.

*GD kỹ năng sống: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.

Hoạt động 2: Xử lí tình huống.

* Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vựơt lên khó khăn trong các tình huống.

*Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống (SGV).

Nhóm 1, 2, 3: Tình huống 1 Nhóm 4, 5, 6: Tình huống 2 -Cho đại diện nhóm lên trình bày. -Cho cả lớp nhận xét, bổ sung.

* Kết luận:Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học … Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tâp mới là người có chí.

Hoạt động3: Làm bài tập 1, 2 SGK.

*Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.

* Cách tiến hành:

-Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.

-GV lần lượt nêu từng trường hợp, cho HS giơ thẻ màu.

-GV kết luận: a, b, d là những trường hợp đúng. -Cho HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên. *GV kết luận chung: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.

-GV cho HS đọc phần ghi nhớ. 4. Áp dụng: (3’)

-Trước những khó khăn chúng ta nên làm gì?

-Cả lớp đọc thầm SGK. -Cả lớp thảo luận. -HS lần lượt trả lời. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. -HS thảo luân nhóm.

-Đại diện nhóm trình bày. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm đôi - HS giơ thẻ màu. - HS lắng nghe. - HS tiếp tục làm bài tập 2. - HS lắng nghe. - HS đọc phần ghi nhớ. -HS trả lời

GDHS vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

-Sưu tầm vài mẫu chuyện về những HS “có chí thì nên.

-Chuẩn bị hôm sau thực hành. -GV nhận xét tiết học

-Lắng nghe

Một phần của tài liệu TUAN 5 DUNG (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w