Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông

Một phần của tài liệu TUAN 5 DUNG (Trang 37 - 39)

- HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đương để lựa chọn con đường đi an toàn.

- HS xác định được những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn trên đường

- Có thể lập một bản đồ con đường an toàn cho riêng mình khi tham gia giao thông

- HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra

- Có ý thức thực hiện những qui định của Luật giao thông đường bộ, có hành vi an toàn khi đi đường.

- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện Luật giao thông và chú ý đề phòng ở những đoạn đường dễ xảy ra tai nạn.

II. Nội dung an toàn giao thông:

1. Những đặc điểm thể hiện điều kiện an toàn của đường phố 2. Những đặc điểm con đường chưa đủ điều kiện an toàn III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bản đồ tượng trưng con đường từ nhà đến trường.

- Bản kê những điều kiện an toàn và không an toàn của con đường. 2. Học sinh:

- Phiếu giao việc

IV. Các hoạt động chính:

Giáo viên Học sinh

1. Kiểm tra bài cũ:

Nêu những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ?

2. Dạy bài mới.

a, Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường.

* Mục tiêu: HS xác định được những vị trí không an toàn trên đường đi học và có cách phòng tránh tai nạn giao thông ở những vị trí đó.

* Tiến hành: GV hỏi:

- Em đến trường bằng phương tiện gì? (Đi bộ hay đi xe đạp?)

- Em hãy kể về các con đường mà em phải đi qua, theo em, con đường đó có an toàn không?

+ Trên đường đi có mấy chỗ giao nhau?

+ Trên đường có biển báo hiệu giao thông không? em có biết biển báo đó không?

- Kết luận: Trên con đường đi học, chúng ta phải đi qua những đoạn đường phố khác nhau, em cần xác định những con đường hoặc những vị trí không an toàn để tránh và lựa chọn con đường an toàn để đi. Nếu có hai hay nhiều ngả đường khác nhau, ta nên đi con đường

+ Đường phố em qua là đường 1 chiều hay đường 2 chiều?

+ Trên đường có nhiều loại xe đi lại không? + Đường phố có nhiều vỉa hè không? rộng hay hẹp? vỉa hè có nhiều vật cản không?

+ Theo em có mấy chỗ là không an toàn cho người đi bộ? xe đạp/ vì sao?

+ Gặp những chỗ nguy hiểm đó em có cách xử lí nào không?

- GV chia đôi bảng: cột ghi ĐK an toàn, cột ghi ĐK không an toàn.

- Cả lớp thảo luận xem ý kiến các bạn đúng và đủ chưa.

* KL (ghi nhớ):

b, Hoạt động 2: Xác định con đường an toàn đi đến trường.

* Mục tiêu: HS phân biệt được những ĐK an toàn và kém an toàn của con đường khi đi bộ và đi xe đạp; biết chọn con đường an toàn cho bản thân khi đi học, đi chơi.

* Tiến hành:

- GV chia nhóm: nhóm HS đi xe đạp và nhóm HS đi bộ.

Giao cho các nhóm thảo luận đánh giá mức độ an toàn và không an toàn của đường phố theo bảng kê các tiêu chí. (19 tiêu chí)

- GV hướng dẫn- HS làm vào bảng. Ghi chữ A hoặc chữ K.

- Các nhóm tổng kết, đánh giá(cộng lại có mấy chữ A, mấy chữ K)

- GV nhận xét KL: 3. Củng cố:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS 2 nhóm cử người hoàn thiện phương án chuẩn bị ở lớp.

an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.

- Kết luận: Đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con dường đủ điều kiện an toàn để đi.

Một phần của tài liệu TUAN 5 DUNG (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w