Phân phối: Từ nơi xuất phát (UK) đến nơi nhận (Việt Nam)

Một phần của tài liệu SỔ TAY QUỐC GIA CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU LUSH (Trang 31 - 35)

D. Kết hợp các phương thức xúc tiến:

E. Phân phối: Từ nơi xuất phát (UK) đến nơi nhận (Việt Nam)

1. Lựa chọn cảng: a. Cảng đầu:

- Cảng Southampton, Anh: nằm trong khu vực trung tâm bờ Nam Vương Quốc Anh, cách sân bay quốc tế Southampton 7 km.

b. Cảng đích:

- Cảng Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam: Gần kho bãi và các cửa hàng chính của Lush, dễ dàng phân phối đến các khu vực khác.

=> Thời gian vận chuyển: 28 ngày (ngắn nhất trong tất cả các cảng ở Anh)

2. Lựa chọn phương thức vận chuyển: Ưu điểm/nhược điểm của từng phương thức

Ưu điểm Nhược điểm

Đường sắt

- Có thể vận chuyển được tuyến đường dài, ổn định.

- Cước phí thấp.

- Hàng hoá được đặt trong toa tàu nên đảm bảo được chất lượng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. - Khối lượng hàng hoá được vận chuyển là rất lớn.

- Không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

- Khả năng xảy ra tai nạn giao thông thấp

- Thời gian vận chuyển khá lâu. - Không linh hoạt: Chỉ đi trên các tuyến đường ray có sẵn, cần phương tiện trung gian (xe tải,..) để vận chuyển trực tiếp đến kho bãi, cửa hàng.

Hàng không

- Vận chuyển nhanh nhất.

- Phù hợp với vận chuyển hàng hóa quốc tế (xuyên quốc gia, khoảng cách địa lý lớn).

- Tỉ lệ xảy ra tai nạn rất thấp

- Khối lượng hàng hoá nhỏ. - Cước phí rất cao.

- Thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

- Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Đường biển

- Phù hợp với vận chuyển quốc tế (xuyên quốc gia, khoảng cách địa lý lớn)

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển rất lớn.

- Chi phí vận chuyển thấp nhất so với các phương tiện còn lại, đối với số lượng hàng hoá lớn.

- Việc lưu thông trên đường biển dễ dàng, rộng, thoáng nên hạn chế được việc va chạm, tai nạn,...

- Thời gian vận chuyển lâu.

- Không thể đến tận các kho bãi, chỉ cập bến cảng, cần phương tiện trung gian (xe tải,...).

- Tốn chi phí bốc xếp, dỡ hàng hoá khi lên xuống tàu.

- Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. - Khi xảy ra sự cố trên tàu thì thiệt hại về hàng hoá rất lớn. Trong điều kiện có bảo hiểm thì chi phí mua bảo hiểm cũng không hề rẻ.

Đường bộ

- Linh hoạt (không phụ thuộc giờ giấc).

- Chỉ hiệu quả ở cự ly ngắn và trung bình (ít sử dụng khi vận chuyển

- Tiết kiệm thời gian hơn so với đường sắt và đường biển.

- Đảm bảo được hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển.

- Vận chuyển trực tiếp từ kho sản xuất đến kho nhập hàng mà không cần đến phương tiện trung gian nào.

xuyên quốc gia với khoảng cách địa lý lớn).

- Phí, thuế cầu đường, phí nhiên liệu cao,...

- Nhiều rủi ro: tai nạn, kẹt xe,... - Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn nhiều so với đường sắt và đường biển.

=> Lush tuân theo hai loại phương thức vận chuyển để cung cấp hàng hóa của họ:

Đường hàng không:

- 20% hàng hóa của Lush được vận chuyển bằng cách sử dụng máy bay

- Đây là giải pháp vận chuyển chuyên nghiệp hàng đầu có điều kiện vận chuyển hàng tốt, nhiệt độ mát và ổn định trong suốt thời gian vận chuyển nên giữ nguyên được chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên mức chi phí khá cao nên Lush chỉ áp dụng với một số hàng hóa cao cấp như: nước hoa, sữa tắm cao cấp

Đường thủy:

- 80% hàng hóa được vận chuyển qua phương thức này bởi vì nó là một phương pháp hiệu quả về chi phí và thân thiện với môi trường, phù hợp với mục tiêu và chiến lược mà Lush đã đưa ra.

- Các hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng tàu Container: Hàng hóa được xếp vào từng pallet vå đóng vào container kim loại để vận chuyển đường biển.

- Chi phí vận chuyển thấp hơn so với đường bay

- Khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, phù hợp với việc vận chuyển các đơn hàng lớn giữa các châu lục

- Tuy nhiên, kho container có nhiệt độ cao, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Lush => chính vì vậy Lush luôn trang bị hệ thống màng bảo vệ cho sản phẩm của mình: bao bì và hệ thống container riêng biệt.

3. Đóng gói:

a. Quy định về đóng gói và dán nhãn: - Theo Thông tư 06/2011/TT-BYT.

b. Container hóa:

- Đảm bảo được chất lượng hàng hoá (vì hàng hoá được đặt trong container nên tránh được thất thoát, ảnh hưởng bởi thời tiết).

- Sản phẩm của Lush chỉ vận chuyển bằng Container lạnh.

- Nên gửi ghép với các mặt hàng khác (dược phẩm, các thương hiệu mỹ phẩm khác, thực phẩm chức năng,..) để tiết kiệm chi phí.

c. Chi phí:

- Chi phí vận chuyển. - Chi phí bảo hiểm.

- Chi phí làm giấy tờ, thủ tục hải quan (xuất nhập khẩu). - Thuế nhập khẩu (10-27%) và thuế VAT (10%).

- Lệ phí công bố mỹ phẩm (Thông tư 277/2016/TT-BTC ngày 14/11/ 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): 500.000 VNĐ/sản phẩm mỹ phẩm.

4. Chứng từ cần thiết: a. Vận đơn:

- CIF, Incoterms 2020 b. Cập bến:

- Hoá đơn cước biển và hoá đơn CIC: trường hợp mua giá FOB. - Hoá đơn phụ phí tại cảng xuất: trường hợp mua giá EXW - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

c. Hóa đơn hàng không:

- Bill of lading, Invoice, Packing List, Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. d. Hóa đơn thương mại:

- Bill of lading, Invoice, Packing List, tờ khai hải quan. e. Hóa đơn chiếu lệ:

- Thông tin hóa đơn: số và ngày hóa đơn (date, invoice number) - Seller: tên, địa chỉ đăng ký kinh doanh, tell, fax của người bán - Buyer: tên, địa chỉ đăng ký kinh doanh, tel, fax người mua

- Thông tin hàng hóa: tên hàng, đơn giá, số lượng giao dịch, quy cách đóng gói, tổng tiền thanh toán.

- Payment term: phương thức thanh toán quốc tế theo thỏa thuận: T/T 100% (By T/T, 100% advance).

- Thông tin ngân hàng bên bán (bên thụ hưởng) - Port of Loading (Cảng bốc hàng)

- Port of Destination (Cảng đến)

- ETD/ ETA (Estimated time delivery/ Estimated Time Arrival): ngày giao hàng và ngày hàng đến theo dự kiến.

f. Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng: - Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

g. Tuyên bố xuất xứ:

- Chứng nhận xuất xứ hàng hoá - C/O (Certificate of origin). h. Tài liệu đặc biệt:

- Sales contract (Hợp đồng mua bán) - Hồ sơ công bố mỹ phẩm:

+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm + Giấy Đăng ký kinh doanh

+ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất

5. Yêu cầu bảo hiểm:

- Tuỳ thuộc vào phương thức vận chuyển (dựa theo các điều kiện thương mại quốc tế Incoterm 2010). Riêng đối với đường biển:

+ Điều kiện vận chuyển liên quan đến bảo hiểm là CIP và CIF. + Điều kiện bảo hiểm là A, B hoặc C.

+ Phí mua bảo hiểm khoảng 0.06 – 0.075% tính trên trị giá mua bảo hiểm. + Trị giá mua bảo hiểm có thể là giá FOB hoặc giá CIF

- Phải mua đối với các mặt hàng cần bảo hiểm

- Hàng hoá có giá trị cao, khối lượng hàng hoá lớn: nên mua bảo hiểm.

Một phần của tài liệu SỔ TAY QUỐC GIA CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU LUSH (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)