Các cách phân loại lỗi

Một phần của tài liệu Cau truc so sanh trong tieng Viet va tieng Han (Trang 42 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Các cách phân loại lỗi

Tuỳ theo quan điểm và mục đích nghiên cứu, cĩ thể chia lỗi học L2 theo các tiêu chí khác nhau. Dƣới đây là một vài cách phân loại của các nhà nghiên cứu:

1.2.3.1. Phân loại theo nguyên nhân mắc lỗi

Đại biểu của quan điểm phân loại này trƣớc tiên phải kể đến L. Selinker. Theo tác giả này, dựa vào nguyên nhân mắc lỗi và quá trình tâm lí ngơn ngữ của ngƣời học, cĩ thể chia lỗi thành 5 loại, đĩ là:

(1) Lỗi chuyển di ngơn ngữ;

(2) Lỗi chuyển di mơi trƣờng học;

(3) Lỗi do áp dụng thái quá quy tắc ngơn ngữ đích; (4) Lỗi do chiến lƣợc học ngơn ngữ đích;

(5) Lỗi do chiến lƣợc giao tiếp ngơn ngữ đích.

Hai tác giả là H.Dulay và M.Burt cũng dựa trên các quá trình tâm lí ngơn ngữ đã chia lỗi thành 4 kiểu, là:

(1) Lỗi cĩ hình dạng chuyển di ngơn ngữ; (2) Lỗi phát triển ngơn ngữ;

(3) Lỗi mơ hồ; (4) Lỗi duy nhất.

Tác giả Abbot lại chia lỗi thành hai nhĩm căn cứ vào nguyên nhân mắc lỗi, là:

(1) Lỗi năng lực, bao gồm lỗi do chuyển di L1, lỗi do tính phức tạp của L2 và mơi trƣờng học;

(2) Lỗi hoạt ngơn, bao gồm lỗi do xử lí các vấn đề ngơn ngữ và lỗi do chiến lƣợc giao tiếp.

Quan điểm của tác giả J.C.Richards phần nào cĩ khác với quan điểm của các tác giả dẫn trên khi ơng đã loại trừ yếu tố chuyển di ngơn ngữ, khơng phân biệt đặc điểm tiếng mẹ đẻ và cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến ngƣời học mắc lỗi sử dụng L2 là do cách tiếp cận lệch lạc các qui tắc ngữ pháp L2. Dựa vào nguyên nhân này, tác giả đã chia lỗi thành bốn loại, đĩ là:

(1) Lỗi do khái quát thái quá qui tắc;

(2) Lỗi do khơng chú ý đến giới hạn ứng dụng của qui tắc; (3) Lỗi do ứng dụng sai các qui tắc;

(4) Lỗi do nhận định sai qui tắc.

Cĩ thể nĩi rằng, phân loại lỗi dựa trên các quá trình tâm lí ngơn ngữ là tìm về nguyên nhân mắc lỗi. Cách phân loại này, nhìn từ gĩc độ tâm lí ngƣời dạy L2 là điều hữu ích bởi vì nĩ giúp cho ngƣời dạy hiểu đƣợc cơ chế, căn nguyên hình thành lỗi trong hệ ngữ trung gian của ngƣời học.

Song, cũng cần phải thấy đƣợc rằng phân loại lỗi theo tiêu chí này sẽ khơng giúp ích đƣợc nhiều cho ngƣời học bởi vì điều họ quan tâm hàng đầu khi biết mình mắc lỗi khơng phải là làm thế nào để sửa lỗi.

Tĩm lại, việc phân loại lỗi theo nguyên nhân quá trình tâm lí tuy đã cĩ thể tìm ra căn nguyên mắc lỗi nhƣng chƣa đƣa ra đƣợc lời giải đáp về biện pháp sửa chữa lỗi một cách thoả đáng. Hơn nữa, các quá trình tâm lí ngơn ngữ là vơ hình nên việc phân loại dựa vào đĩ sẽ khơng tránh khỏi khiên cƣỡng vì khơng ai cĩ thể thống kê hết tồn bộ quá trình tâm lí ngơn ngữ.

1.2.3.2. Phân loại lỗi theo tính chất của lỗi

Dựa vào tính chất hệ thống của lỗi, nhiều tác giả đã phân lỗi thành các nhĩm khác nhau.

- Tác giả M.P.Jain đã phân lỗi thành hai loại là lỗi cĩ hệ thốnglỗi bất hệ thống.

Lỗi cĩ hệ thống phản ánh đặc trƣng hệ thống ngơn ngữ của ngƣời học ở thời điểm đang xét. Lỗi bất hệ thống là kiểu lỗi chƣa đi vào ổn định trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, cĩ lúc thì xuất hiện, cĩ lúc lại khơng. Đây là cách phân loại cĩ liên quan đến hệ ngữ trung gian của ngƣời học.

- Tác giả M.Burt vaf C.Kiparshy lại căn cứ vào tính chất ảnh hƣởng của lỗi để chia chúng thành hai loại: lỗi cục bộlỗi tổng thể.

Lỗi cục bộ chỉ ảnh hƣởng đến một bộ phận nào đĩ của câu hay phát ngơn. Loại lỗi này khơng làm ảnh hƣởng nhiều đến việc ngƣời nghe, ngƣời đọc hiểu nghĩa của tồn câu hay phát ngơn. Chẳng hạn, cĩ một em sinh viên Trung Quốc đã viết nhƣ sau:

Ví dụ: Từ núi chân(chân núi) đến núi đỉnh(đỉnh núi) đi mất khoảng nửa giờ. ( BTTN, SBD 1031)

Ví dụ: Nếu ngày mai trời mưa chúng ta thì sẽ đi vườn cơng (cơng viên).

( BTTN, SBD 1031)

Ngƣợc lại, lỗi tổng thể là lỗi làm cho nghĩa của câu / phát ngơn trở nên mơ hồ. Ngƣời nghe / đọc khơng hiểu nghĩa của câu / phát ngơn, ví dụ:

Ví dụ : Đảo Hải Nam mỗi năm đều cĩ trong ngoại người khách rất nhiều. ( BTTN, SBD 1035)

Ví dụ: Anh của tơi con trẻ em là thứ hai cấp 1.

( Trương Tiểu Song, K 2010)

Tĩm lại, việc chia lỗi theo hƣớng lỗi cục bộ hay lỗi tổng thể cĩ vẻ nhƣ đơn giản nhƣng thực tế ngƣời học đa số là mắc lỗi cục bộ cho nên phân loại theo lỗi tổng thể hay cục bộ khơng cĩ tác dụng cao.

- Tác giả Phạm Đăng Bình cũng chia lỗi thành hai nhĩm: lỗi phổ biến

lỗi đặc trưng.

Lỗi phổ biến là lỗi chung cho tất cả mọi ngƣời học L2, khơng tính đến sự khác biệt về ngơn ngữ và đặc trƣng văn hố dân tộc. Cịn lỗi đặc trưng là lỗi riêng cho từng nhĩm ngƣời học cĩ cùng chung một thứ tiếng mẹ đẻ và cĩ chung một nền văn hố.

Với cách phân loại này, chúng ta cĩ thể áp dụng cho tất cả mọi đối tƣợng ngƣời học, khơng kể họ cĩ tiếng mẹ đẻ là gì. Song cũng cần phải thấy hạn chế của cách phân loại này là ngƣời nghiên cứu phải nắm đƣợc tất cả ngơn ngữ L1 của ngƣời học hay các nhĩm ngơn ngữ. Bởi nếu khơng nắm đƣợc L1 hay nền văn hố của ngƣời học, ngƣời nghiên cứu sẽ khơng thể tiến hành phân loại lỗi theo đặc điểm của từng ngơn ngữ và nền văn hố đƣợc.

- Tác giả S.P.Corder phân lỗi thành bốn kiểu, đĩ là: thiếu / bỏ qua, thừa/ thêm vào, lựa chọn, và sai trật tự.

Lỗi thiếu là lỗi bỏ qua một hay một số yếu tố từ vựng, ngữ pháp bắt buộc nào đĩ trong L2, ví dụ nhƣ thiếu loại từ. Một sinh viên Trung Quốc học chuyên ngành Tiếng Việt đã viết nhƣ sau:

Ví dụ : Hơm qua tơi đã mua được một dao rất tốt.

( Trƣơng Siêu, K 2010 ) Trong ví dụ này, cần phải thêm loại từ „con‟ vào giữa số từ và danh từ : “Hơm qua...một con dao rất tốt”.

Lỗi thừa là lỗi thêm vào một yếu tố khơng cần thiết hoặc khơng đƣợc chấp nhận trong hệ thống L2, ví dụ thêm loại từ trong trƣờng hợp lẽ ra khơng cần dùng, kiểu nhƣ trƣờng hợp dùng từ „quả‟ sau đây:

Ví dụ: Hơm nay tơi đã mua hai cân quả đào.

( Lỗ Hƣng Phân, K 2010 )

Lỗi lựa chọn ( cĩ người gọi là lỗi thế ) là kiểu lỗi lấy yếu tố từ vựng, ngữ pháp này thay vào chỗ yếu tố khác khơng đúng hoặc sai vị trí, chẳng hạn:

Ví dụ : a- Dạo này nhiệt độ bên ngồi cao ra.

( Lỗ Hƣng Phân, K 2010 )

b - Phía đơng Trung Quốc là hải.

( Hồ Hồng Thái, K 2010 ).

Trong ví dụ 16a, cần thay từ ra bằng từ lên, cịn trong ví dụ 16b cần thay từ hải bằng từ biển.

Lỗi sai trật tự là kiểu lỗi dùng sai trật tự yếu tố nào đĩ trong cấu trúc của L2 nhƣ ví dụ dƣới đây:

Ví dụ: Tơi đã cĩ mới tài khoản ở ngân hàng.

( La Quang Lan, K2010)

Vị trí của từ mới và từ tài khoản đã khơng đúng, cần phải đổi vị trí cho nhau. (Xin xem thêm kiểu lỗi này ở ví dụ 10).

Bốn kiểu lỗi mà S.P.Corder đề xuất đƣợc luận văn vận dụng để phân loại các câu mắc lỗi đã khảo sát. Ƣu điểm của cách phân loại lỗi này là nĩ cĩ thể ứng dụng cho các dạng lỗi, bất kể lỗi đĩ là gì và cho mọi đối tƣợng ngƣời học. Đặc biệt, cách phân loại này sẽ định hƣớng cho ngƣời học biết cách sửa lỗi: Nếu là thừa thì bỏ đi, nếu là thiếu thì thêm vào, thế sai thì chọn yếu tố khác

thay thế, và đặt sai vị trí thì đổi lại cho đúng…

Một phần của tài liệu Cau truc so sanh trong tieng Viet va tieng Han (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)