NGUYÊN NHÂN VIẾ T/ NĨI NHỮNG CẤU TRÚC SO SÁNH MẮC

Một phần của tài liệu Cau truc so sanh trong tieng Viet va tieng Han (Trang 112)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. NGUYÊN NHÂN VIẾ T/ NĨI NHỮNG CẤU TRÚC SO SÁNH MẮC

LỖI CỦA NGƢỜI TRUNG QUỐC VÀ HƢỚNG SỬA LỖI

3.2.1. Nguyên nhân viết cấu trúc so sánh tiếng Việt mắc lỗi của người Trung Quốc

Đúng nhƣ tác giả Mã Á Lệ đã khẳng định, “… việc phát hiện lỗi đã khĩ, việc tìm ra nguyên nhân mắc lỗi lại cịn khĩ hơn”. Bởi cùng một hiện tƣợng mắc lỗi nhƣng nguyên nhân dẫn đến lỗi lại khơng giống nhau. Mặt khác, khĩ cĩ thể phân biệt rạch rịi giữa các nguyên nhân mắc lỗi, lại cĩ những lỗi khơng phải do một nguyên nhân mà là do nhiều nguyên nhân.

Cũng cần phải nĩi ngay rằng, nguyên nhân viết / nĩi câu mắc lỗi nĩi chung và cấu trúc so sánh tiếng Việt mắc lỗi nĩi riêng mà chúng tơi trình bày ở đây về mặt lí luận cĩ thể là khơng mới vì đã cĩ nhiều ngƣời chỉ ra nhƣng chúng vẫn đƣợc chúng tơi điểm lại ở mục này để làm căn cứ cho việc đƣa ra hƣớng sửa lỗi ở mục sau ( mục 3.2.2.).

Nhìn vào các loại lỗi đã miêu tả ở mục 3.1, ta dễ dàng nhận thấy, cĩ một số lỗi chỉ cĩ ngƣời Trung quốc nĩi chung, sinh viên Trung Quốc nĩi riêng mới mắc, nhƣng cũng cĩ những lỗi là của chung của tất cả ngƣời học và sử dụng tiếng Việt, tức mọi ngƣời đều mắc. Điều này khiến cho ta nghĩ đến sẽ cĩ những nguyên nhân gây lỗi mang tính phổ biến và cũng sẽ cĩ những nguyên nhân gây lỗi mang tính đặc thù.

Căn cứ vào thực tế khảo sát các kiểu cấu trúc so sánh tiếng Việt mắc lỗi mà ngƣời Trung Quốc học đã viết / nĩi, chúng tơi cho rằng cĩ ba nguyên nhân cơ bản khiến ngƣời TQ đã nĩi / viết những câu so sánh TV mắc lỗi, là: (1) Do hiểu biết về L2 (ngơn ngữ thứ hai) của ngƣời học cịn hạn chế;

(2) Do chuyển di tiêu cực từ L1 sang L2;

(3) Do ý thức sử dụng L2 của ngƣời học cịn chƣa tốt.

3.2.1. 1. Lỗi do hiểu biết L2 của người học cịn hạn chế

Cĩ thể nĩi, nguyên nhân đầu tiên khiến ngƣời học nĩi chung mắc lỗi sử dụng L2 là do ngƣời học chƣa nắm chắc L2 một cách thấu đáo. Vì vậy, khi dạy và học L2, cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học đều hƣớng tới đích chung là làm thế nào để ngƣời học hiểu đƣợc L2 một cách tốt nhất. Một khi ngƣời học đã nắm đƣợc L2, kèm theo cĩ ý thức tốt trong khi dùng L2 thì việc phạm lỗi sẽ giảm hoặc thậm trí khơng cịn và ngƣợc lại, nếu ngƣời học chƣa nắm đƣợc L2 tốt thì dù họ cĩ ý thức tốt trong việc sử dụng L2 đến đâu thì vẫn khơng thể tránh đƣợc lỗi.

Nguyên nhân đang bàn ở đây mang tính „nhân loại‟. Nĩ khơng chỉ là nguyên nhân dành riêng cho ngƣời học ngoại ngữ mà cịn cho cả ngƣời học tiếng mẹ đẻ.

Với nguyên nhân mắc lỗi này, khơng cĩ cách khắc phục nào hơn là cần phải làm cho ngƣời học nắm đƣợc L2 càng chắc, càng nhanh càng tốt. Mặc dù, làm thế nào để nắm đƣợc một ngơn ngữ? Nắm đƣợc một ngơn ngữ nghĩa là nắm đƣợc những cái gì ở ngơn ngữ đĩ? Cĩ bao giờ ngƣời học nắm hết đƣợc những tri thức của một ngơn ngữ khơng? Đây là những câu hỏi khơng dễ trả lời.

Trong số những lỗi viết cấu trúc so sánh TV của ngƣời Trung Quốc đã trình bày ở mục (3.1), cĩ những lỗi là do ngƣời Trung Quốc chƣa nắm đƣợc những tri thức về TV. Những tri thức đĩ cĩ thể là tri thức về cách diễn đạt một cấu trúc so sánh, cĩ thể là tri thức về nghĩa và cách dùng từ so sánh hay tri thức văn hĩa chi phối việc lựa chọn đối tƣợng so sánh,…

Chúng tơi đã phỏng vấn 5 em sinh viên Trung Quốc học chuyên ngành tiếng Việt ở Học viện Văn Sơn dùng khơng phân biệt ba từ: „bằng nhau‟, „giống nhau‟, „giống‟ trong tiếng Việt khơng đúng để tìm nguyên nhân mắc lỗi sử dụng các từ này thì cả ba em đều nĩi là “khơng biết nghĩa và sự khác nhau về nghĩa của ba từ này là gì”. Nhƣ vậy, vì „khơng biết nghĩa‟, tức khơng nắm đƣợc nghĩa của từ là nguyên nhân chính dẫn đến lỗi ở đây.

Những lỗi nhƣ viết sai vị trí của thành tố phƣơng diện so sánh trong cấu trúc cũng một phần là do ngƣời Trung Quốc chƣa nắm đƣợc mơ hình cấu trúc cấu trúc so sánh của tiếng Việt, đặc biệt là chƣa nắm đƣợc một qui tắc kết hợp các đơn vị ngơn ngữ trong tiếng Việt cơ bản là chính trƣớc, phụ sau (ở đây chúng tơi tạm loại trừ nguyên nhân ý thức).

Tĩm lại, trình độ L2 của ngƣời sử dụng cịn hạn chế là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến lỗi của ngƣời sử dụng L2.

3.2.1.2. Lỗi chuyển di tiêu cực từ L1 ( ở đây là tiếng Hán) sang L2 ( ở đây là tiếng Việt).

Đây là nguyên nhân cơ bản và khơng kém phần quan trọng gây nên những lỗi viết cấu trúc so sánh TV của ngƣời Trung Quốc. Dƣới đây là một số lỗi sử dụng cấu trúc so sánh tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc do chuyển di tiêu cực từ tiếng Hán sang tiếng Việt:

a) Lỗi sử dụng sai vị trí của (các) thành tố do chuyển di tiêu cực tiếng Hán sang tiếng Việt

Dễ dàng tìm thấy trong tiếng Việt và tiếng Hán, cĩ một số cấu trúc so sánh đồng nghĩa nhƣng lại khác biệt về mơ hình cấu trúc. Chẳng hạn, kiểu cấu trúc so sánh „A … hơn / bằng / nhƣ B‟: trong tiếng Việt cĩ mơ hình khái quát là A + t + tss + B, cịn trong tiếng Hán lại là A + tss + B + t.

Nhìn vào mơ hình cấu trúc này cĩ thể thấy cái khác dễ thấy là trong tiếng Việt, thành tố t và thành tố tss thƣờng đứng liền nhau và đựng trƣớc thành tố B. Trong tiếng Hán, thành tố B thƣờng xen giữa thành tố t và tss, đồng thời nĩ thƣờng đƣợc đặt cuối cấu trúc so sánh. Sự khác biệt này đã khiến một số ngƣời Trung Quốc viết / nĩi sai vị trí các thành tố của cấu trúc so sánh.

So sánh hai cấu trúc so sánh đồng nghĩa của tiếng Việt và tiếng Hán sau: Ví dụ (18): Tiếng Hán: 他 比 我 高。

A tss B t

Tiếng Việt: Anh ấy cao hơn tơi. A t tss B Tiếng Hán: 她 比 我 喜欢你

A tss B t

Tiếng Việt: Cơ ấy thích bạn hơn tơi.

Tƣơng tự, kiểu cấu trúc so sánh hơn nhất trong tiếng Việt và tiếng Hán giống nhau về ngữ nghĩa nhƣng mơ hình cấu trúc cũng cĩ điểm khác biệt.

Trong tiếng Việt, mơ hình cấu trúc của kiểu so sánh này là:A + t + nhất; cịn trong tiếng Hán, mơ hình cấu trúc lại là: A + nhất + t. Sự khác biệt này đã dẫn đến lỗi viết cấu trúc so sánh tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc.

Ví dụ (19):

Tiếng Việt: Tơi thích bơi nhất. A t tss Tiếng Hán: 我 最 喜欢游泳。

A tss t

Tiếng Việt: Trong lớp ta, bạn Hoa xinh nhất. Tiếng Hán: 我们班, 阿花最漂亮。 A tss t

Cĩ thể nĩi, chính vị trí của (các) thành tố trong cấu trúc so sánh tiếng Hán khác vị trí của (các) thành tố trong cấu trúc so sánh tiếng Việt nhƣ các ví dụ dẫn trên là nguyên nhân khiến một số ngƣời Trung Quốc mắc lỗi khi sử dụng cấu trúc so sánh trong tiếng Việt. Đây là kiểu lỗi chuyển di máy mĩc tiếng mẹ đẻ (L1) sang ngơn ngữ thứ 2 (L2). Nĩi cụ thể hơn, một số ngƣời Trung Quốc đã chuyển di máy mĩc kiểu cấu trúc so sánh này của tiếng Hán sang cấu trúc so sánh của tiếng Việt tƣơng đƣơng.

Theo thứ tự của các thành tố trong cấu trúc so sánh, ở ví dụ 18, cấu trúc so sánh đƣợc ngƣời Trung Quốc chuyển di sang tiếng Việt là:

+ Anh ấy hơn tơi cao. + Cơ ấy hơn tơi thích bạn.

Tƣơng tự, ở ví dụ (19), cấu trúc so sánh tiếng Hán đƣợc ngƣời Trung Quốc chuyển di sang tiếng Việt là:

+ Tơi nhất thích bơi. + Cơ ấy hơn tơi thích bạn.

Sự chuyển di máy mĩc nhƣ trên đã khiến cấu trúc so sánh tiếng Việt mắc lỗi – lỗi dùng khơng đúng vị trí của các thành tố t, tss và B.

b) Lỗi dùng thừa từdo chuyển di cách nĩi của tiếng Hán sang tiếng Việt

Một trong những nguyên nhân khiến ngƣời Trung Quốc thƣờng viết / nĩi cấu trúc so sánh tiếng Việt mắc lỗi thừa từ cũng là do sự chuyển di tiêu cực từ tiếng Hán sang tiếng Việt.

Xin dẫn lại ví dụ (8): Quả chuối ngon hơn quả táo. (Dƣơng Vân Nga). (Tiếng Hán: 香蕉比苹果好吃)。

Ở đây, nguyên văn tiếng Hán là „quả chuối‟… „quả lê‟ cho nên ngƣời Trung Quốc đã máy mĩc chuyển di sang tiếng Việt mà khơng biết rằng trong tiếng Việt chỉ cần nĩi „chuối ngon hơn lê‟ là đủ, khơng dùng lƣợng từ „quả‟.

c) Lỗi dùng sai nghĩa của từ do chuyển di nghĩa của từ tiếng Hán sang tiếng Việt một cách máy mĩc

Lỗi này là do ngƣời viết đã phiên dịch từ tiếng Hán sang từ tiếng Việt một cách máy mĩc khiến cấu trúc so sánh mắc lỗi.

Xem lại ví dụ (6): Mức sống sinh hoạt hiện nay của ngƣời dân xa xa cao hơn ngày xƣa. (Dƣơng Bình).

Nhƣ đã phân tích ở trên, từ „xa xa‟ dùng khơng đúng nghĩa do ngƣời nĩi đã dịch máy mĩc từ „远远‟ của tiếng Hán sang tiếng Việt (Câu này nguyên văn tiếng Hán là:现在的生活水平远远高于以前).Cụm từ „远远高‟ của tiếng Hán cĩ nghĩa là „xa xa cao‟. Khi chuyển di sang tiếng Việt khơng nên giữ nguyên nghĩa này mà phải nĩi theo cách nĩi của ngƣời Việt là „cao hơn nhiều‟.

Tĩm lại, sự khác biệt giữa hai ngơn ngữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chuyển di trong chiến lƣợc học ngoại ngữ nĩi riêng và sử dụng ngơn ngữ thứ hai nĩi chung.

3.2.1.3. Lỗi do ý thức của người sử dụng ngơn ngữ chưa tốt

Cĩ thể nĩi, nếu ngƣời sử dụng cĩ ý thức sử dụng ngơn ngữ ( bao gồm cả L1 và L2 ) khơng tốt thì hiện tƣợng mắc lỗi sẽ khơng thể tránh khỏi.

Thực tế sử dụng ngơn ngữ cho thấy, cĩ những lỗi ngƣời sử dụng L2 mắc khơng phải do khơng nắm đƣợc ngơn ngữ đĩ mà là do „cẩu thả‟, „khơng cĩ ý thức‟. Chẳng hạn, chúng tơi đã phỏng vấn một em sinh viên Trung Quốc viết sai cấu trúc so sánh cĩ sử dụng từ „càng‟. Em sinh viên này mặc dù vẫn biết muốn dùng từ „càng‟ để diễn đạt ý so sánh thì cấu trúc so sánh chứa nĩ phải cĩ một vế đứng trƣớc nĩi về cái đƣợc so sánh và phƣơng diện so sánh, song vẫn lƣợc bớt vế đứng trƣớc này khiến cho cấu trúc so sánh mắc lỗi về câu (câu ghép

thiếu vê). Đặc biệt lỗi này ngƣời nĩi / viết đã mắc cả khi sử dụng cấu trúc so sánh tƣơng đƣơng trong tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, một sinh viên Trung Quốc đã viết những câu so sánh tiếng Hán và tiếng Việt mắc lỗi về câu nhƣ sau:

Ví dụ (20): - Tiếng Hán: 她更漂亮。 - Tiếng Việt: Cơ ấy càng xinh. - Tiếng Hán: 越南更热。

- Tiếng Việt: Việt Nam càng nĩng.

Nhƣ đã nĩi, cả cấu trúc so sánh tiếng Việt và tiếng Hán trong ví dụ (20) đều mắc lỗi về câu.

Tĩm lại, ba nguyên nhân dẫn đến lỗi sử dụng cấu trúc so sánh tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc trình bày ở trên tuy chƣa phải là tất cả nhƣng đĩ là những nguyên nhân cơ bản mà bất cứ ngƣời nào dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi nĩi chung và cho ngƣời Trung Quốc nĩi riêng đều nên biết.

3.2.2. Về vấn đề sửa lỗi cấu trúc so sánh tiếng Việt cho người nước ngồi (ở đây là người Trung Quốc) học tiếng Việt

Trong dạy và học ngoại ngữ, cái đích đặt ra cho ngƣời dạy ngoại ngữ là làm thế nào để ngƣời học nắm và sử dụng tốt L2, vì thế, ngồi việc phải cung cấp tri thức L2 cho ngƣời học, cịn phải biết phát hiện và sửa lỗi sử dụng L2 cho họ.

Trên cơ sở tiếp thu cĩ chọn lọc những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trƣớc và căn cứ vào thực tế mắc lỗi viết câu nĩi chung và cấu trúc so sánh tiếng Việt nĩi riêng của sinh viên Trung Quốc chuyên ngành Tiếng Việt, căn cứ vào thực tế giảng dạy TV với tƣ cách là một ngoại ngữ cho sinh viên, chúng tơi bƣớc đầu đƣa ra nguyên tắc và qui trình sửa các câu mắc lỗi sau đây:

3.2.2.1. Nguyên tắc sửa lỗi

Tác giả Nguyễn Linh Chi đã đƣa ra ba nguyên tắc khi sửa lỗi cho ngƣời học L2, đĩ là: “Chữa một cách hiệu quả”, “ Chữa lỗi nên cẩn thận, thơng cảm” và “ Chọn những cách chữa lỗi phù hợp với sở thích của ngƣời học”.

Tiếp thu cĩ chọn lọc và bổ sung nguyên tắc chữa lỗi của tác giả Nguyễn Linh Chi, luận văn này đặt ra một số nguyên tắc chữa lỗi sau đây:

- Thứ nhất: Đảm bảo tính hiệu quả. Tính hiệu quả ở đây trƣớc hết thể

hiện ở sự thay đổi của đối tƣợng mắc lỗi. Chẳng hạn, từ một cấu trúc so sánh mắc lỗi A, sau khi sửa sẽ trở thành một cấu trúc so sánh đúng chứ khơng phải là sau khi sửa thì lại chuyển sang cấu trúc so sánh mắc lỗi B (tức là sửa đƣợc lỗi này lại bị mắc lỗi khác).

Tính hiệu quả ở đây cịn thể hiện ở sự thay đổi nhận thức của ngƣời sử dụng L2. Tức là, sau khi sửa một cấu trúc so sánh mắc lỗi nào đĩ, ngƣời viết sẽ khơng bị vi phạm kiểu lỗi này trong những hồn cảnh sử dụng ngơn ngữ tƣơng tự;

- Thứ hai: Đảm bảo sự trung thành với nội dung của cấu trúc so sánh mà

ngƣời viết muốn thể hiện. Sự trung thành ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa là khi sửa một cấu trúc so sánh mắc lỗi nào đĩ, ngƣời sửa lỗi phải cố gắng giữ đƣợc nội dung cần diễn đạt của ngƣời viết. Tránh tình trạng sửa lỗi xong, cấu trúc so sánh đƣợc sửa lại hồn tồn thay đổi về nội dung, khơng đúng với ý đồ của ngƣời viết;

- Thứ ba: Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu trong quá trình sửa lỗi. Một

hiện tƣợng mắc lỗi cĩ thể cĩ nhiều cách sửa. Chọn cách sửa nào nhanh, đơn giản và dễ hiểu là cơng việc đặt ra cho ngƣời sửa lỗi;

- Thứ tư: Đảm bảo phù hợp với đối tƣợng viết cấu trúc so sánh mắc lỗi.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng ngƣời viết mắc lỗi khơng giống nhau cho nên chọn phƣơng pháp sửa lỗi nào cũng cần phải chú ý tới việc xem nĩ cĩ phù hợp hay khơng phù hợp với ngƣời viết cấu trúc so sánh mắc lỗi.

- Thứ năm: Đảm bảo hiệu quả diễn đạt. Sửa một cấu trúc so sánh mắc

lỗi thành cấu trúc khơng mắc lỗi, đĩ là cái đích. Nhƣng chọn cách sửa nào để cuối cùng cấu trúc so sánh đã sửa đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

3.2.2.2. Qui trình sửa lỗi

a) Bước 1: Phát hiện lỗi (nhận diện lỗi)

Cĩ thể nĩi, cĩ những lỗi thể hiện tƣờng minh, ngƣời đọc nhìn vào đối tƣợng mắc lỗi là đã nhận ra lỗi, nhƣng cũng cĩ những lỗi ngƣời đọc phải qua

một thao tác suy ý mới tìm ra đƣợc. Bởi vậy, giúp ngƣời viết / nĩi phát hiện ra lỗi là cơng việc đầu tiên và khơng thể thiếu. Nếu phát hiện lỗi khơng đúng, khâu sửa lỗi sẽ khơng cĩ tính khả thi.

Ví dụ cĩ một cấu trúc so sánh TV mắc lỗi sau đây, ngƣời đọc khơng cần phải mất nhiều thời gian khi tìm lỗi:

Ví dụ (21): Trong lớp tơi, cơ ấy nhất xinh.

Nhìn vào cấu trúc so sánh TV này, ta cĩ thể thấy ngay đây là một cấu trúc so sánh mắc lỗi do đặt sai vị trí của thành tố t.

Song cũng cĩ những lỗi rất khĩ phát hiện kiểu cấu trúc so sánh mắc lỗi do dùng từ khơng đúng nghĩa nhƣ ví dụ sau đây:

Ví dụ (23): Bạn Hà cao giống bạn Minh. ( Nĩi đúng: Bạn Hà cao bằng bạn Minh).

Từ giống trong trƣờng hợp này dùng khơng đúng, cần thay bằng từ bằng. Cĩ những cấu trúc so sánh mắc lỗi dùng thừa từ rất khĩ phát hiện. Khĩ tới mức đơi khi cả ngƣời đọc lẫn ngƣời viết phải dùng thao tác suy luận mới phát hiện ra, nhƣ cấu trúc so sánh mắc lỗi trong ví dụ (24) dƣới đây:

Ví dụ (24): Minh Và Trí năm nay bằng tuổi nhau.

Phải qua thao tác suy ý mới cĩ thể phát hiện ra cấu trúc so sánh này mắc lỗi thừa từ „năm nay‟. Vì tuổi tác của con ngƣời là cố định. Minh và Trí đã

Một phần của tài liệu Cau truc so sanh trong tieng Viet va tieng Han (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)