Dạy nghề cho người nghèo

Một phần của tài liệu CTXH voi nguoi ngheo (Trang 25 - 28)

II. Dịch vụ xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo

1. Dạy nghề cho người nghèo

1.1 Mục tiêu: Dạy nghề là một dịch vụ dành cho tất cả mọi người, tuy nhiên

ưu tiên cho người nghèo thông qua các chính sách miễn giảm học phí để giúp họ có được tay nghề cần thiết để tạo việc làm ổn định, việc làm tại chỗ, việc làm ngoại tỉnh, việc làm tại các doanh nghiệp bao gồm cả các nông, lâm trường, khu kinh tế quốc phòng, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; tham gia lao động xuất khẩu góp phần giảm nghèo bền vững.

1.2 Đối tượng hỗ trợ học nghề: Tất cả mọi người trong đó ưu tiên người

trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là người nghèo), ưu tiên người nghèo là thanh niên và phụ nữ chưa qua đào tạo nghề.

1.3 Các hình thức dạy nghề: Ở tất cả các tỉnh đều có các cơ sở dạy nghề và

tạo việc làm được thành lập bởi chính quyền địa phương nhằm cung cấp các cơ hội học nghề cho các đối tượng nói trên. Mỗi địa phương có thể xây dựng các khoá dạy nghề khác nhau phù hợp với thị trường việc làm tại địa phương đó. Nhìn chung các địa phương đều có các hình thức dạy nghề sau:

11Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Tài liệu tập huấn cán bộ XĐGN xã, huyện, nxh Lao động- Xã hội

- Dạy nghề ngắn hạn tại các cơ sở dạy nghề, bao gồm cả các trung tâm Dạy nghề, các trường Dạy nghề, các trung tâm Giới thiệu việc làm, và các trung tâm Khuyến nông, lâm, thời gian dạy nghề không quá 12 tháng;

- Dạy nghề ngắn hạn theo hình thức vừa làm việc vừa học nghề tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các nông, lâm trường, các hợp tác xã tiêu thủ công nghiệp, thời gian dạy nghề không quá 06 tháng;

- Tổ chức các khoá bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (gọi tắt là đào tạo định hướng xuất khẩu lao động) tại các doanh nghiệp, các trung tâm Hướng nghiệp thời gian dạy nghề không quá 06 tháng;

- Dạy nghề ngắn hạn tại chỗ do các cở sở dạy nghề tổ chức theo hình thức lưu động, thời gian không quá 15 ngày.

1.4 Điều kiện người nghèo được hỗ trợ

- Người nghèo trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, chưa qua đào tạo nghề hoặc phải chuyển đổi nghề và có nhu cầu học nghề được cơ quan LĐ- TBXH giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp để học nghề ngắn hạn và không phải trả học phí;

- Người nghèo phải nộp đơn xin học nghề có xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú gửi cơ quan LĐ-TBXH xem xét, giải quyết.

1.5 Vai trò của nhân viên xã hội

- Tìm hiểu nguồn lực dạy nghề cho người nghèo:

+ Nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho người nghèo về học nghề là doanh nghiệp có đề án tự tổ chức dạy nghề theo hình thức truyền nghề, vừa làm vừa học và nhận người nghèo vào làm việc ổn định tại doanh nghiệp tối thiểu 24

tháng (Mức hỗ trợ cụ thể tuỳ thuộc vào hình thức và thời gian dạy nghề của doanh nghiệp và theo hợp đồng ký kết với cơ quan LĐ-TBXH);

+ Các chương trình dự án liên quan đến dạy nghề cho người nghèo, các đối tượng khó khăn;

+ Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống.

- Thu thập một số thông tin cơ bản từ người nghèo: Những thông tin chủ yếu cần thu thập bao gồm: Họ tên, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các lớp học nghề đã qua hoặc đang học (nếu có), tên nghề có nhu cầu học, lý do học, khả năng tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi học, các yêu cầu đối với lớp học (thời gian, địa điểm tổ chức, phương pháp giảng dạy, nhu cầu về các hỗ trợ khác), các điều kiện cần có để có được việc làm.

- Xác định nhu cầu học nghề: Từ các thông tin thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá và xác định:

+ Số người nghèo thực sự có nhu cầu học nghề, theo từng ngành nghề và cấp trình độ cụ thể. Cần có sự trao đổi và giải thích rõ hơn cho người nghèo để họ xác định lại nhu cầu học. Trong một số trường hợp, việc xác định nhu cầu thực học cần có sự tham vấn và hỗ trợ của cán bộ địa phương, tránh tình trạng do rỗi rãi mà đi học;

+ Những nghề cần đào tạo và cấp trình độ cần đào tạo. Việc lựa chọn nghề nào và cấp trình độ nào để tổ chức đào tạo cần có sự cân nhắc giữa nhu cầu học của người nghèo, nhu cầu sử dụng lao động tại địa phương, khả năng tự tạo việc làm;

+ Hướng dẫn người nghèo làm thủ tục học nghề.

- Kết nối người nghèo sau học nghề với việc làm: cần thu thập các thông tin liên quan đến nhu cầu tuyển dụng lao động theo các loại việc làm, các

hoạt động, chương trình hỗ trợ việc làm. Như vậy, tốt nhất cần cần kết hợp các chương trình tạo việc làm khác trong khuôn khổ chương trình giảm nghèo hoặc các chương trình khác của địa phương. Ngoài ra cần liên hệ với các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm Giới thiệu việc làm trên địa bàn để định hướng đầu ra.

Một phần của tài liệu CTXH voi nguoi ngheo (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w