Triển khai kế hoạch hỗ trợ

Một phần của tài liệu CTXH voi nguoi ngheo (Trang 74 - 89)

II. Tiến trình CTXH với người nghèo

3. Triển khai kế hoạch hỗ trợ

Dựa trên các hoạt động đã được xác định trong bảng kế hoạch, NVXH sẽ có trách nhiệm thực hiện trực tiếp hoặc/và điều phối, phối hợp với các đối tác khác để cùng thực hiện. NVXH luôn nhớ rằng, các thành viên gia đình là tác nhân quan trọng và đầu tiên trong quá trình thực hiện các hoạt động.

Sau đây là một số hướng dẫn và kỹ năng hỗ trợ NVXH thực hiện các hoạt động nói trên:

3.1 Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi: là quá trình làm việc với cá nhân, cộng đồng hay toàn xã hội nhằm tăng cường những hành vi tích cực để đạt được các mục tiêu đề ra và tạo môi trường ủng hộ để mọi người có đủ năng lực thực hiện và duy trì bền vững các hành vi có lợi.17

- Vai trò:

+ Đối với người nghèo: Cung cấp các thông tin về chính sách, khoa học kỹ thuật và thị trường cho người nghèo để đảm bảo cho người nghèo được hưởng quyền và thực thi trách nhiệm của họ; Tạo cơ hội cho người nghèo tăng cường trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong cuộc sống; Thúc đẩy người nghèo / hộ nghèo tăng cường khả năng liên kết trong làm ăn và cuộc sống; Hỗ trợ / ủng hộ, định hướng người nghèo tiếp cận thông tin phù hợp và hiệu quả; Hỗ trợ / thúc đẩy người nghèo phát triển năng lực phân tích vấn đề và hình thành giá trị, quan điểm sống tích cực để tự vươn lên; Hỗ trợ / thúc đẩy người nghèo / hộ nghèo xây dựng năng lực tự giải quyết vấn đề và ra quyết định; chủ động tham gia và được lắng nghe của người nghèo; Nâng cao vai trò, vị thế của người nghèo

17 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011), Tài liệu tập huấn cán bộ XĐGN xã, huyện, nxh Lao động-Xã hội

/ hộ nghèo trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nhất là với phụ nữ, trẻ em và nhóm dễ bị tổn thương.

+ Đối với cộng đồng: Loại trừ hoặc giảm thiểu các xung đột tiềm năng; tăng cường sự đoàn kết xã hội; đảm bảo sự ổn định để phát triển kinh tế, xã hội; Nhận biết và trao quyền / tạo cơ hội cho các nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng; Nâng cao sự công bằng và bình đẳng trong các hoạt động phát triển xã hội, nhất là tạo cơ hội cho người nghèo nâng cao thu nhập và tham gia vào các hoạt động xã hội; Huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và xã hội trong việc đóng góp nguồn lực vật chất cũng như phát triển các chính sách bảo vệ quyền của người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương; Tạo đà hình thành và phát triển luồng dư luận xã hội tích cực nhằm duy trì / củng cố các giá trị / chuẩn mực xã hội phù hợp và loại bỏ những cái không có giá trị / không phù hợp chuẩn mực; Đảm bảo quyền “được biết, được làm, được kiểm tra” của người dân.

- Nội dung:

+ Chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng như chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất kinh doanh cho người nghèo;

+ Cung cấp thông tin thị trường và định hướng thị trường cho người nghèo;

+ Nâng cao nhận thức về tính trách nhiệm, ý thức tự vươn lên thoát nghèo;

+ Nâng cao tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cộng đồng xã hội về công tác giảm nghèo;

+ Tăng cường cơ hội đối thoại chính sách giữa các bên liên quan trong công tác giảm nghèo cũng như giữa người nghèo với các cơ quan này;

+ Phổ biến và tư vấn các chính sách hỗ trợ của chương trình cho người nghèo.

- Các bước thực hiện truyền thông qua các cuộc họp nhóm:

+ Bước (1) Phân tích vấn đề, lựa chọn ưu tiên: Xác định những vấn đề đang được nhóm quan tâm, phân tích các vấn đề đó, sắp xếp thứ tự các vấn đề đó theo mức độ tác động tới người nghèo, hộ nghèo, lựa chọn vấn đề ưu tiên để triển khai;

+ Bước (2) xác định và phân tích đối tượng: Người tham gia phải phù hợp nhất với mục tiêu hoạt động, số lượng không quá đông, lập danh sách người tham gia với những thông tin cơ bản, Phân tích đối tượng;

+ Bước (3) Xác định thời gian và địa điểm: thời gian các cuộc họp cần được các thành viên trong nhóm thống nhất xem bao nhiêu lâu thì họp 1 lần, họp vào giờ nào, thời gian họp bao lâu, địa điểm có thể linh hoạt;

+ Bước (4) Xác định nguồn lực, đánh giá rủi ro: Người chịu trách nhiệm chính, người giám sát, hỗ trợ, trang thiết bị, ước lượng kinh phí, đánh giá rủi ro: lượng giá những rủi ro về số lượng tham gia, sự tích cực tham gia, sự ủng hộ các chủ trương chung… có thể gặp phải;

+ Bước (5) lựa chọn phương pháp và công cụ: Thảo luận nhóm theo chủ đề, động não, trình diễn, sắm vai, kịch ngắn, phân tích trường hợp… Thẻ màu / trò chơi, phim ảnh, vật dụng, thiết bị hỗ trợ…;

+ Bước (6) Xây dựng nội dung, thiết kế thông điệp: nội dung phải phù hợp với nhận thức và tư duy cũng như đáp ứng được nhu cầu của người nhận tin, rõ ràng, chính xác, thông tin đầy đủ và có tính logic, cụ thể gần gủi với cuộc sống hàng ngày, đưa thông tin quan trọng vào đầu mỗi nội dung, đưa thông tin khẳng định và thúc đẩy vào cuối mỗi nội dung;

+ Bước (7) Xây dựng năng lực hỗ trợ viên: Kiến thức cơ bản về chủ đề truyền thông, kỹ năng thiết kế và tổ chức một cuộc họp nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng hỗ trợ nhóm: đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát, phản hồi, tóm ý / tổng hợp ý, trình bày và dung hòa nhóm, có kiến thức về truyền thông;

+ Bước (8) Tổ chức thực hiện: Triệu tập các cuộc họp tại thôn / bản, Sắp xếp không gian phòng họp, thống nhất mục tiêu cuộc họp, phương pháp, nguyên tắc làm việc nhóm, nêu vấn đề / tìm hiểu khó khăn vướng mắc, cung cấp thông tin, giải pháp, hỗ trợ nhóm ra quyết định, lập kế hoạch, tổng hợp buổi họp và thúc đẩy hành động, thống nhất chủ đề, thời gian, địa điểm buổi họp sau, cảm ơn và kết thúc;

+ Bước (9) Giám sát và đánh giá: Giám sát: thông qua KH hoạt động chi tiết, báo cáo, quan sát các buổi họp, qua đồng nghiệp, qua người hưởng lợi, nhật ký công việc. Đánh giá: quan sát thái độ, hành vi người tham dự, thực hiện; rút kinh nghiệm; họp thường kỳ. Tự đánh giá: từng thành viên tự đánh giá về những nội dung hoạt động mặt được, mặt hạn chế.

3.2Tham vấn tâm lý

- Khái niệm

Humes (1987) định nghĩa tham vấn như “một mối quan hệ và một quá trình, trong đó người giúp đỡ được đào tạo can thiệp một cách có chủ ý vào cuộc sống của người khác, nhằm hỗ trợ người đó giải quyết những lo lắng của họ để sống có ích hơn”.

Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Giồng, tham vấn là một tiến trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, trong quá trình này, nhà tham vấn sử dụng kỹ năng chuyên môn nhằm khơi dậy tiềm năng của thân chủ, giúp họ đủ sức mạnh để tự giải quyết vấn đề của mình.

- Mục đích:

+ Giải quyết vấn đề: Giúp thân chủ ổn định về mặt tinh thần, giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn; Giúp thân chủ đạt tới mức độ thích hợp về tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử, phù hợp với chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội; Cung cấp kiến thức, thông tin liên quan đến các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, hướng nghiệp, pháp luật...

+ Ngăn ngừa: Phòng ngừa không để vấn đề xảy ra (tránh bạo lực, chia ly đổ vỡ....), nếu đã xảy ra rồi thì hỗ trợ giải quyết ngay, không để vấn đề trở nên trầm trọng (có thể dẫn đến suy sụp tinh thần, tự tử...).

+ Cải tiến: Giúp cuộc sống, công việc, mối tương quan với thế giới xung quanh của thân chủ được tốt đẹp hơn.

+ Củng cố: Làm cho những gì thân chủ đã có, đang có và những gì vừa mới xây dựng được bền vững hơn. Tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của chính mình.

+ Thay đổi: Giúp thân chủ thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, lối sống theo hướng tích cực. Từ đó nâng cao sự tự tin, biết cách đưa ra những quyết định lành mạnh và thực hiện các quyết định đó.

Các mục đích trên được áp dụng trong quá trình tham vấn, giúp thân chủ thích ứng với những xúc cảm đau đớn, để có hình ảnh tốt hơn về bản thân, biết chấp nhận các giới hạn cũng như sức mạnh của mình, thay đổi những hành vi có tác động tiêu cực, hoạt động thoải mái và thích ứng với ngoại cảnh.

- Các loại tham vấn:

+ Tham vấn cá nhân: Quá trình giải quyết vấn đề ở đây diễn ra với một cá nhân, biểu hiện qua sự tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ.

+ Tham vấn gia đình: Là quá trình tương tác với gia đình nhằm giúp một hay nhiều thành viên trong một gia đình giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của họ. Nhà tham vấn sử dụng kỹ năng làm việc với gia đình để giúp các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau, thảo luận những vấn đề gia đình và cùng tìm cách giải quyết. Tham vấn gia đình còn tạo sự tương tác qua lại, giao tiếp giữa các cá nhân, tăng cường sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình.

+ Tham vấn nhóm: Là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với những cá nhân trong nhóm, nhằm giúp họ giải quyết vấn đề tâm lý xã hội của mỗi cá nhân, đồng thời hỗ trợ họ phát triển nhân cách cũng như các mối quan hệ xã hội tích cực.

Sự phân biệt các hình thức tham vấn cá nhân, gia đình và nhóm trên chỉ mang ý nghĩa tương đối. Để giúp một cá nhân giải quyết một vấn đề nào đó có thể phải dùng tới cả ba hình thức trên.

Ví dụ: Trường hợp hộ ông P, thực hiện kế hoạch hỗ trợ

- Triển khai hoạt động 1: Tham vấn gia đình

Sau khi lập kế hoạch hỗ trợ, NVXH thống nhất với các thành viên trong gia đình ông P một buổi trao đổi về việc triển khai kế hoạch. Cuộc gặp gỡ thân tình được tổ chức tại nhà ông P với ông, vợ và cha mẹ ông. Sau những lời chào hỏi xả giao NVXH thực hiện cuộc tham vấn với mục đích giúp cho họ suy nghĩ để tìm phương cách tạo thêm việc làm nhằm tăng thu nhập.

- NVXH: Anh P, anh thấy cuộc sống gia đình mình như thế nào?

- Anh P: Như anh thấy đó, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Công việc của tôi cũng tương đối ổn định, còn vợ tôi làm thuê bữa có bữa không, với 6 miệng ăn tôi không thể kham nỗi.

- NVXH: Trước tình hình khó khăn như vậy, có khi nào anh nghĩ mình phải làm cách nào để có thêm thu nhập không?

- Anh P: Đôi khi túng quẩn quá, tôi cũng có suy nghĩ nhưng chẳng biết làm việc gì.

- NVXH: Chị B, công việc của chị như thế nào?

- Chị B: Tôi làm thuê bữa có bữa không, bấp bênh lắm.

- NVXH: Có khi nào chị nghĩ mình phải làm cách nào để có thêm thu nhập không?

- Chị B: Tôi không biết làm việc gì ngoài làm thuê và việc nhà. - NVXH: Chào bác sức khỏe của bác lúc này thế nào?

- Cha P: Cảm ơn anh tôi vẫn khỏe. - NVXH: Còn bác gái sao ạ?

- Mẹ P: Cảm ơn anh tôi cũng thế.

- NVXH: Trước hoàn cảnh gia đình như thế hai bác thấy thế nào?

- Cha P: Đôi khi tôi nghĩ: các con vất vả nhưng vẫn không đủ ăn, vợ chồng tôi còn khỏe nhưng không thể giúp gì cho chúng, tôi cũng buồn, trồng ít rau, nuôi ít gà vịt cho vui vậy.

- NVXH: Nhà mình đất cũng khá rộng, được bao nhiêu m2 vậy? - Ông P: 800

- NVXH: Với số đất như vậy hiện nay gia đình mình làm gì?

- Ông P: Không có thời gian, không có vốn cũng không biết phải làm gì? - NVXH: Ở địa phương mình anh, chị thấy có gia đình nào khai thác tốt đất vườn không?

- NVXH: Ở địa phương mình, hộ nghèo được chính quyền hỗ trợ để phát triển sản xuất. Nếu gia đình mình muốn khai thác mãnh vườn cũng sẽ được giúp đỡ. Vậy gia đình mình có muốn làm không? Nếu làm thì làm gì? Trồng trọt, chăn nuôi hay sản xuất cái gì khác? Ai làm và làm như thế nào?

- Ông P: Gia đình tôi muốn làm, nhưng không biết làm gì, nhờ anh hướng dẫn giúp.

- NVXH: Anh P nói như vậy, ý kiến của chị và hai bác như thế nào?

- Chị B: Tôi cũng trăn trở mãi, hôm nay tôi đã nhìn thấy hướng đi rồi, tôi sẽ không đi làm thuê nữa mà ở nhà sản xuất trên mãnh vườn của mình.

- Cha P: Vợ chồng tôi có sức khỏe nhưng lâu nay không có việc làm cũng buồn, nay có việc làm vừa sức lại vui hơn.

- NVXH: Rất mừng vì cả nhà rất muốn khai thác mãnh vườn. Tuy nhiên, để xác định nên làm gì và làm như thế nào, tôi sẽ hướng dẫn anh, chị đến với các nhóm tương trợ và các mô hình sản xuất hiệu quả trong địa phương mình để tìm hiểu và tìm nguồn hỗ trợ.

3.3 Kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của người nghèo:

- Mục đích: Giúp người nghèo cùng tham gia giải quyết vấn đề là một trong những nguyên tắc rất cơ bản trong các hoạt động của nhân viên xã hội. Vấn đề khó khăn của đối tượng chỉ có thể giải quyết khi có sự tham gia của đối tượng, bởi vì chỉ có anh ta mới có thể thay đổi bản thân và cuộc sống của mình.

- Các giai đoạn thúc đẩy sự tham gia tạo sự thay đổi diễn ra theo từng

+ Giai đoạn tiền dự định: người nghèo chưa nghĩ đến sự thay đổi (chấp nhận số phận), có cảm giác không ổn, gặp khó khăn, thân chủ không ý thức được vấn đề là gì. Nhân viên xã hội cũng có một số việc làm có ích cho người nghèo như: cung cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi vì có thể gây cho họ một mối nghi ngờ. Ta tránh tranh luận, nếu không sẽ dẫn đến đối đầu với họ. Cách làm là lắng nghe một cách có phản hồi, như vậy chúng ta làm cho người nghèo cảm nhận là chúng ta cởi mở nhìn vấn đề. Công việc của chúng ta là tìm hiểu quan điểm của họ và cung cấp thông tin để họ tự suy nghĩ.

+ Giai đoạn dự định: người nghèo có ý nghĩ thay đổi trong tư tưởng, họ cân nhắc cái được, cái mất trong sự thay đổi. Có khi ta cảm thấy khó chịu trước sự lưỡng lự đó, nhưng đó là bước tốt trong quá trình thay đổi. Công việc của ta là giúp họ ý thức được sự lưỡng lự đó, giúp họ suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc khi họ không thay đổi. Ta cần khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh các điểm này.

+ Giai đoạn quyết định: khi người nghèo có chiều hướng nghiên về sự thay đổi khi đó họ bắt đầu nói về các ý định về những gì họ sẽ làm và nhiệm vụ của ta là thúc đẩy. Ta nên cung cấp cho họ những phương pháp lựa chọn. Họ sẽ cảm thấy họ kiểm soát được quá trình thay đổi này và đây là bước khó nhất.

+ Giai đoạn hành động: ta và người nghèo mỗi bên có việc phải

Một phần của tài liệu CTXH voi nguoi ngheo (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w