Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và nước sạch

Một phần của tài liệu CTXH voi nguoi ngheo (Trang 29)

II. Dịch vụ xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo

3.Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và nước sạch

Người nghèo được tiếp cận đến chương trình khám chữa bệnh miễn phí thông qua việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Người nghèo được cấp thẻ BHYT theo mệnh giá quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ; được khám chữa bệnh miễn phí khi ốm đau. Các đối tượng này được quyền khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và không phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện. Phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn được tiếp cận đến chương trình hỗ trợ dinh dưỡng.

3.1 Đối tượng: Người thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo có tên trong

danh sách quản lý ở cấp xã (ngoài các đối tượng được hỗ trợ mua thẻ BHYT

12Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Tài liệu tập huấn cán bộ XĐGN xã, huyện, nxh Lao động- Xã hội

theo quy định ở các chính sách khác như: trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, người già từ đủ 80 tuổi...).

3.2 Vai trò của nhân viên xã hội:

- Luôn kiểm tra xem các thành viên trong hộ nghèo đã được cấp thẻ BHYT chưa, hướng dẫn họ kiểm tra tính chính xác của thông tin trên thẻ với giấy tờ tùy thân, nếu bị sai hướng dẫn họ làm thủ tục điều chỉnh;

- Khuyến khích, tư vấn người nghèo quan tâm chăm sóc sức khỏe (dinh dưỡng, nước sạch, vệ sinh môi trường, khám chữa bệnh);

- Thông tin cho người nghèo về chương trình cấp thẻ BHYT miễn phí và hỗ trợ người nghèo tiếp cận đến dịch vụ này.

- Thông tin cho người nghèo những cơ sở khám chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo hay cung cấp dịch vụ miễn phí cho người nghèo như: Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo; Hội chữ thập đỏ; chương trình kế hoạch hóa gia đình...)

- Vận động nguồn lực trong cộng đồng để hỗ trợ thêm cho người nghèo khi các chính sách nói trên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người nghèo.

4. Dịch vụ nhà ở cho người nghèo

Hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật. Chương trình hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo ở đô thị được dựa trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ.

4.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Là hộ nghèo, đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý;

- Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;

- Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại QĐ số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác;

- Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ: Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:

+ Hộ gia đình có công với cách mạng; + Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;

+ Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…); + Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn; + Các hộ gia đình còn lại.

4.1.2 Phạm vi áp dụng

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được áp dụng đối với các hộ có đủ 3 điều kiện sau: Hộ nghèo đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý; Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại QĐ số 134/2004/QĐ-TTg, đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn,

bản, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn, bản) trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.

4.2 Nguyên tắc hỗ trợ

- Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định; - Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương;

- Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.

4.3 Mức hỗ trợ, mức vay và phương thức cho vay13

4.3.1 Mức hỗ trợ: Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại QĐ số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ. Các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách trung ương hỗ trợ và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở.

4.3.2 Mức vay và phương thức cho vay

- Mức vay: hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Tài liệu tập huấn cán bộ XĐGN xã, huyện, nxh Lao động- Xã hội

suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay;

- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện phương thức uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay.

Đối với phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do NHCSXH thực hiện. (Lưu ý: đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ gia đình có công với cách mạng, không thuộc đối tượng chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo).

Ngoài ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động phân bổ cho địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, UBND cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho NHCSXH để thực hiện cho vay. Đối với những hộ dân được hỗ trợ từ nguồn vốn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động mà mức hỗ trợ chưa đủ so với mức vay theo quy định của quyết định này thì được vay theo số còn thiếu.

Ngoài chính sách trên, các địa phương còn vận động xây dựng nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết, Nhà tình bạn; hỗ trợ vật tư sửa chữa nhà; các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ có hoàn cảnh khó khăn của các Tập đoàn, Tổng công ty...

4.4 Vai trò của nhân viên xã hội

- Nâng cao nhận thức người nghèo (gặp khó khăn về nhà ở) về điều kiện nhà ở và vệ sinh môi trường, để họ cùng tham gia với các chương trình hỗ trợ nhà ở. Nâng cao tính trách nhiệm (giữ gìn, tu sửa, nâng cấp…);

- Hướng dẫn người nghèo thủ tục vay tiền xây dựng, sửa chữa nhà ở;

- Kết nối dịch vụ hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở.

5. Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số 14

Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo là chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.

5.1 Ðối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại địa phương, có trong

danh sách hộ nghèo do UBND xã quản lý tại thời điểm ngày 31/12/2006; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có đất ở, đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.

5.2 Nguyên tắc:

- Giao đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trực tiếp cho hộ gia đình thuộc đối tượng để sản xuất;

- Việc hỗ trợ phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ thông qua chính quyền và các tổ chức đoàn thể, tiến hành bình xét từ cơ sở thôn, ấp trên các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước;

- Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác.

14 QĐ 134/2004/QĐ-TTg, 20/7/2004, ve một số CS hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinhà hoạt cho hộ ng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn,QĐ 198/2007/QĐ-TTg, 31//12/2007, sửa đổi, bổ sung QĐ 134.

5.3 Chính sách hỗ trợ:

Giao đất sản xuất cho hộ nghèo sử dụng ở những vùng còn có quỹ đất. Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ theo quy định hiện hành của nhà nước. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn;

Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hộ ĐBDT chưa có đất hoặc thiếu đất.

5.4 Vai trò của NVXH:

- Thu thập thông tin, xác định hộ nghèo có đủ điều kiện hưởng chính sách hay không;

- Hướng dẫn hộ nghèo làm thủ tục để được thụ hưởng chính sách;

- Tư vấn, hỗ trợ, tăng khả năng tự quyết của người nghèo về việc đưa ra các giải pháp sử dụng nguồn lực trên có hiệu quả.

6. Dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo

Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg, 18/8/2010, của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo để tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

6.1 Đối tượng: Người nghèo; Đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo

theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thu thập thông tin và xác định hộ nghèo có đủ điều kiện thụ hưởng chính sách;

-Hướng dẫn hộ nghèo làm thủ tục để được thụ hưởng chính sách;

-Tư vấn, hỗ trợ, tăng khả năng tự quyết của người nghèo về việc đưa ra các giải pháp sử dụng nguồn lực trên có hiệu quả;

-Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã thuộc các huyện nghèo để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí;

-Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để giải quyết những vướng mắc pháp luật cung cấp thông tin pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật;

-Tổ chức sinh hoạt các Tổ hòa giải để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư;

-Phổ biến, giáo dục và truyền thông pháp luật;

-Tổ chức thực hiện các hoạt động đăng ký khai sinh, chứng thực và các công tác Tư pháp - Hộ tịch khác.

Bài 3

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Công tác xã hội (CTXH) có lịch sử lâu dài trong quá trình hỗ trợ giải quyết nghèo đói ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến phát triển thay đổi cộng đồng nghèo và các chính sách, chương trình xã hội, xoá đói giảm nghèo của quốc gia. CTXH tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội. Và nghèo đói được xem là vấn đề chính gây cản trở công bằng xã hội.

I. Công tác xã hội với người nghèo

Công tác xã hội trong quá trình hỗ trợ giải quyết vấn đề nghèo đói ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo, hộ nghèo đến tác động thay đổi cộng đồng nghèo. CTXH tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội.

1.1 Khái niệm công tác xã hội với người nghèo:

Công tác xã hội với người nghèo là cách tiếp cận giúp đỡ gia đình gặp khó khăn về kinh tế, khó khăn trong việc duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường hoặc có nguy cơ rơi vào tình trạng khó có thể duy trì trạng thái cân bằng trong gia đình.

1.2 Mục tiêu công tác xã hội với người nghèo:

Mục tiêu cuối cùng của CTXH với người nghèo là giúp thành viên học cách thực hiện chức năng của mình để đáp ứng các nhu cầu về phát triển cả về mặt tâm lý, tình cảm và xã hội cho tất cả các thành viên trong gia đình (Colins, Jordan và Coleman, 2007). Các mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường sức mạnh của cá nhân và gia đình để mọi người sẵn sàng cho những thay đổi tốt hơn;

- Cung cấp thêm những dịch vụ can thiệp cá nhân và gia đình để duy trì thực hiện chức năng một cách hiệu quả;

- Tạo ra những thay đổi cụ thể trong việc thực hiện chức năng của gia đình nhằm duy trì hoạt động để đảm bảo tốt cuộc sống hàng ngày của mọi thành viên trong gia đình.

2. Vai trò của nhân viên xã hội:

Làm việc với gia đình nghèo NVXH thực hiện các vai trò như:

- Cung cấp dịch vụ xã hội: đưa ra nhiều hoạt động khác nhau như hỗ trợ cá nhân, gia đình như trợ giúp học nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần, hỗ trợ khám chữa bệnh và học tập, tiếp cận với các dịch vụ xã hội khác phù hợp với nhu cầu của đối tượng nhằm giúp họ sử dụng nguồn hỗ trợ này một cách hiệu quả.

- Kết nối dịch vụ: NVXH phối hợp với tổ chức của mình, quan hệ với các nguồn hỗ trợ khác để huy động nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, đáp ứng nhu cầu của người nghèo, hộ nghèo, hỗ trợ phát triển cộng đồng, kết nối thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội cho đối tượng.

Một phần của tài liệu CTXH voi nguoi ngheo (Trang 29)