II. Tiến trình CTXH với người nghèo
5. Kết thúc/chuyển giao
Dựa trên kết luận đánh giá ở trên, NVXH sẽ tiến hành hai giải pháp sau đây:
- Kết thúc can thiệp: Trường hợp được xem là kết thúc sự trợ giúp nếu như các vấn đề của người nghèo đã được giải quyết, kết thúc nghĩa là kết thúc mối quan hệ giữa NVXH và đối tượng. Quá trình của giai đoạn này được thực hiện theo trình tự sau:
“Nới lỏng”: là quá trình tháo lỏng dần mối quan hệ giữa NVXH và đối tượng. Bởi vì, trong quá trình giúp đỡ, đối tượng đôi khi cảm thấy mối quan
hệ giữa mình và NVXH ràng buộc tới mức mà họ thấy là thiếu sự có mặt của NVXH thì họ gặp nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề của mình.
Củng cố, ổn định: là hoạt động mà NVXH giúp đối tượng rà soát lại những việc đã làm được, sự tiến bộ. Bằng hoạt động này nhân viên xã hội sẽ giúp đối tượng có suy nghĩ, cảm nhận về cách thức đối phó với những vướng mắc có thể có sau này, giúp họ thấy được khả năng tự thân và tự giải quyết những vấn đề khó khăn, và hiểu biết thêm về các nguồn hỗ trợ. Ngoài ra NVXH khích lệ đối tượng duy trì và phát huy những nỗ lực thay đổi và hỗ trợ lập kế hoạch cho tương lai.
- Tiếp tục can thiệp: Khi các vấn đề của hộ nghèo chưa được giải quyết hoặc nảy sinh vấn đề mới. NVXH cần đánh giá lại xem hộ nghèo còn vấn đề gì, họ có nhu cầu gì, xác định lại những yếu tố hỗ trợ, cản trợ việc thực hiện mục tiêu, lập kế hoạch mới hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp và thực hiện kế hoạch hỗ trợ như chu trình ban đầu. Hoặc chuyển giao: trong trường hợp NVXH không có điều kiện tiếp tục trong khi người nghèo vẫn còn vấn đề chưa giải quyết hoặc vấn đề của người nghèo vượt quá khả năng của NVXH. Để chuyển giao NVXH cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hộ nghèo, những vấn đề cần lưu ý về trường hợp cho NVXH mới tiếp nhận, đồng thời cần làm rõ việc chuyển giao này.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mở và ghi chép hồ sơ
1. Ghi chép hồ sơ:
Sau khi tiếp nhận trường hợp gia đình và thu thập thông tin ban đầu, NVXH mở một hồ sơ trường hợp chính thức.
Hồ sơ trường hợp là một văn bản chuyên môn có tính bảo mật. Hồ sơ này sẽ ghi lại tất cả những thông tin liên quan đến các bước tiếp theo trong tiến trình trợ giúp.
Mỗi hồ sơ trường hợp chỉ ứng với một hộ gia đình nghèo. Trong trường hợp trong gia đình này có một hay nhiều người nghèo cần được can thiệp giải quyết vấn đề thì cần phải có những hồ sơ cá nhân khác nhau.
Các hồ sơ trường hợp phải được đánh mã số phân biệt và lưu trữ tại nơi an toàn. Đồng thời phải có những quy định rõ ràng và chặt chẽ về quyền tham khảo thông tin trong các hồ sơ ca nhằm bảo mật thông tin.
2. Các dạng ghi chép:
- Lập hồ sơ: ghi chép thông tin cơ bản khi tiếp nhận trường hợp mới; - Ghi chép/phúc trình hàng ngày;
- Ghi chép/phúc trình diễn tiến: ghi lại toàn bộ diễn biến quá trình tương tác; - Ghi chép/phúc trình tổng hợp: ghi tóm tắt tổng quát quá trình tương tác. - Cấu trúc của bản phúc trình: Các bản phúc trình/ghi chép phản ánh đầy đủ thông tin thời gian (ngày tháng, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc); người thực hiện, tên đối tượng, địa điểm...
(Công việc viết phúc trình này có thể áp dụng cho cả tham vấn nhóm và tham vấn gia đình).
3. Một số điều cần chú ý khi tiến hành ghi chép:
- Cần chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành ghi chép;
- Ghi chép có thể tiến hành sau hoặc ngay trong khi tiến hành vấn đàm; - Sử dụng các tiêu đề ngắn gọn, cụ thể;
- Kết cấu bài ghi chép cần rõ ràng, lô gich; - Chú ý câu từ, đảm bảo đầy đủ và đúng nghĩa.
HỒ SƠ HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO CẦN SỰ HỖ TRỢ
- Mã số: HN 001
- Người mở hồ sơ: Trần Văn H
- Cơ quan/tổ chức xã hội: UBND xã … huyện … tỉnh … - Ngày lập hồ sơ: ……… Ngày chấm dứt:……….
I. Thông tin chung về hộ nghèo
1. Họ tên chủ hộ: Ông Nguyễn Văn P; Địa chỉ: (Xóm/thôn/bản/tổ dân phố; Xã/Phường; Tỉnh/thành phố)
TT Họ và tên Giới tính Năm sinh
/tuổi QH với chủ hộ
Nghề nghiệp, công
việc
01 Nguyễn Văn P Nam ? chủ hộ Thợ xây
02 ………? Nam ? cha Già yếu
03 ………? Nữ ? mẹ Già yếu
04 ……….? Nữ ? vợ Chết
05 Trần thị B Nữ ? vợ kế Làm thuê
05 Nguyễn Văn S Nam 10 tuổi con
06 Nguyễn Văn A Nam 9 tuổi con
3. Thông tin về hoàn cảnh sống, tâm tư, tình cảm và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình:
- Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn về kinh tế (chỉ có ông P đi làm);
- Ông P rất thương con nhưng ông không biết phải làm gì để giúp đứa con
khuyết tật và cũng không còn thời gian quan tâm đến con cái;
- Ba mẹ ông P ? Nguyễn Văn S ?
- A: bị tật (tình trạng như thế nào), rất ham học, không được đi học…
4. Thông tin ban đầu đánh giá về nhu cầu của hộ nghèo:
- Kinh tế khó khăn (thu nhập không đủ sống);
- Cháu A: nhu cầu phục hồi chức năng; đi học; được chăm sóc…
Phụ lục 2: Cách vẽ sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái
Thông qua kết quả những thông tin thu thập được NVXH cùng với một vài thành viên tích cực trong gia đình tiến hành vẽ biểu đồ phả hệ và biểu đồ sinh thái.
Cách vẽ sơ đồ phả hệ: NVXH tìm hiểu tên tuổi người có mặt trong hộ nghèo, mối quan hệ, mức độ quan hệ, vấn đề hôn nhân, biến cố xảy ra, các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo.
SƠ ĐỒ PHẢ HỆ
Chú thích: : Nữ : Nam : Chết
:Quan hệ 2 chiều; :Quan hệ 1 chiều; : Quan hệ xa cách : Quan hệ thân thiết : không có quan hệ
: cưới nhau : ly dị : ly thân : không hôn thú Cách vẽ sơ đồ sinh thái: NVXH cùng các thành viên trong hộ nghèo liệt kê các cơ quan, cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội có liên quan đến hộ nghèo, để xác định các nguồn lực hiện tại và nhu cầu trong tương lai.
SƠ ĐỒ SINH THÁI
Hộ nghèo Trường học Tổ dân phố Việc làm Tôn giáo Chính quye n địa à phương Đoàn thể Y tế Hang xóm
Chú thích: : trước có quan hệ, sau không còn
: quan hệ 1 chiều : quan hệ xa cách : quan hệ 2 chiều
Phụ lục 3: Vấn đề 1: Bất bình đẳng về cơ hội
Ví dụ 1: Anh A cưới vợ được 4 năm, hiện anh cùng vợ và 2 con đang ở trong một căn lều nhỏ do cha mẹ cho khi mới cưới vợ. Cuộc sống gia đình anh cũng như cha mẹ anh rất khó khăn. Anh có sức khỏe tốt, lại cần cù, chịu khó nên được nhiều người trong xóm thuê làm nhưng thu nhập cũng chỉ đủ để trang trải những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Vợ anh luôn bận rộn với việc nhà và chăm 2 cháu nhỏ. Anh rất muốn có một công việc ổn định để có điều kiện chăm sóc gia đình tốt hơn.
Ví dụ 2: Ông B ly dị vợ, mỗi người đều có gia đình riêng. Ông có 4 người con, 2 con sống với ông và mẹ kế của chúng cùng với ông bà nội, ông nội rất thương chúng, bà nội hay chửi mắng, ông bà ngoại kế không hề quan tâm đến chúng. 2 đứa em gái thì sống với mẹ và cha kế, chúng nó không gặp lại nhau từ khi ông và vợ ly dị. Gia đình rất nghèo, công việc của ông A và vợ kế không ổn định (làm thuê). Năm D 11 tuổi (đứa con trai đầu), ông cho D đi làm, với công việc xay thịt, làm được gần một tháng D bị tai nạn lao động trong lúc đang xay thịt, bị đứt hai đốt ngón tay ở bàn tay trái. Chủ lo thuốc thang băng bó cho D và cho em làm việc vặt. Sau đó chủ đuổi không mướn em nữa.
Phụ lục 4: Bất bình đẳng giới
Ví dụ 1: Anh Đ 31 tuổi ngụ tỉnh Cà Mau. Khi gia đình đổ vỡ, anh Đ đưa T (T là con trai của anh Đ) từ Cà Mau ra sống cùng vợ bé tên là D, 22 tuổi ở phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, Bình Định.
Trường học
Gia đình nghèo, anh làm phụ hồ và thường xuyên say sỉn, người vợ không có việc làm, T sống chung với ba ruột và mẹ kế, T luôn phải hứng chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Một người hàng xóm, bức xúc: “Không hiểu lý do vì sao mà thằng bé luôn bị đánh đòn. Mỗi khi nghe cháu khóc là tôi cùng mấy người gần nhà chạy sang hỏi và can ngăn. Thấy chúng tôi, mẹ của cháu đóng chặt cửa rồi tiếp tục đánh mặc cho cháu van la”.
Cậu bé luôn phải sống trong cảnh đòn roi và dọa nạt suốt hơn 3 năm qua. Theo người dân địa phương phản ánh, cháu T thường xuyên bị mẹ kế và ba dùng roi tre to bằng hai ngón tay đánh vào đầu, chân, tay, lưng, mặt khiến cháu bị thâm tím. “Sau mỗi trận đòn, ba mẹ bắt cháu không được nói với ai. Nếu nói ra sẽ bị đánh đòn đau hơn”, một người hàng xóm cho biết.
Anh Đ, ba của cháu T thừa nhận: “Tôi có đánh cháu để răn dạy. Nhiều lần nó sang nhà hàng xóm chơi, ở lại liên tiếp mấy ngày không về nhà nên tôi mới đánh. Tôi thường đi phụ hồ từ sáng sớm đến chiều tối nên việc mẹ nó có đánh hay không tôi không được rõ lắm”.
Ví dụ 2: Bé H sống trong một gia đình cha mẹ không có việc làm ổn định. Năm 10 tuổi bố mất, mẹ đi lấy chồng khác và có thêm 1 em bé. Vì vậy H không được chăm sóc như trước. Em thường xuyên bị bố dượng ngược đãi và có nhiều cử chỉ làm em rất sợ. Em bỏ nhà đi, được một năm em về thăm nhà, mẹ em đang bệnh nặng phải nằm bệnh viện nên H chỉ gặp bố dượng.
Khác với mọi lần, ông ân cần đón em, và khi đi ngủ ông có hành động sàm sở đối với em, em vùng dậy chạy tìm mẹ, với nắm thuốc trong tay toan tự tử thì nhân viên bệnh viện phát hiện được.
Ví dụ 3: Gia đình ông C quê ở Vĩnh Long, do làm ăn thất bại đành phải bán nhà trả nợ. Cả nhà về sống với bà mẹ vợ và 4 người dì đã được 4 năm nay. Hiện nay, hằng ngày ông C đi mua nhựa phế liệu kiếm lời, vợ ông bà N ở nhà tước chỉ lốp xe thuê.
Ông có 3 người con gái: B (18 tuổi) H (16 tuổi) và em gái (14 tuổi), cả ba chị em đều đi bán vé số. Nghề này tình cờ khi người anh, con dì bán vé số ế rồi đưa H đi bán giúp. Từ đó, cả 3 chị em biết bán luôn cho đến nay. Khoảng ba tuần nay đại lý bị kẹt vốn không cho lấy vé nợ, nên chúng đành ngồi nhà đợi chủ đại lý gọi. Hiện tại
ở nhà đâm ra buồn, chỉ muốn ai kêu đi làm việc gì đó lấy tiền phụ giúp gia đình. ông mong muốn sau này có điều kiện sẽ cho các con đi học nghề. Theo ông, đi bán vé số lúc nhỏ thì được, lớn lên sẽ thấy ngại, thấy xấu hổ, muốn họ mua phải năn nỉ, nhưng cứ bị họ nói này nói nọ, đôi khi lại còn bị đưổi nữa, có nghề sẽ tốt hơn.
Phụ lục 5: Vấn đề về kinh tế
Ví dụ 1: Gia đình ông M chuyển đến sống ở bãi rác này được một năm nay. Ông có tất cả 7 người con, 6 trai và 1 gái. Bản thân ông M bị mù một bên mắt và hay đau ốm nên không làm được. Vợ ông ở nhà lo chuyện nội trợ do vậy toàn bộ cuộc sống của gia đình phải nhờ vào thu nhập của 4 đứa con lớn làm nghề lượm rác. 3 đứa trong 4 đứa làm ở bãi rác đều bị tai nạn. Cậu lớn 18 tuổi chẳng may chọc que cời sắt vào tay mình trong khi đang bới tìm rác. Cậu con trai út 12 tuổi đang đứng gần chiếc xe tải chở rác, lốt xe nổ xì hơi làm bỏng mặt. Lái xe tải chỉ cho em 25.000 đồng tiền bồi thường. Em phải nằm viện mất ba ngày và hiện nay vĩnh viễn phải mang vết sẹo trên mặt. L là con trai thứ tư của ông M. Nay em 14 tuổi. Em bị tai nạn nặng nhất so với các anh em của mình. Tối hôm đó em cảm thấy không được khỏe vì vậy trong khi chờ xe rác đến em nằm ngang trên bãi rác đó nghỉ một chút. Một xe tải mới vào không nhìn thấy em và đè nát một bên chân của em.
Ví dụ 2: P là một bé gái 12 tuổi cùng với em trai của mình (8 tuổi) sống cùng với bà ngoại tại một ngôi nhà tam bợ trong một xóm nhỏ. Trong nhà có một cái đệm cũ trải xuống nền nhà ẩm thấp để hai bà cháu nằm ngủ. Bố P. đã mất trước khi em của P ra đời, mẹ P sau khi sinh em được ít năm đã bỏ nhà đi, để lại hai chị em cho bà ngoại nuôi. Bà ngoại của P đã trên 70 tuổi, hàng ngày đi bán hàng ở chợ đầu mối cách nhà khoảng 3 km để kiếm tiền nuôi dưỡng các cháu.
Trước khi đi chợ, bà thường đặt nôi cơm điện để hai cháu ngủ dậy ăn rồi học bài ở nhà. Bà khóa trái cửa để trẻ không ra ngoài khi bà đi chợ. Đến trưa bà về nấu cơm cho các cháu ăn để các cháu đi học.
Mẹ của P lâu lâu có rẽ qua nhà một lần, bà của các cháu không biết hiện nay chị ta làm gì, chỉ biết rằng chị ta đã từng hút chích ma túy. Bà mẹ nói nhiều lần nhưng không thấy thay đổi. Gần đây, chị thỉnh thoảng có rẽ qua nhà và đôi lúc nhờ P ra ngoài để mua thuốc cho chị ta.
Hiện nay bà đang lo cho tình trạng sức khỏe của P, vì mắt cháu luôn chảy nước mắt và nhìn mọi vật rất khó khăn. Bà cũng lo lắng về việc học tập của cháu vì cháu có biểu hiện học tập sa sút… ngoài ra, việc cô con gái vẫn thỉnh thoảng rẽ qua và lại sai con mua thuốc cho mình cũng làm bà lo lắng thêm.
Phụ lục 6: Vấn đề về xã hội
Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn B là một người nghiện ma tuý, anh đăng ký tự nguyện cai nghiện ma tuý ở Trường Giáo dục và Giải quyết việc làm số 3. Sau 24 tháng cai nghiện, anh được trở về nhà. Anh rất mong muốn kiếm được việc làm để nuôi sống bản thân, không phải sống phụ thuộc vào gia đình. Anh làm nhiều hồ sơ và gửi đi nhiều nơi nhưng không nơi nào nhận cả, với lý do trình độ học vấn của anh chưa hết cấp II. Chỉ còn những công việc như giữ xe, bảo vệ, anh B làm đơn xin việc ở những nơi này. người ta không nhận sau khi nhìn vào bản lý lịch của anh.
Ví dụ 2: Cô C – 20 tuổi, đã từng làm tiếp viên ở một nhà hàng và đồng thời hành nghề bán dâm, đã 2 năm trôi qua. Nhờ sự khuyên giải của một cán bộ hội phụ nữ Phường, Cô C quyết định từ bỏ việc làm đó. Hội phụ nữ phường đã giúp đỡ cô học nghề may để có thể làm lại cuộc đời và tự nuôi sống bản thân.
Cuộc sống có vẻ đang tốt đẹp trở lại với C thì bỗng một ngày cô phát hiện mình đang mang trong mình vi rút HIV. C muốn vất bỏ mọi thứ, cô căm thù đàn ông và muốn trả thù đời bằng ý định quay trở lại con đường mại dâm.
Ví dụ 3: Bà N 33 tuổi là mẹ của ba đứa trẻ (1 bé trai 10 tuổi , 1 bé gái 6 tuổi