tác xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, HTX, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật đối với các HTX và văn
bản pháp luật có liên quan. Sau khi có những chủ trương, chính sách của
Trung ương, Tỉnh Ủy ban hành chủtrương, định hướng phát triển kinh tế tập thể cho tỉnh; UBND tỉnh cần chỉ đạo xây dựng kịp thời các chiến lược,
chương trình, kế hoạch phát triển HTX; xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX.
Củng cố, kiện toàn bộ máy, cơ quan quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã. Cần xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức
năng trong quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh. Trong đó đầu mối chung là Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh. Tùy theo từng lĩnh vực HTX mà
Nông nghiệp Phát triển nông thôn, trông đó lĩnh vực HTXNN thì giao cho Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện; quy
định trách nhiệm quản lý nhà nước về HTX đối với cấp huyện, cấp xã, nhất là trong việc phát triển, củng cố, chuyển đổi, sáp nhập, chia tách, giải thể HTX phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, kiểm tra, sát sát, báo cáo về HTX….
UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu
bố trí nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển HTX, tổ chức thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chương trình khác để hỗ trợ với nhiều nguồn kinh phí khác
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, luận văn đưa ra những cơ sở lý luận về HTX, những khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX. Quá trình hình thành, phát triển HTX qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, trong đó có những
giai đoạn HTX hoạt động và phát triển mạnh mẽ...
Bên cạnh đó, chương 1 còn nêu lên những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX trước và sau Luật Hợp tác xã năm
2012 có hiệu lực. Đặc biệt, chương 1 cũng nêu những kinh nghiệm quản lý
nhà nước đối với hoạt động HTX của các nước trên thế giới; của tỉnh Quảng Nam, tỉnh Bình Định là những địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó rút ra một số bài học và kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã