2.2.1.1. Số lượng hợp tác xã
Trong những năm qua, hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển đổi HTX kiểu cũ sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã sửa đổi
năm 2003 (đã hết hiệu lực) và đến nay là Luật Hợp tác xã năm 2012. Số HTX của tỉnh đã có sự chuyển biến nhất định từ quy mô, số lượng, chất lượng và hoạt động dịch vụ của HTX dần tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đạt
được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa của tỉnh. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, HTXNN chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ cho thành viên, cung cấp giống vật tư cho sản xuất, cùng với chính quyền xây dựng đời sống văn
hóa mới và bước đầu thực hiện an sinh xã hội, giúp cho kinh tế hộ nông dân
nâng cao năng suất lao động và tư duy sản xuất hàng hóa của bà con nông dân trong tỉnh được nâng lên …Tuy nhiên, so với mục tiêu và yêu cầu đặt ra của
Đảng và Nhà nước, sự chuyển đổi về tổ chức và quản lý hoạt động của không ít HTX vẫn chưa có sự thay đổi lớn về lượng. Do đó, vị trí, vai trò của HTX trong nền kinh tế của tỉnh còn mờ nhạt và không đáp ứng được một số nhu cầu thiết yếu của thành viên, không ít HTX hoạt động kém hiệu quả và thậm
Từ năm 2017 đến năm 2019, số lượng HTX trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động, được nêu trong Bảng 5 phần Phụ lục. Đến cuối năm 2019, toàn
tỉnh có 289 HTX, tăng 50 HTX so với năm 2017. Trong đó có 205 HTX nông nghiệp, tăng 38 HTX so với năm 2017; 45 HTX công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp (CN-TTCN), điện, xây dựng, môi trường, thương mại dịch vụ; 24 HTX giao thông vận tải, tăng 2 HTX; 07 Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ
TDND); 08 HTX thuộc lĩnh vực khác. [Bảng 5, Phụ lục]
Theo Bảng 6 phần Phụ lục, tổng số thành viên HTX năm 2019 là đạt 170.964 thành viên, tăng so với năm 2017 là 1.734 thành viên; tổng số lao
động trong HTX ước đạt 38.235 người, tăng 1.574 người so với năm 2017. Doanh thu bình quân của HTX năm 2019 đạt 3.000 triệu đồng, tăng 228 triệu
đồng/HTX so với năm 2017; lãi bình quân một HTX năm 2019 đạt 134 triệu
đồng, tương ứng tăng 14 triệu đồng; thu nhập bình quân của lao động thường
xuyên trong HTX năm 2019 ước đạt 21 triệu đồng, giảm 4 triệu đồng/lao
động so với năm 2017.
Về số lượng cán bộ quản lý HTX, năm 2019 khoảng 1.124 người, giảm 55 người so với năm 2017, chứng tỏ bộ máy quản lý HTX ngày càng tinh gọn
hơn. Số cán bộ quản lý HTX qua đào tạo có xu hướng ngày càng tăng; số cán bộ trình độsơ, trung cấp tăng từ651 người (chiếm 55,2%) năm 2017 lên 804 người (chiếm 71,5%) năm 2019; số cán bộ trình độ cao đẳng, đại học trở lên tăng từ 149 người (chiếm 12,6%) lên 200 người (chiếm 17,8%). [Bảng 6, Phụ lục]
Như vậy kinh tế HTX tiếp tục được củng cố, phát triển và có sự đổi mới về nội dung hoạt động, mô hình tổ chức phù hợp với quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, dựa vào các số liệu của Bảng 6, đội ngũ cán bộ quản lý của HTX hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từ quản lý điều hành, kinh doanh dịch vụ và kiểm soát hoạt động
của HTX, đến năm 2019 vẫn còn 10,7% cán bộ chưa qua đào tạo, số cán bộ
trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ còn thấp. Tỷ trọng đóng góp kinh tế tập thể ngày càng cao trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), tuy nhiên mức độ đóng góp còn khá thấp (năm 2019 khoảng 0,65%, cao hơn
0,03% so với năm 2017).
2.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tập thể theo ngành, lĩnh vực a) Vềlĩnh vực nông nghiệp
Cuối năm 2019, toàn tỉnh có 205 HTX nông nghiệp, trong đó có 178
HTX dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi...), 08 HTX thủy sản, 19 HTX lâm nghiệp. Hầu hết các HTX NN trên địa bàn đều đã chuyển đổi, tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chỉ còn 7 HTX chưa chuyển đổi). Trong đó, tổng số hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 là 143/150 HTX, tổng số HTX thành lập mới hoạt
động theo Luật Hợp tác xã 2012 là 55 HTX.
Hoạt động của các HTX nông nghiệp đã tập trung làm tốt các dịch vụ
hỗ trợ thành viên, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ, tập trung vào các khâu dịch vụnhư: thủy lợi, bảo vệ thực vật, giống, làm đất, thu hoạch... tích cực chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật - công nghệ mới để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra các HTX tích cực mở rộng thêm một số dịch vụ mới
như: quản lý rừng bền vững theo hướng rừng có chứng chỉ, sản xuất và chế
biến nước mắm, dầu tràm, ép dầu lạc, rượu... góp phần giải quyết việc làm và
tăng thu nhập cho thành viên, người lao động.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chủ yếu các HTX mới thành lập từ năm 2019, đến nay đã thành lập mới 19 HTX lâm nghiệp bền vững ở các địa
phương có nhiều diện tích rừng. Hoạt động kinh doanh lâm nghiệp của các HTX này chủ yếu là tập trung làm dịch vụ hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật
chăm sóc rừng, xây dựng chứng chỉ và khai thác rừng gỗ lớn để nâng cao hiệu quả sản phẩm rừng trồng. Đặc biệt là hiện nay, Trung ương đã giao tỉnh xây dựng đề án phát triển các HTX lâm nghiệp bền vững nhằm tạo dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC để nâng cao giá trị thu nhập cho người dân trồng rừng. Ngoài ra, một số mô hình HTX Nông nghiệp có dịch vụ trồng và chăm sóc rừng ngày càng phát huy hiệu quả, Nhiều HTX Nông nghiệp đã tổ chức lại sản xuất, hình thành các tổ, nhóm chuyên về dịch vụ lâm nghiệp như vườn ươm, tổ khai thác, tổ vận chuyển... Một số mô hình vườn ươm cây keo được đầu tư cơ bản và có hiệu quả ở các
HTX NN Nam Sơn, HTX NN Hòa Mỹ và HTX NN Phù Bài.
Hoạt động của các HTX thủy sản chủ yếu tập trung vào hoạt động đánh
bắt, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nghề cá và chế biến thủy hải sản. Mô hình sản xuất chế biến nước mắm ở các xã ven biển, vùng đầm phá đang tích cực chuyển đổi mô hình, hướng đến thành lập các HTX chuyên dịch vụ chế biến thủy sản gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Về số HTX hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã 2012: Theo tiêu
chí HTXNN được phân làm 4 loại: Loại tốt, khá, trung bình và yếu
(theoThông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì những HTX không đánh giá
được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì xếp loại yếu; những HTX mới thành lập dưới 1 năm thì không phân loại). Năm 2019 toàn tỉnh có 183
HTXNN được phân loại như sau:
- HTX xếp loại tốt: Có 26/183 HTX (chiếm 14,2%) là những HTX có kết quả chấm điểm từ80 đến 100 điểm từ 6 tiêu chí: Doanh thu và kết quả sản xuất, lợi ích của các thành viên, vốn hoạt động, quy mô thành viên ảnh hưởng
đến tích cực cộng đồng, khen thưởng trong năm, mức độ hài lòng của các thành viên đối với hợp tác xã.
- HTX xếp loại khá: Có 54/183 HTX (chiếm 29,5%) là những HTX có kết quả chấm điểm từ 65 đến 80 điểm từ 6 tiêu chí trên.
- HTX xếp loại trung bình: Có 60/183 HTX (chiếm 32,8%) là những HTX có kết quả chấm điểm từ 50 đến 65 điểm từ 6 tiêu chí trên.
- HTX xếp loại yếu: Có 43/183 HTX (chiếm 23,5%) là những HTX có kết quả chấm điểm dưới 50 điểm từ 6 tiêu chí trên.
b) Vềlĩnh vực công thương
- Toàn tỉnh có 45 HTX, trong đó có 35 HTX CN-TTCN, 07 HTX
thương mại dịch vụ, 03 HTX xây dựng.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trong lĩnh vực này cơ bản
ổn định và có bước phát triển. Các HTX đã chú trọng huy động các nguồn lực
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, củng cố và phát triển các sản phẩm nghề
truyền thống như đúc đồng, mây tre đan, thêu ren, dệt Zèng, sản xuất rượu, dầu
tràm, cơ khí, mộc mỹ nghệ... đã xây dựng mối liên kết giữa các hộ sản xuất,
đảm bảo cung ứng vật tư, nguyên liệu, cải tiến mẫu mã và tìm kiếm đầu ra ổn
định cho sản phẩm. Nhiều HTX đã phát huy nội lực, tranh thủcác điều kiện, lợi thế về nguyên, vật liệu, sự quan tâm hỗ trợ về công tác phát triển thị trường,
đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực,... của các sở, ngành,
địa phương; qua đó, đã khắc phục khó khăn để phát triển, đảm bảo việc làm và
đời sống cho thành viên, người lao động, một số sản phẩm đã tạo được uy tín trên thị trường, một số HTX đang hoạt động có hiệu quả như: HTX Mây tre đan Bao La, HTX Thêu Phú Hòa, HTX cao cấp đúc Thắng Lợi,… [13].
- Trong lĩnh vực quản lý chợ đang được các địa phương vận động chuyển đổi từ mô hình Ban quản lý sang mô hình HTX, một sốđịa phương đã
được giao quản lý chợđã đầu tư cơ sở vật chất, phân lô, khoanh vùng dịch vụ, và tổ chức các hoạt động như dịch vụ PCCC, vệ sinh môi trường, trông giữ phương tiện, bến bãi... được các địa phương đánh giá cao, đảm bảo vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự trong chợ tốt hơn trước.
c) Về lĩnh vực giao thông vận tải
Hiện nay có 24 HTX đang hoạt động (22 HTX vận tải đường bộ, 02 HTX vận tải đường thủy nội địa); ngoài ra còn có 01 HTX lĩnh vực khác kiêm dịch vụ vận tải đường thủy nội địa. Một sốHTX đã mạnh dạn đầu tư phương
tiện mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, giám sát nên hiệu quả hoạt động có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, kết hợp vận tải hành khách với du lịch. Tuy vậy, mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ khi áp dụng vào quản lý kinh doanh vận tải còn chưa phù hợp, nên chưa quản lý chặt chẽ được lái xe và hoạt động của phương tiện (hình thành nhiều nhà xe hoạt
động trong HTX) [13].
Khó khăn lớn đối với các HTX Vận tải là luồng tuyến ngày càng thu hẹp, sốlượng đầu xe tăng, cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải gay gắt, về lâu dài các HTX sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
d) Vềlĩnh vực tín dụng
Trên địa bàn tỉnh có 07 đơn vị hoạt động theo mô hình HTX trong lĩnh
vực tiền tệ, ngân hàng là 7 Quỹ TDND đang hoạt động, trong đó có 06 Quỹ TDND đang hoạt động bình thường và 01 QuỹTDND đang bị kiểm soát đặc biệt. Quỹ TDND Thủy Dương và Quỹ TDND Quảng Thành là 02 đơn vị được
đánh giá ổn định và có hiệu quả nhất.
Bên cạnh các QuỹTDND đang hoạt động thuần túy, mô hình tín dụng nội bộtrong các HTX đang có chiều hướng phát triển khá đa dạng và hiệu quả.
Các HTX ở các loại hình khác như HTX công nghệ thông tin, vệ sinh môi
trường; khai thác cát sạn; du lịch; dịch vụmôi trường… là những HTX mới hoạt
động phù hợp xu hướng phát triển KTTT. Trong đó, HTX công nghệ thông tin
đã triển khai nhiều phần mềm phục vụHTX cũng như các chương trình dự án, xây dựng trang web kết nối thông tin chung của HTX, làm trung tâm giao dịch sản phẩm HTX trên internet (gọi tắt là sàn giao dịch sản phẩm HTX).
Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh có 289 HTX, sự phân bố các
HTX trên địa bàn tỉnh được nêu trong Bảng 7 phần Phụ lục. Từ Bảng 7 cho thấy, HTX tập trung phần lớn tại các huyện đồng bằng, nơi có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và dịch vụ, trong đó riêng 2 huyện
Phong Điền và Phú Lộc đã có 105 HTX, chiếm 36,3% HTX toàn tỉnh, trong
đó phần lớn là HTXNN.
2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã
ở Thừa Thiên Huế
2.2.2.1. Ban hành phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan.
Trước khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, tỉnh Thừa Thiên Huế
ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉđạo phát triển kinh tế tập thể, HTX như:
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 29/11/2002 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khoá IX, về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT”; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2815/QĐ-UBND ngày 13/12/2006 về
việc phê duyệt đề án phát triển KTTT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-
2010, đặc biệt là chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX của tỉnh ban hành theo Quyết định số1000/QĐ-UBND ngày 25/4/2008.
Trên cơ sở Luật Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản do Chính phủ, bộ ngành trung ương ban hành như Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sốđiều của Luật HTX; Nghị định 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định 193; Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 về phê duyệt đề án phát triển 15.000 HTX, LH HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020… Tỉnh Thừa Thiên Huếđã ban hành một sốvăn bản triển khai thực hiện như:
Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 19/8/2013 về triển khai thực hiện Kết luận số 56/KL-TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 12/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành
Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 về quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
và Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 về cơ chế chính sách
huy động nguồn lực hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển HTX nông,
lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích Phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số13/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 quy định một số chính sách hỗ trợ
thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2017 - 2020. Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉđạo các cơ quan liên quan tổ
chức triển khai thực hiện các chính sách mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo