Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã theo quy định của Trung ương và của UBND tỉnh, bao gồm: Chính sách về đất đai, chính sách về vốn, chính sách về đào tạo, tập huấn, chính sách thành lập mới hợp tác xã, chính sách về cán bộ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường và chính sách hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về
làm việc có thời hạn ở HTX quy định tại một số văn bản như Thông tư số
340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính; chính sách khuyến khích doanh nghiệp liên kết với HTX theo Nghịđịnh số98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Thủtướng Chính phủ; Quyết định số52/2018/QĐ-UBND ngày
27 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyên khích hỗ trợ, phát triển Hợp tác xã trên địa bàn của tỉnh và Quyết
định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc Ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình
phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020” và các chính sách liên quan khác; đồng thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện, chi tiết hóa
các văn bản chính sách phát triển HTX trong thời gian đến.
Tổ chức xây dựng và ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế
Quyết định số1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủtướng Chính phủ); UBND các cấp, các sở, ngành xây dựng Kế hoạch/Đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo từng giai đoạn 2021-2025, hằng năm theo ngành,
lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Nâng cao năng lực cho HTX: Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX; Hỗ trợ HTX phát triển các dịch vụ mới, giao cho HTX thực hiện một số dịch vụ công nông nghiệp; Tạo thuận lợi cho HTX tiếp cận tín dụng thông qua việc quy định cho phép sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay, sử dụng quyền sử dụng đất được giao để thế chấp, kiểm toán HTX; Có chính sách hỗ trợ HTX thuê đất, được giao đấtđể mở rộng quy mô sản xuất.
Từ thực tiễn hoạt động kinh tế của HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong các năm qua đã kết luận một điều là những HTX hoạt động có hiệu
quả thì đều có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và năng lực điều hành và ngược lại những HTX nào cán bộ có trình độ quản lý yếu và thiếu nhạy bén trong điều hành hoạt động thì HTX đó làm ăn kém hiệu quả. Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý HTX: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; kết hợp giữa đào tạo với bồi dưỡng; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ chủ chốt của HTX.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng cán bộ HTX và khuyến khích việc mạnh dạn thực hiện cơ chế thuê cán bộ quản lý HTX ở những HTX có quy mô hoạt động lớn, không giới hạn việc lựa chọn cán bộ HTX chỉ trong nội bộ thành viên HTX như hiện hành; Động viên sinh viên mới ra trường, cán bộ trẻ về làm việc tại HTX và được hưởng ưu đãi như theo cơ chế thu hút nguồn nhân lực của tỉnh; Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp về với cơ sở để hướng dẫn bà con làm kinh tế gắn với khoa học công nghệ hiệu quả.
Có chính sách đặc thù cho từng loại hình HTX: Hỗ trợ HTX phát triển thương hiệu, áp dụng các quy trình sản xuất bền vững có chứng nhận chất lượng; Hỗ trợ HTX trong việc cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất cho thành viên và cộng đồng dân cư; Hỗ trợ HTX tham gia chuỗi liên kết giá trị. Xây dựng các dự án, kế hoạch ưu tiên phát triển các HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Hỗ trợ HTX thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa HTXnông nghiệp với các doanh nghiệp có năng lực tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm truyền thống HTX, THT, nông dân.
Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh; thành lập Trung tâm quảng bá và giới thiệu sản phẩm HTX.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, xây dựng mô hình hợp tác xã hiệu quả và tổng kết mô hình
Tổ chức tái cơ cấu các HTX theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, dân chủ, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo đúng bản chất HTX. Tổ chức rà soát tư cách thành
viên HTX, chấm dứt tư cách thành viên đối với các thành viên HTX không đủ điều kiện, không đáp ứng yêu cầu (không góp vốn điều lệ theo quy định, không tham gia sản xuất kinh doanh, ...). Phát huy vai trò làm chủ của thành viên, vận
động thành viên HTX góp vốn mới để nâng mức vốn góp lên cao, đảm bảo gắn trách nhiệm thành viên với HTX. Thực hiện sáp nhập đối với các HTX nông nghiệp có quy mô nhỏ, không đủ điều kiện để hoạt động cần có sự chỉđạo quyết liệt từ Cấp uỷĐảng các huyện, thị xã và thành phố Huế.
Lập tổ công tác để xử lý các HTX hoạt động yếu kém và cho phá sản. Phân loại và xây dựng phương án cho các HTX tự giải thể theo hình thức tự
động kém hiệu quả, HTX hoạt động hình thức. Chuyển các HTX không đủ điều kiện theo quy định của Luật Hợp tác xã sang các loại hình tổ chức SXKD khác phù hợp.
Tập trung xây dựng được mô hình HTX điển hình tiên tiến gắn với chuỗi giá trị bền vững, kinh doanh có hiệu quả trên mỗi ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình OCOP, hỗ trợ HTX tham gia Chương
trình OCOP nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp có lợi thể ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Đối với ngành nông nghiệp, trước mắt xây dựng mô hình điểm HTX sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân trong thực hiện chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Cụ thể gắn kết từ đầu vào (chọn giống), cung cấp vật tư, quy trình sản xuất (chăm sóc, thu hoạch), liên kết chế
biến sản phẩm, tiêu thụ theo thứ tự. Muốn thực hiện được sản xuất theo chuỗi cần phải liên kết chặt chẽ giữa các hộ thành viên để có quy mô sản phẩm lớn,
độ đồng nhất cao; phải thực hiện phương thức vừa sản xuất tập trung trên những cánh đồng mẫu lớn, đồng thời vừa sản xuất phân tán trên một vùng dân
cư rộng lớn trong các hộ thành viên; các HTX phải liên kết với các doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín để tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xuất khẩu sản phẩm để mang lại giá trị gia tăng cao; ngoài ra cần phải liên kết với các cơ sở
khoa học, các trường Đại học để chuyên giao khoa học kỹ thuật; các trung tâm giới thiệu, trưng bày và tiêu thụ sản phẩm, chợ, siêu thị, trung tâm thương
mại trong và ngoài nước…
Nghiên cứu, đề xuất thành lập một số HTX chuyên canh trong trồng trọt, chăn nuôi phục vụ cho xuất khẩu.
Thực hiện liên kết giữa HTX – HTX hoặc hình thành liên minh HTX
Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng được ít nhất 1 - 2 mô
hình HTX điển hình tiên tiến. Kết hợp thực hiện tốt Quyết định số 154/QĐ-
LMHTXVN ngày 07/3/2016 và Hướng dẫn số 155/LMHTXVN-CSPT ngày 07/3/2016 của Liên minh HTX Việt Nam hướng dẫn đánh giá HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả.
Xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình. Nghiên cứu, khảo sát mô hình KTTT có hiệu quả, bố trí nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX trọng điểm; lựa chọn một số HTX có quy mô phù hợp
để hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết chuỗi với doanh nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tập trung nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX điểm.
3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã
Củng cố vai trò của Ban Chỉđạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế một cách toàn diện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, điều hành giữa các sở, ngành, địa phương trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tăng cường trách nhiệm của các thành viên là các cơ
quan chuyên ngành trong Ban Chỉ đạo; tăng tính trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công quản lý; chủ động đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nhằm
đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Về công tác quản lý nhà nước đối với HTX, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc quản lý nhà nước đối với HTX, trong
đó: ngành Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước chung về HTX.
Tăng cường chế độ thông tin, báo cáo, tổng kết mô hình. Xây dựng phần mềm quản lý HTX đểứng dụng quản lý thống nhất, đồng bộtrên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Cục phát triển HTX, ngoài ra theo
TW và cấp tỉnh là tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệđược được Chính phủ
và UBND cấp tỉnh phê duyệt, tuy nhiên trong những năm vừa qua việc hoạt
động của Liên minh HTX có sự chồng chéo giữa chức năng của tổ chức xã hội và chức năng quản lý nhà nước trong mảng kinh tế tập thể, HTX. Do chức
năng quản lý nhà nước về HTX tại địa phương UBND tỉnh phân công Sở Kế
hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về việc quản lý kinh tế
tập thể, HTX trên địa bàn. Tuy nhiên biến chế công chức cho bộ phần này còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì vậy đề nghị tăng cường bổ
sung biên chế cán bộ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực HTX hoặc trường hợp cần thiết đề nghị thành lập Chi cục phát triển HTX tại địa phương và điều
động một số cán bộ từ Liên minh HTX cấp tỉnh về làm việc tại Chi cục phát triển HTX cấp tỉnh.
Rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công
Thương; cơ quan chuyên môn cấp huyện: Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn để tránh sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về HTX.
Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về HTX phù hợp với yêu cầu,
điều kiện thực tế của các cấp. Cấp tỉnh:
Bố trí 1-2 biên chế cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyên theo dõi lĩnh
vực kinh tế tập thể.
Bố trí 2 biên chế cho Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại).
Cấp huyện/thành phố: Bố trí 01 cán bộ Phòng Tài chính-Kế hoạch theo
PTNT/Phòng Kinh tế để làm công tác tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ cho huyện về phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong lĩnh vực nông trong nông nghiệp.
Cấp xã: Phân công 1 Phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp và PTNT (phó chủ tịch phụ trách kinh tế).
Xây dựng bộ máy Liên minh HTX tỉnh đủ về sốlượng và mạnh về chất
lượng. Nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ HTX cho cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách Liên minh HTX tỉnh.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong hệ thống chính trị và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, hỗ trợ phát triển HTX.
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hợp tác xã
Các cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán đối với các HTX theo đúng quy định. Nội dung kiểm tra, thanh tra hay kiểm toán tập trung vào các nội dung như tổ chức hoạt động kinh doanh của
HTX, tình hình huy động vốn góp, tỉ lệ góp vốn từng thành viên, các quy định của nhà nước về chế độ tài chính, kế toán, thuế đối với hoạt động của HTX. Thông qua kiểm tra, thanh tra, đánh giá những bất cập của quy định pháp luật,
các chính sách, đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế tập thể nhằm có những
điều chỉnh thích hợp để HTX hoạt động đúng Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản liên quan. Đẩy mạnh việc chấn chỉnh và kiểm tra HTX trong việc thực hiện chính sách pháp luật về HTX, về quản lý tài chính theo quy định của Pháp luật; Thực hiện nghiêm Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư, nhất là các vi phạm của HTX được quy định từ Điều
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển hợp tác xã
Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trên cơ sở bám sát các quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác đối ngoại, chủ động thiết lập quan hệsong phương, đa phương với các tổ chức quốc tế, tổ chức HTX
các nước cũng như các tổ chức có liên quan theo hướng đa dạng, phù hợp.
Các sở, ngành, địa phương, Liên minh HTX tỉnh và các đoàn thể, hội, hiệp hội chủđộng tìm kiếm, phối hợp với các đối tác, các tổ chức tài trợ trong
và ngoài nước để hỗ trợ HTX trong quá trình nâng cao năng lực hoạt động của HTX; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Bộ, ngành, Liên minh HTX Việt Nam và các tổ chức đại diện HTX của các nước để huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển KTTT.
3.3. Kiến nghị
* Đối với Trung ương:
- Đề nghị các Bộ, Ngành ban hành đồng bộ, đầy đủ các văn bản hướng dẫn chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX, đồng thời ưu tiên bố trí nguồn vốn
để thực hiện.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu
việc ban hành hướng dẫn chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp
tác xã theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, đặc biệt là nội dung bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận vay vốn; hướng dẫn việc kiểm toán HTX theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 61 Luật Hợp tác xã năm 2012; hướng dẫn xử lý tài sản không chia của các HTX sau khi giải thể hoặc chuyển đổi sang hình thức khác; đề