2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trải dài từ 16000' đến 16045’ vĩ độ Bắc và từ 107001' đến 108012' kinh độĐông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;
- Phía Nam giáp thành phốĐà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; - Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; - Phía Đông giáp biển Đông.
Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta là Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là nơi giao thoa về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền Nam - Bắc, là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu của cả nước và là cực phát triển kinh tế
quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài 128 km, có bãi biển Lăng Cô là một trong những bãi biển đẹp của thế giới, có vùng đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai rộng 22.000 ha lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có cảng Thuận An và cảng nước sâu Chân Mây, có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên tuyến Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, trục hành lang kinh tế Đông -
Lao Bảo (Thừa Thiên Huế); Quốc lộ 49 qua cửa khẩu S10 (A Đớt - Tà Vàng),
S3 (Hồng Vân - Cu Tai); Quốc lộ 14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường tỉnh 18 (nước CHDCND Lào).
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 128 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển... trong một không gian hẹp (trong đó đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên).
Nhìn chung địa hình của Thừa Thiên Huế phức tạp, bị chia cắt mạnh,
hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia ra 5 vùng: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, vùng đầm phá và vùng cát ven biển.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ Á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữamiền Bắc và miền Nam.
- Chếđộ nhiệt
Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độtrung bình năm vùng đồng bằng từ 24 - 25°C, vùng núi từ 21 - 22°C.
- Chếđộ mưa
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn ở nước ta.
Lượng mưa trung bình hàng năm ở các vùng trong toàn tỉnh đều trên 2.500 mm, có nơi lên đến hơn 4.500 mm (Nam Đông, A Lưới). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng1 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85 - 86%.
- Chếđộ gió, bão
Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh thường gây khô hạn kéo dài, ảnh hưởng đến cây trồng.
+ Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trũng trong tỉnh.
+ Bão, lốc, tố, dông, thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, trong
những tháng này cần nâng cao công tác phòng chống bão lốc, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất
Theo kết quả tài liệu điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 11 loại đất với tổng diện tích là 463.553 ha, chiếm 91,52% diện tích tự nhiên.
* Đặc điểm hình thành và phân bố các loại đất
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 26.788 ha, chiếm 5,3% diện tích tự
nhiên và bao gồm:
+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): có diện tích 15.523 ha, phân bố ven các con sông như sông Truồi, sông Bồ, sông Ô Lâu... Đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, tính chất của các loại đất chịu ảnh hưởng sâu sắc của sản phẩm phù sa. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế do các dòng chảy của sông, suối đều ngắn và dốc nên sản phẩm bồi tích thường thô, thành phần cơ
giới nhẹ.
+ Đất phù sa ít được bồi hàng năm (Pi) và đất phù sa không được bồi
hàng năm (Pk): có diện tích 11.265 ha. Đất có nguồn gốc hình thành như đất
phù sa được bồi hàng năm nhưng do phân bố ở xa sông hoặc địa hình cao vì vậy hiện nay rất ít hoặc không được bồi. Nhìn chung đất có thành phần cơ
giới nặng (từ thịt nhẹ đến sét), độ phì trung bình, hàm lượng mùn trung bình
đến hơi nghèo. Đây là nhóm đất tốt, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, lạc, đậu đỗ,...
- Đất biến đổi do trồng lúa (Lp): có diện tích 32.087 ha, chiếm 6,37% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, độ dốc nhỏ hơn 30.
Được hình thành do sản phẩm phong hoá đá mẹ khác nhau, được nhân dân địa
phương cải tạo thành những chân ruộng để cấy lúa.
- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): có diện tích 199.401 ha, chiếm 39,5% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở nhiều bậc
địa hình khác nhau, nhưng phần lớn có địa hình dốc. Đất được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá sét (thuộc nhóm đá trầm tích), đất có màu đỏ vàng đặc trưng, thành phần cơ giới nặng, độ phì tự nhiên trung bình, khảnăng
thấm nước và giữ nước tốt.
- Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ (F): có diện tích 1.383 ha, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên. Đất hình thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi xung quanh. Vì vậy nó phân bốở các khe hợp thuỷ hoặc thung lũng vùng đồi núi. Nhìn chung độ phì nhiêu của đất
tương đối khá, thích hợp cho việc sử dụng trồng cây hàng năm.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 16.726 ha, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên, được hình thành trên sản phẩm lắng đọng của phù sa sông
nhưng do sự biến động địa chất được nâng lên thành dạng địa hình lượn sóng nhẹ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên nghèo. Phân bố ở các vùng bậc thềm cao tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, tập trung ở các huyện, thị xã: Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, Hương Thuỷ, Hương Trà,...
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): có diện tích 78.580 ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ,
độ dày tầng mặt trung bình, độ phì tự nhiên kém. Khả năng thấm nước khá
nhưng khảnăng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém. Phân bố chủ yếu ở các huyện Phong Điền và A Lưới.
- Đất đỏ vàng trên đá Granít (Fa): có diện tích 48.446 ha chiếm 9,6% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt cát cao, kiến trúc hạt rời rạc, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, phân bố nhiều ở các huyện, thị xã: Phú Lộc, Nam Đông, Hương Trà.
- Đất nâu vàng trên đá Gabrô (Fu) và đất nâu vàng trên đá Điorít (Fx)
chiếm dưới 1% diện tích tự nhiên và phân bố tập trung ở huyện Nam Đông.
- Đất mặn ven biển (M): có diện tích 325 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên. Được hình thành do chịu tác động trực tiếp của nguồn nước mặn, phân bố ở địa hình thấp, ven đầm phá và cửa sông, đất có màu hơi tím hoặc hơi
xám, phân bốở các huyện Phú Lộc, Phú Vang.
- Đất cát (C): có diện tích 38.385 ha, chiếm 7,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo bờ biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Đất cát thường hình thành dãy cồn đụn cát chắn bờ nằm xen giữa đồng bằng duyên hải hoặc đầm phá bên trong và biển Đông ở bên ngoài là dãy cồn
đụn cát chắn bờkéo dài theo hướng chung Tây Bắc - Đông Nam từĐiền Hương
(huyện Phong Điền) cho đến tận chân đèo Hải Vân (huyện Phú Lộc).
- Đất bạc màu trơ sỏi đá (E): có diện tích 9.698 ha, chiếm 1,9% diện tích tự nhiên. Đất này có mặt trên tất cả các loại đá mẹ và do nhiều nguyên nhân khác nhau mà từ đất tốt bị xói mòn trở thành trơ sỏi đá, mất khả năng
sản xuất hoặc cho năng suất thấp. Loại đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc sản xuất vật liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng, phân bố tập trung ở các huyện, thị xã: Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà.
* Những thay đổi về tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng trên nhiều địa hình khác nhau dẫn đến canh tác thường phân tán, manh mún, điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá gặp khó khăn. Sự canh tác không đúng quy trình làm giảm
Nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, thường có nắng hạn kéo dài và
mưa lớn tập trung theo mùa. Hiện tượng xói mòn, thoái hoá đất và nhiễm mặn
ở một số vùng hạ lưu thường xuyên diễn ra. Nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ
trái phép làm cho tài nguyên rừng suy giảm, khả năng che phủ của rừng giảm xuống làm tăng khảnăng xói mòn, rửa trôi đất đai.
Vấn đề quan trọng là cần phải tìm ra các giải pháp phù hợp với đặc
điểm khí hậu thời tiết, địa hình, tính chất từng loại đất để xây dựng chế độ
canh tác hợp lý, đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, tích cực tham gia vào việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng... nhằm hạn chế tác động xấu đối với
đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế của đất.
b) Tài nguyên nước
Với hệ thống sông, suối, khe, ngòi khá dày đặc, tổng lượng nước mặt toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ước tính khoảng 9,975 tỷ m3. Hệ thống sông
Hương là nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp cho thành phố Huế và các vùng phụ cận.
Nguồn nước mặt và nước ngầm của tỉnh khá dồi dào, đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Các công trình thuỷ lợi của tỉnh đãđược đầu tư rất lớn đảm bảo tưới tiêu cho những vùng nông nghiệp trọng
điểm như thuỷ lợi Tả trạch, A Quao (huyện Phong Điền), Lai Bằng (thị xã
Hương Trà), Truồi (huyện Phú Lộc) và hàng trăm hồ nhỏ khác đáp ứng trên 60%
lượng nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Song do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các công trình xây dựng cách đây khá lâu đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hàng năm kinh phí để nâng cấp cho các công trình thuỷ lợi không đủ, đây
là một khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh.
c) Tài nguyên rừng
Theo Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kết quả Kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh,
diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 348.836,90 ha, gồm diện tích đất có rừng 283.003,00 ha (rừng tự nhiên 212.172,20 ha và rừng trồng 70.830,80 ha) và diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 65.833,90 ha (đất có rừng trồng chưa thành rừng 29.340,30 ha, đất trống các loại 36.493,60 ha).
Rừng ở Thừa Thiên Huế thuộc kiểu rừng kín thường xanh: ởđộcao dưới 700 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, từ độ cao 700 m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Tổ thành loài cây phong phú, đa dạng là
nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật, bao gồm khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Trung Hoa. Tài nguyên về thực vật rừng rất đa dạng có 120 họ và hơn
600 loài, có những loài gỗ quý hiếm như: lim, gụ biển, kiền kiền, kim giao,...
trong đó có 14 loài trong sách đỏ Việt Nam và 5 loài trong sách đỏ thế giới.
d) Tài nguyên biển và đầm phá
Với chiều dài 128 km bờ biển tiếp cận với ngư trường Biển Đông, biển Thừa Thiên Huế có nhiều chủng loại hải sản. Có 500 loài cá trong đó có 30 - 40 loài có giá trị kinh tế như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác. Trữ lượng khai thác trung bình khoảng 25 - 30 nghìn tấn/năm.
Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Vùng biển và vùng đầm phá ven biển có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ, khai thác và sử dụng hệ sinh thái này cần tôn trọng các quy luật tự nhiên. Đặc biệt hệ đầm phá Tam Giang với chiều dài 68 km là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á
có khảnăng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ sản có giá trịnhư: các loại tôm sú, tôm bạc, cua, vẹm xanh... đặc biệt có rong câu chỉ vàng là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp chế biến agar và agarose.
Biển Thừa Thiên Huế còn có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng biển như: cảng Thuận An, Chân Mây, đặc biệt vịnh Chân Mây đã và đang xây
năng cảng biển, tài nguyên du lịch biển cũng hết sức đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp biển.
e) Tài nguyên khoáng sản
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với hơn 25 loại khoáng sản, phân bố đều khắp, trong đó có giá trị kinh tế
và chiếm tỷ trọng đáng kể là các khoáng sản phi kim loại như đá vôi, đá
granit, cao lanh, cát thuỷ tinh, than bùn... Các mỏ đá vôi Long Thọ có trữ lượng 300 triệu m3, mỏ đá tại xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) trữ lượng 240 triệu m3, mỏ đá tại xã Thượng Long (huyện Nam Đông) trữ lượng 500 triệu m3 thuận lợi cho việc phát triển xi măng các loại. Sa khoáng Titan có
hàm lượng và chất lượng cao đáp ứng được thịtrường thế giới.
Mỏ đá granit đen và xám (huyện Phú Lộc) với trữ lượng lớn, có thể
khai thác và chế biến hàng chục nghìn m2/năm phục vụ trong nước và xuất khẩu. Mỏ cao lanh, Bentonit trữ lượng lớn, mỏ Pyrit Nam Đông trữlượng từ
0,4 - 2,0 triệu tấn với chất lượng cao.
Mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng trên 50 triệu tấn,... Các mỏ nước khoáng ở huyện Phong Điền, Phú Vang có thể sản xuất nước giải khát và phục vụ chữa bệnh. Đặc biệt vùng mỏnước khoáng nóng Thanh Tân (huyện Phong Điền), Mỹ An (huyện Phú Vang), A Roàng (huyện A
Lưới) được xây dựng thành các vùng du lịch sinh thái kết hợp chữa bệnh đã được du khách cảnước biết đến. [20].
Nhìn chung, vị trí địa lý của tỉnh là một thế mạnh tạo cho tỉnh những
điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hoá với những ngành
mũi nhọn đặc thù, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và quốc tế. Địa
hình, đất đai đa dạng, nguồn nước phong phú … tạo điều kiện để phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong phú, đặc sản.
nghiệt, với tần suất xuất hiện cao của hầu hết các loại thiên tai có ở Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏđến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.