Vai trò quản lý nhà nước về giám địnhy khoa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về giám địnhy khoa

Qua những năm đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ tới ngành y tế và ảnh hưởng đến các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Sự ảnh hưởng này càng biểu hiện rõ khi chúng ta đem nhìn nhận trong sự đối lập giữa mục đích vì lợi nhuận của kinh tế thị trường và mục đíchnhân đạo của ngành y tế; giữa giá các dịch vụ khám chữa bệnh với y đức củangười thầy thuốc; giữa trách nhiệm và lợi ích của mỗi cán bộ y tế.Có thể thấy đây là những thách thức lớn đặt ra để giải quyết và cân bằng

giữa yếu tố kinh tế và yếu tố nhân văn của bản chất xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang theo đuổi.

Từ tất cả các khác biệt trên cho thấy việc quản lý nhà nước về y tế nói chung và công tác giám định y khoa nói riêng làviệc làm cần thiết có vai trò quan trọng để phát triển ngành y tế Việt Nam theo đúng định hướng của Đảng vàNhà nước đề ra, đảm bảo tính công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế và nâng cao hiệu quả và phát triển dịch vụ y tế phù hợp với phát triển kinh tế.

Có thể thấy vai trò của Quản lý nhà nước về giám định y khoa thể hiện ở hai mặt sau:

Một là đảm bảo sự công bằng trong xã hội: Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu đảm bảo sức khỏe tốt cho tất cả mọi người ngày càng được quan tâm. Mặt khác người dân khỏe mạnh tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng, năng suất lao động cao, giảm các chi phí an sinh xã hội cho nhà nước. Vì vậy dịch vụ y tế phải được coi là một hàng hóa đặc biệt. Mọi người dân đều có quyền tiếp cận các dịch vụ tế và được hưởng một mức chăm sóc sức khỏe tối thiểu như nhau. Mặt khác nhiều loại dịch vụ y tế mang tính công cộng thuần túy, vì vậy sẽ không có tổ chức hay cá nhân nào có thể đảm nhiệm việc cung ứng các dịch vụ đó. Chỉ có nhà nước với quyền lực, nguồn lực của mình mới có thể đảm bảo cho mọi người dân được công bằng trong tiếp cận các dịch vu y tế, cũngnhư \chỉ có nhà nước mới quan tâm đầy đủ đến lợi ích của cả cộng đồng.

Hai là đảm bảo tính hiệu quả của việc cung cấp các dịch vụ y tế: xuất phát từ nguyên tắc hoạt động của y tế là không phải vì mục tiêu lợi nhuận nên để đảm bảo các cơ sở y tế không phát triển một cách tự phát thành các đơn vị kinh doanh chạy theo lợi nhuận, vì vậy phải có sự kiểm soát của nhà nước đối với các cơ sở y tế.

Mặt khác các dịch vụ y tế là các dịch vụ không có tính so sánh, nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người vì vậy nhà nước cần đứng

ra đảm bảo chất lượng, hạn chế tối thiểu các rủi ro từ dịch vụ y tế của các cơ sở y tế bằng những tiêu chuẩn, quy trình thống nhất chặt chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 27 - 29)