Các giải phápvề công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 107 - 115)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Các giải phápvề công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm quản lý tốt công tác giám định y khoa.Giám định y khoa là một hoạt động đặc thù, liên quan đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người dân, vì vậy đòi hỏi tính chính xác cao. Để tránh sai sót đòi hỏi trong quá trình giám định Hội đồng GĐYK phải tuân thủ đúng quy trình từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, khám giám định y khoa đảm bảo đúng khách quan nhằm khám giám định đúng đối tượng,

đúng bệnh và đánh giá đúng tỉ lệ % thương tật thì đòi hỏi ngành giám định cần phải thường xuyên tăng cường công tác thanh kiểm tra.

Đối tượng khám chất độc hóa học ngày phức tạp do có sự đánh tráo đối tượng khám giám định khi vào lấy máu xét nghiệm. Hai năm qua đã phát hiện được 08 đối tượng chuyển cơ quan công an xử lý và một số đối tượng thay ảnh chứng minh thư nhân dân đều được phát hiện kịp thời.Vi phạm trong giám định y khoa đều được xử lý.

Quy trình xử lý như sau:

Khi phát hiện đối tượng khám có vi phạm về quy định khám Giám định y khoa, nhân viên khoa xét nghiệm phối hợp với nhân viên giám sát liên hệ với bảo vệ tham gia phiên khám để kịp thời quản lý đối tượng.

Cử nhân viên liên hệ với các khoa phòng chức năng: Tổ chức hành chính quản trị, phòng Thường trực, khoa Khám giám định tổng hợp lập biên bản.

Liên hệ với phòng bảo vệ chính trị nội bộ để phục vụ công tác điều tra, xử lý đối tượng vi phạm.

Yêu cầu các thành viên liên quan tích cực hợp tác, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tác giả đã đưa ra quan điểm, mục tiêu và đưa ra năm giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định y khoa như: Tuyên truyền; Công nghệ thông tin; Cơ chế chính sách pháp luật; Cải tiến quy trình khám; Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực; Đào tạo và chỉ đạo tuyến; Thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác giám định y khoa.

Đây là năm giải pháp quan trọng cơ bản không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về giám định y khoa nhằm giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà, nâng cao hiệu quả công tác giám định y khoa. Quy trình khám được cải tiến nhanh gọn hơn. Các khoa phòng sắp xếp lại phù hợp với thực tế hơn giúp đối tượng đi lại đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.

KẾT LUẬN

Ðể hoàn thiện và nâng cao chất lượng giám định y khoa nói chung và công tác giám định cho các đối tượng chế độ chính sách nói riêng, Bộ Y tế đã kiện toàn Hội đồng Giám địnhY khoa trung ương và tăng số lượng giám định viên chuyên khoa cả về chất lượng và số lượng tạo hành lang pháp lý cho công tác giám định y khoa, đảm bảo công bằng, khách quan, không để xảy ra tiêu cựcảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Trong nhiều năm qua, Ngành và Viện Giám định Y khoa đã giám định cho hàng triệu thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động….góp phần thiết thực vào thực hiện chính sách lớn của Đảng đối với người có công với cách mạng và người lao động.

Giám định y khoa là một lĩnh vực đặc thù trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Khám giám định đúng đối tượng, đúng bệnh xác định đúng tỉ lệ thương tật là nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra. Mục tiêu của khám giám định là: “Khi giám định một bệnh, cùng một vết thương hoặc cùng đánh giá sức khỏe của một người nào đó, dù khám ở Hội đồng nào thì cũng thu được kết quả như nhau”.Cần nghiêm túc thực hiện quy trình, trình tự và nguyên tắc khám, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề và giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Quản lý nhà nước về công tác giám định y khoa nhằm tổ chức và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tránh trục lợi trong việc khám giám định y khoa, đảm bảo công bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tiến tới sự hài lòng của người dân trong công tác giám định.

Luận văn “Quản lý Nhà nước về công tác giám định y khoa” gồm 03 chương nhằm khái quát cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giám định y khoa, thực trạng quản lý nhà nước đang triển khai và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám định y khoa. Luận văn được thực hiện với sự cố gắng và mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám định nói chung tại Viện Giám định Y khoa nói riêng. Mặc dù đã nghiên cứu thực tế và tiếp thu kiến thức đã học, luận văn không thể tránh khỏi hạn chế về thời gian thực hiện. Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý bổ sung từ thầy, cô giáo và ban lãnh đạo nhà trường để luận văn được hoàn chỉnh hơn áp dụng vào thực tế và đóng góp một phần nhỏ thiết thực cho sự phát triển của Viện./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ trưởng Bộ Y tế (1999), Quyết định số 4212/1999/QĐ-BYT quy định chức năng nhiệm vụ của Phòng GĐYK thuộc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngban hành ngày 30/12/1999 ;

2. Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh xã hội (2019), TT 01/2019/TT- BLĐTBXH quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiệnban hành ngày 2/1/2019;

3. Bộ Ytế (1976), Quyết định số 1412/BYT-QĐ về việc thành lập hai phân Hội đồng GĐYK: Phân Hội đồng GĐYK Trung ương I ở thành phố Hồ Chí Minh (Bệnh viện Chợ Rẫy) và Phân Hội đồng GĐYK Trung ương II ở Đà Nẵng (Bệnh việc C)ban hành ngày 26/11/1976 ;

4. Bộ Y tế (1976), văn bản số 3872/BYT-VP hướng dẫn thành lập Hội đồng GĐYK ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phía Namban hành ngày 14/10/1976;

5. Bộ Y tế (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ-BYT về việc "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ‘' ban hành ngày 17/5/2006 ;

6. Bộ y tế (2014), Quyết định số 4375/QĐ-BYT quy chế Tổ chức và hoạt động Viện Giám định Y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai ban hành ngày 24/10/2014;

7. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 880/QĐ-BYT thành lập Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai ban hành ngày 13/3/2014;

8. Bộ Y tế (2014), TT 03/2014/TT – BYT về danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền để xác định cặp vợ chồng sinh con thứ ba không vi phạm quy định sinh một hoặc hai conban hành ngày 20/1/2014;

9. Bộ Y tế (2016), TT 52/2016/TT - BYT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định Y khoa các cấp ban hành ngày 30/12/2016;

10. Bộ Y tế (2017), Thông tư 56/2017/TT - BYT quy định chi tiết thi hành luật Bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tếban hành ngày 29/12/2017;

11. Bộ Y tế ban hành Thông tư số 2333/BYT quy định và hướng dẫn việc thành lập Hội đồng khám xét thương tật, Hội đồng GĐYK các cấp. 12. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện

GĐYK kèm theo Quyết định số 4769/QĐ-BYT.

13. Chính phủ (2012), Nghị định số 28/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật của Chính phủ ban hành ngày 10/4/2012;

14. Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13

15. Luật Giám định tư pháp số 44/VBHN-VPQH năm 2018và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

16. Nguyễn Văn Khanh (2009), Ngành Giám định y khoa 60 năm hoạt động và trưởng thành (1948-2008)Viện giám định y khoa 35 năm xây dựng và phát triển (1974-2009), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

17. Hiến pháp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013

18. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác giám định tư pháp,

19. Nghị định Liên Bộ Quốc phòng - Y tế số 21/LB quy định Hội đồng thương tật trong các Viện Quân Y được thành lập để giám định thương tật cho quân nhân, dân quân, du kích, thanh niên xung phong, công nhân viên chức, dân công bị thương trong chiến đấu và thi hành công vụ. 20. Quốc hội (1998), Pháp lệnh số 06/1998/PL-UBTVQH10 về Người tàn

tật của Ủy ban thường vụ Quốc Hội ngày ban hành 30/7/1998;

21. Quốc hội(2006), Luật Bảo hiểm Xã hội số 71/2006/QH1, khóa XI quy định việc giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu và thân nhân người lao động hưởng chế độ tử tuất.ban hành ngày 29/6/2006;

22. Quốc hội (2009), Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12khóa XII xác định cơ sở giám định y khoa là một trong các hình thức tổ chức của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh ban hànhngày 23/11/2009;

23. Quốc hội (2010), Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12; 24. Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật, Hà Nội.

25. Thông tư liên tịch, Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh xã hội (2014), TT 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binhban hành ngày 25/11/2014;

26. Thông tư liên tịch, Bộ y tế, Bộ Lao động thương binh xã hội (2016),TT 20/2016/ TTLT- BYT-BLĐTBXH hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người họat động kháng chiến và con đẻ của họban hành ngày 30/6/2016; 27. Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 sửa đổi, bổ sung một

số điều Thông tư số 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính đã sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 15

28. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012),Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khóa XIII quy định việc giám định đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng để hưởng chế độ đãi ngộ ban hànhngày 16/7/2012;

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 107 - 115)