Giải phápvề cải tiến quy trình khámgiám địnhy khoa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 95 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Giải phápvề cải tiến quy trình khámgiám địnhy khoa

Cải tiến quy trình khám giám định như sau: (1) Bộ phận văn thư

* Trước phiên khám

- Tiếp nhận các loại hồ sơ khám giám định y khoa.

- Chuyển giao hồ sơ khám cho phòng Thường trực Hội đồng GĐYK ngay sau khi được lãnh đạo Viện phê duyệt.

* Sau phiên khám

- Nhận phiếu chuyển và Biên bản của Khoa Giám định tổng hợp và chuyển cho đối tượng qua đường Bưu điện.

(2) Phòng thường trực Hội đồng GĐYK trung ương * Trước phiên khám:

- Kiểm tra, phân loại hồ sơ - Chuẩn bị phiên khám:

+ Xây dựng Lịch khám: Thời gian, địa điểm, ngày giờ Hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng….

+ Lập danh sách và gửi giấy mời đối tượng đến khám trước 10 ngày. + Mời thành viên Hội đồng và Giám định viên trước 10 ngày.

- Chuẩn bị hồ sơ cho phiên khám:

+ Bàn giao hồ sơ cho khoa Khám Giám định tổng hợp để thiết lập hồ sơ bệnh án,ghi phần hành chính của đối tượng như: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nơi gửi.

+ Nhận hồ sơ bệnh án từ khoa khám giám định tổng hợp để hoàn thiện danh mục các tài liệu có trong hồ sơ. Hồ sơ bệnh án này sẽ được bàn giao cho Bác sỹ thụ lý hồ sơ .

* Trong phiên khám

- Tiếp nhận giấy mời của đối tượng và hướng dẫn đối tượng các bước tiếp theo.

- Cùng với Lãnh đạo Viện và khoa Khám Giám định tổng hợp gặp gỡ, giải thích, hướng dẫn… trước khi khám.

- Đề xuất để lãnh đạo Viện quyết định việc phân hồ sơ bệnh án cho Bác sĩ thụ lý.

* Sau phiên khám

- Cùng với khoa Khám Giám định tổng hợp chốt danh sách đối tượng, hồ sơ bệnh án: Đã khám xong, chưa khám xong…Đối chiếu với số đối tượng, hồ sơ bệnh án đã bàn giao.

(3)Khoa khám Giám định tổng hợp. * Trước phiên khám

- Tổng hợp số lượng Bác sĩ tham gia thụ lý hồ sơ

- Tham gia, phối hợp với phòng Thường trực dự kiến và mời Giám định viên chuyên khoa.

- Phối hợp với phòng thường trực để thiết lập hồ sơ bệnh án, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho phiên khám.

*Trong phiên khám

- Trưởng khoa hoặc phó Trưởng khoa cùng với Lãnh đạoViện, phòng Thường trực gặp gỡ, giải thích, hướng dẫn … đối tượng trước khi khám.

- Trưởng khoa hoặc phó Trưởng khoa cùng với lãnh đạo phòng Thường trực đề xuất để lãnh đạo Viện quyết định việc phân hồ sơ bệnh án cho Bác sĩ thụ lý.

- Tiếp nhận ý kiến của Bác sĩ thụ lý hồ sơ đối với các hồ sơ chưa đúng, đủ thủ tục để thống nhất phương án giải quyết và báo cáo lãnh đạo Viện khi cần thiết.

- Tổ chức các nội dung liên quan đến họp Hội đồng, khám chuyên khoa cho đối tượng theo thông báo của Giám định viên: thông báo Giám định viên,

thời gian, địa điểm khám từng chuyên khoa, đưa đón đối tượng, tiếp nhận kết quả khám chuyên khoa...

- Nhận hồ sơ khám của các đối tượng từ Bác sỹ thụ lý hồ sơ bao gồm: Bệnh án và các chỉ định: Khám chuyên khoa, Xét nghiệm, Cận lâm sàng, Thăm dò chức năng… có đóng dấu.

- Viên chức của khoa hướng dẫn đối tượng khám chuyên khoa, xét nghiệm, cận lâm sàng, thăm dò chức năng…Theo y lệnh của Bác sĩ thụ lý hồ sơ tổng hợp kết quả khám xét nghiệm, cận lâm sàng, thăm dò chức năng được thực hiện tại Viện có liên quan đến các chuyên khoa cần khám, hướng dẫn đối tượng mang giấy khám chuyên khoa và các kết quả trên khám Giám định viên chuyên khoa ngoài Viện. Trường hợp chưa đủ kết quả phải báo cáo với lãnh đạo khoa để liên hệ với Giám định viên chuyên khoa có phương án giải quyết. - Bàn giao bệnh án và kết quả các giấy khám chuyên khoa, xét nghiệm, cận lâm sàng, thăm dò chức năng….cho các Bác sỹ thụ lý hồ sơ tổng hợp báo cáo phiên họp Hội chẩn và họp Hội đồng.

- Chịu trách nhiệm các nội dung liên quan đến tổ chức Hội chẩn chuyên môn cùng viên chức phụ trách Công nghệ Thông tin (CNTT) chỉnh sửa các file biên bản GĐYK theo ý kiến thống nhất của Hội chuẩn chuyên môn; Lãnh đạo Khoa tham gia ký vào các biên bản GĐYK tại buổi Hội chuẩn.

- Tại buổi họp Hội đồng: Cùng viên chức phụ trách CNTT chỉnh sửa các file biên bản GĐYK theo ý kiến của Hội đồng. Lãnh đạo Khoa phải kiểm tra, đối chiếu số lượng, chất lượng biên bản GĐYK được in với số hồ sơ đã được Hội đồng kết luận và ký nháy trước khi trình các thành viên Hội đồng ký.

- Thư ký ghi chép sổ họp Hội chẩn, họp Hội đồng phải ghi trung thực các ý kiến phát biểu, cuối buổi họp phải thông qua Hội đồng nội dung đã ghi và các Thành viên Hội đồng đều phải ký xác nhận. Theo dõi, đối chiếu, vào số biên bản đối với các biên bản Hội đồng đã có kết luận cuối cùng.

* Sau phiên khám

- Tiếp nhận, rà soát, kiểm tra hồ sơ bệnh án đã hoàn chỉnh từ Bác sĩ thụ lý hồ sơ bệnh án và trình Trưởng khoa hoặc phó Trưởng khoa ký

- Lãnh đạo khoa xây dựng và chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định bảo quản hồ sơ bệnh án, sổ ghi chép họp Hội chẩn, họp Hội đồng, đảm bảo nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan.

- Bàn giao hồ sơ bệnh án đã hoàn tất về bộ phận Lưu trữ Viện

- Viết phiếu chuyển và bàn giao biên bản Giám định khoa cho Bộ phận văn thư chuyển cho đối tượng.

(4) Bác sỹ thụ lý hồ sơ * Trước phiên khám

- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo Viện. * Trong phiên khám

- Tiếp nhận hồ sơ bệnh án từ phòng Thường trực: Có ký giao - nhận theo danh mục.

- Nếu phát hiện hồ sơ bệnh án không đủ điều kiện thụ lý hoặc có vướng mắc… trao đổi với lãnh đạo khoa khám Giám định tổng hợp để giải quyết.

- Chỉ tiến hành khám khi hồ sơ bệnh án hợp lệ, đúng, đủ theo quy định. + Đối chiếu đối tượng với giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, thẻ Thương binh).

+ Đọc nội dung khám cho đối tượng nghe đối tượng đồng ý khám thì ký vào bệnh án.

+ Khám và ghi đầy đủ các nội dung trong bệnh án. Khám đúng, khám đủ theo quy định hiện hành đối với từng loại đối tượng.

+ Chỉ định đúng, đủ các loại cần khám chuyên khoa. Phối hợp với bộ phận hành chính khoa khám Giám định tổng hợp hướng dẫn đối tượng đi

khám chuyên khoa xét nghiệm, cận lâm sàng, thăm dò chức năng sau khi có các kết quả để Giám định viên có căn cứ đưa ra kết luận .

- Đánh máy biên bản GĐYK theo đúng mẫu đã được Viện phê duyệt, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác những thông tin của đối tượng. Gửi biên bản GĐYK dưới dạng file cho viên chức phụ trách CNTT để trình chiếu khi họp Hội chẩn chuyên môn.

- Tham gia Hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng. * Sau phiên khám

- Hoàn tất hồ sơ bệnh án và nộp cho khoa Khám Giám định tổng hợp. - Bảo quản hồ sơ bệnh án trong quá trình thụ lý.

(5) Giám định viên chuyên khoa

- Thực hiện khám chuyên khoa theo chỉ định của Bác sĩ thụ lý hồ sơ bệnh án.

(6) Khoa thăm dò chức năng * Trước phiên khám

- Phải nắm số lượng, nội dung đối tượng khám giám định của phiên khám từ phòng Thường trực, dự kiến những xét nghiệm, thăm dò chức năng, cận lâm sàng … . Liên hệ, thông báo với những khoa cận lâm sàng trong và ngoài Bệnh viện Bạch Mai có liên quan để họ chuẩn bị.

- Nhận lịch phiên khám giám định từ phòng Thường trực và mời Giám định viên chuyên khoa khi được phân công.

* Trong phiên khám

- Nhận giấy chỉ định của bác sĩ thụ lý hồ sơ bệnh án gửi đến.

- Đối chiếu giấy tờ tùy thân theo quy định để thực hiện Xét nghiệm, Cận lâm sàng, Thăm dò chức năng… đúng đối tượng.

- Chỉ thực hiện các: Xét nghiệm, Cận lâm sàng, Thăm dò chức năng… đúng đối tượng.

- Tham gia Hội chẩn chuyên môn, dự họp Hội đồng.

- Phối hợp với Khoa, Phòng, cá nhân liên quan thực hiện những chỉ định bổ xung, yêu cầu thêm… của Hội đồng liên quan đến Xét nghiệm, Cận lâm sàng, Thăm dò chức năng…

Chẩn đoán hình ảnh:

- Chụp XQ thường quy, Siêu âm Tổng quát làm tại Viện - Hội chẩn phim, siêu âm

- Cử Viên chức phục vụ phim XQ khi Hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng.

Xét nghiệm:

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm: Các ống nghiệm ghi rõ họ tên, tuổi của đối tượng khám.

Gồm: + Nước tiểu. + Huyết học. + Sinh hóa. + HbA1c.

- Các bước thực hiện xét nghiệm:

+ Bệnh phẩm lấy xong sẽ được dán code mã hóa theo quy trình rồi chuyển đến máy xét nghiệm.

+ Nhập thông tin của đối tượng bằng tay hoặc quét mã vạch trên máy tính có kết nối mạng nội bộ, máy xét nghiệm tự động đọc code và ghi kết quả tương ứng.

+ Kiểm tra và in kết quả.

- Kết quả xét nghiệm được gửi lại khoa Khám Giám định tổng hợp ngay. - Những xét nghiệm khác không làm được tại Viện: đối tượng có giấy chỉ định do Bác sĩ thụ lý hồ sơ ký, có đóng dấu đưa đối tượng đi làm và lấy kết quả trả ngay khoa Khám giám định tổng hợp.

Đây là quy trình khám giám định nhanh và thuận lợi cho các đối tượng đến giám định. Đầu tiên là tiếp nhận hồ sơ. Sau đó được bác sỹ thụ lý khám tổng quát và cho giấy chỉ định đi khám chuyên khoa sâu. Khi có kết quả tiến hành Hội chuẩn và trình lên Hội đồng Giám địnhY khoa để xét duyệt tỉ lệ thương tật. Quy trình này liên quan đến 3 khoa phòng chức năng thực hiện là phòng Thường trực Hội đồng GĐYK, khoa Khám Giám định tổng hợp và khoa Thăm dò chức năng.

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực ngành giám định y khoa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)