Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 89 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Giám định y khoa có ý nghĩa quan trọng đối với các đối tượng hưởng chế độ chính sách xã hội. Thời gian qua, hoạt động giám định y khoa phục vụ ngày càng tốt hơn, góp phần quan trọng vào việc giải quyết cho các đối tượng hưởng chính sách được chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giám định y khoa, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới thì quản lý nhà nước về giám định y khoa đã bộc lộ nhiều bất cập,nhiều nguyên của những hạn chế:

Một là, một số văn bản chưa được ban hành để hướng dẫn giám định

y khoa. Luật BHXH 2014 và thông tư của Bộ Y tế Thông tư số 56/2017/TT-

BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế quy định chưa đầy đủ, cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định, dẫn đến tình trạng một số trường hợp lạm dụng giám định, việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định nhiều vụ việc còn lúng túng; quy định về thời hạn giám định chưa đầy đủ nên thời gian thực hiện giám định cho các đối tượng giám định.

Hai là, quy định trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định và cá

nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện giám định chưa rõ ràng, thiếu chế tài bảo đảm thực hiện... dẫn đến một số trường hợp còn đùn đẩy, chậm trễ thực hiện giám định; việc phối hợp giữa cơ quan trưng cầu với cơ quan thực hiện giám định còn nhiều vướng mắc, chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu.

Ba là, cơ chế tài chính hiện hành về chi phí giám định y khoa, nhất là quy trình, thủ tục thanh toán chưa phù hợp với đặc thù hoạt động giám định, gây ách tắc trong công tác giám định.

Bốn là, hiện nay tổ chức giám định trong ngành y tế, nhất là ở địa phương đều có trung tâm y khoa và giám định viên pháp y làm giám định y khoa cấp tỉnh nên dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

Năm là, phần lớn giám định viên chưa được đào tạo chuyên sâu về

nghiệp vụ; các giám định viên kiêm nhiệm có tâm lý e ngại không muốn làm giám định vì trách nhiệm pháp lý cao, trong khi các điều kiện thực hiện giám định chưa bảo đảm.

Sáu là, về hoạt động giám định đa số các cơ quan tố tụng thường tập

trung trưng cầu tổ chức giám định công lập, chưa trưng cầu các tổ chức chuyên môn có năng lực ở ngoài khu vực nhà nước; nhiều trường hợp việc giám định kéo dài ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết, một số cơ quan, tổ chức được trưng cầu còn từ chối, đùn đẩy việc tiếp nhận trưng cầu giám định; điều kiện thực hiện giám định ở nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực giám định không có tổ chức chuyên trách như tài chính, ngân hàng, môi trường, giao thông, khoa học công nghệ... còn hạn chế, chưa thực sự được bảo đảm nên việc giám định bị chậm hoặc gặp nhiều khó khăn, có thể ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng giám định; chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa thực sự bảo đảm, còn chung chung, không rõ ràng những nội dung được yêu cầu, nhất là kết luận giám định.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã nêu lên thực trạng quản lý nhà nước về công tác giám định y khoa tại Viện Giám định Y khoa về Đối tượng và hồ sơ khám; Quy trình khám; Nguồn nhân lực; Cơ sở vật chất và trang thiết bị, Nghiên cứu khoa học chỉ đạo tập huấn. Về cơ bản đã đạt được một số kết quả như hồ sơ đến Viện được giải quyết nhanh gọn không để tồn đọng hồ sơ. Kết quả khám giám định khách quan, công bằng, minh bạch. Quy trình trình tự khám chặt chẽ khám đúng người, đúng đối tượng, đúng tỉ lệ. Nguồn nhân lực tại Viện có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm trong nghề. Cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc hiện đại. Làm đầu mối cho Bộ y tế trong công tác chỉ đạo tập huấn tới các cơ sở trung tâm giám định y khoa. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn tồn tại những mặt cần khắc phục.

Nguyên tắc, quy trình và trình tự khám cần cải cách sao cho thuận lợi hơn cho đối tượng đến giám định, giảm các thủ tục hành chính rườm rà, giảm bớt các khâu công đoạn không cần thiết như pho to chứng minh thư …Các khoa phòng cần phải sắp xếp lại sao cho tinh giản và hợp lý hơn. Nguồn nhân lực và trang thiết bị ở cấp tỉnh/thành phố cần được đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Tinh giản biên chế đồng thời phải có đội ngũ viên chức có chuyên môn kế cận. Để khắc phục những tồn tại trên chương 3 sẽ đưa ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giám định y khoa.

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về công tác giám định (Trang 89 - 92)