Lợi nhuận doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động giá quặng sắt đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu khóa luận

1.3.1. Lợi nhuận doanh nghiệp

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất, … của doanh nghiệp. Đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của các doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), lợi nhuận được tính theo các bước dưới đây:

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động (Giá vốn hàng bán và Chi phí quản lý doanh nghiệp).

Công thức: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính

- Lợi nhuận khác đến từ các hoạt động ngoài kinh doanh hoặc các hoạt động không liên tục, không được dự báo trước và phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan.

Công thức: Lợi nhuận khác = Doanh thu khác – Chi phí khác – Thuế gián tiếp (Không bắt buộc)

- Kết hợp hai công thức tính Lợi nhuận ở trên, ta có công thức tính Lợi nhuận trước thuế như sau:

Công thức: Lợi nhuân trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận từ các hoạt động khác.

- Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập danh nghiệp. Ngoài ra, theo chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, lợi nhuận còn được tính bằng phương pháp như sau:

Công thức: EBIT = Doanh thu thuần – Tổng chi phí hoạt động EBT = EBIT – Lãi

Lợi nhuận ròng = EBT x (1 – Phần trăm thuế)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của biến động giá quặng sắt đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w