6. Kết cấu khóa luận
1.3.2. Các yếu tố khác phản ánh lợi hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp ngành Ngành thép.
Ngoài ra, để phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nghiên cứu sử dụng đến các chỉ số tài chính dẫn đến kết quả về lợi nhuận. Các chỉ số tài chính được đề cập đến ở đây bao gồm ROA (Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) và ROE (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu).
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Là chỉ số thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lời của một doanh nghiệp trên tổng tài sản của nó. Tỷ số này cung cấp cho những nhà quản trị, nhà đầu tư hoạt những nhà phân tích về mức độ hiệu quả của nhà 16quản lý doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra thu nhập. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được thể hiện dưới dạng phần trăm.
ROA được tính bằng cách chia thu nhập ròng của doanh nghiệp cho tổng tài sản của doanh nghiệp đó.
Công thức: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản =Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
ROA cho biết thu nhập doanh nghiệp tạo ra được từ vốn đầu tư (tài sản). ROA có thể thay đổi đáng kể và sẽ phụ thuộc nhiều vào ngành đối với những công ty đại chúng. Đó là lý do tại sao khi sử dụng thước đo cạnh tranh, nên so sánh nó với ROA trước đây của một doanh nghiệp hoặc một doanh nghiệp tương tự.
ROA còn cung cấp cho các nhà đầu tư một số ý tưởng về mức độ hiệu quả của công ty trong việc chuyển đổi về số tiền đầu tư thành thu nhập ròng. Nếu như ROA càng cao thì càng tốt bởi công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn và đầu tư sẽ ít hơn.
Các nhà đầu tư cũng có thể dựa vào ROA để đánh giá thực lực và khả năng thành công của công ty đó. Khi ROA càng cao thì khả năng và thực lực của công ty càng tốt đẹp và gây được ấn tượng tốt hơn.
Đối với kỳ vọng về thị giá của cổ phiếu trên sàn chứng khoán, ROA càng lớn sẽ khiến cho cổ phiếu của công ty càng có giá và bán được nhiều, giúp mang về số tiền đầu tư càng lớn.
Dựa vào tiêu chuẩn quốc tế đánh giá, khi chỉ số ROA lớn hơn 7,5% chứng tỏ doanh nghiệp đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên nếu chỉ số ROA chỉ được thống kê trong vòng 1 năm thì con số 7,5 chưa nói lên được điều gì về doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư phần lớn sẽ theo dõi chỉ số trong khoảng thời gian ít nhất 3 năm liền kề nhau.
Tuy nhiên, ROA không được sử dụng và ứng dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là thước đo hiệu quả tài
chính được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho vốn chủ sở hữu của cổ đông. Bởi vì vốn chủ sở hữu của cổ đông bằng với tài sản của doanh nghiệp trừ nợ, ROE được coi là lợi nhuận trên tài sản ròng, là thước đo đánh giá mức độ hiệu quả của việc quản lý sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp.
ROE được biểu thị bằng phần trăm và có thể được tính cho bất kỳ công ty nào nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đều là số dương. Thu nhập ròng được tính trước khi trả cổ tức cho cổ đông phổ thông và sau khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi và lãi cho người cho vay.
Công thức: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu =Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
ROE cao có thể không phải lúc nào cũng là tín hiệu tích cực. ROE vượt quá có thể là dấu hiệu của một số vấn đề, chẳng hạn như lợi nhuận không nhất quán hoặc nợ quá nhiều. Ngoài ra, ROE tương đối do công ty có lỗ ròng hoặc
vốn chủ sở hữu âm không thể được sử dụng để phân tích công ty, cũng như không thể được sử dụng để so sánh với các công ty có ROE tích cực hơn.
Cả ROA và ROE đều là các thước đo về cách công ty sử dụng các nguồn lực của mình. Về cơ bản, ROE chỉ đo lường lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty, loại trừ các khoản nợ phải trả. Do đó, ROA chiếm nợ của một công ty và ROE thì không. Công ty càng sử dụng nhiều đòn bẩy và nợ thì ROE càng cao so với ROA.