Đảng, nhà nước Việt Nam đã và đang làm tốt khi có những chỉ đạo phòng, chống dịch hiệu quả. Tương lai không xa, Covid-19 sẽ chỉ còn lại trong những câu chuyện kể.
Trụ lại ở thời kỳ Covid là không đủ, khách sạn nên chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực và kế hoạch để tăng tốc nhanh trong thời kỳ phục hồi. Khi đó, khách sạn sẽ đối mặt với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh khác. Vậy nên ngoài duy trì sự tồn tại, khách sạn cần quan sát, nghiên cứu kỹ càng thị trường nhằm điều chỉnh, đưa ra những kế hoạch, kịch bản cho tương lai phù hợp.
3.2.6 Khuyến khích tinh thần ham học của người lao động
Ngoài những giải pháp từ phía khách sạn, giải pháp từ phía nhân sự cũng rất quan trọng. Người lao động luôn luôn phải học tập và trau dồi, nâng tầm giá trị bản thân để không bị chao đảo bởi bất cứ lí do gì.
Thời kỳ Covid khiến nhân sự có nhiều thời gian hơn để học hỏi. Đây là một điều có lợi cho nhân sự khi mà trước kia chúng ta không có thời gian để làm. Ngoài những kiến thức mà khách sạn đào tạo, nhân sự cũng phải tự học những kỹ năng mềm hay những phần chuyên môn còn yếu kém. Bên cạnh đó, khuyến khích mỗi cá nhân người học phải có ý thức tự trau dồi năng lực ngoại ngữ, tin học và tích cực rèn luyện để có kỹ năng phù hợp với yêu cầu của xã hội thời đại 4.0
Để nâng cao tinh thần ham học của người lao động và tiếp thu hiệu quả những khoá học đào tạo, tôi có đề bạt như sau:
+ Xây dựng một văn hóa học tập: Ban lãnh đạo cần truyền đạt tới nhân viên mong muốn rằng nhân viên nên tiến hành các bước cần thiết để mài giũa những kĩ năng và duy trì vị trí hàng đầu trong nghề nghiệp hoặc lĩnh vực của mình. Khách sạn nên có hỗ trợ bằng cách tạo điều kiện về thời gian, bố trí công việc hợp lý để họ hoàn thành tốt khóa học.
+ Tập hợp ý kiến: Khi khách sạn lên danh sách những kĩ năng, hoặc lĩnh vực ưu tiên cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, tập hợp ý kiến của nhân viên xem cách đào tạo như thế nào, thời gian bao lâu, được tổ chức
ra sao.
+ Bắt đầu với một nhóm nhỏ: Trước khi tổ chức chương trình đào tạo cho hàng loạt nhân viên, hãy thử tập với một nhóm nhỏ và hỏi ý kiến nhận
xét phản hồi. Những thông tin phản hồi này sẽ thể hiện những điểm yếu trong chương trình đào tạo và giúp khách sạn điều chỉnh cho phù hợp.
+ Lựa chọn người hướng dẫn và tài liệu: Giảng viên được khách sạn chọn để tổ chức một chương trình đào tạo sẽ tạo ra sự khác biệt cho dù đó là
một người huấn luyện chuyên nghiệp hay chỉ là một thành viên trong tổ chức có kiến thức và hiểu biết. Có được những tài liệu đào tạo tốt cũng rất quan trọng – sau khóa đào tạo, những tài liệu này sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo rất có giá trị cho nhân viên.
+ Tìm một địa điểm phù hợp: Lựa chọn một vị trí đào tạo thuận lợi + Có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho những nhân sự có tố chất và
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3 của bài nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra mục tiêu và định hướng của khách sạn giai đoạn 2020-2022. Đồng thời đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn La Siesta :
- Xây dựng đội ngũ quản lý nòng cốt.
- Đẩy mạnh đào tạo chuyển đổi số, ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Chuẩn bị tâm thế, kịch bản sẵn sàng cho thời kỳ hậu Covid
- Nâng cao công tác tuyển chọn nhân sự
- Đãi ngộ người lao động qua vấn đề lương, thưởng
KẾT LUẬN
Du lịch Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có những bước tiến đáng vượt bậc tuy nhiên cũng phải gánh chịu những tổn thất nặng nề của dịch bệnh. Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy đại dịch toàn cầu với quy mô chưa từng có như COVID-19. Tuy nhiên, đây không phải là dấu chấm hết cho các ngành bị ảnh hưởng. Thế giới sẽ phục hồi sau đại dịch COVID-19 như sau mỗi thảm họa lớn bằng sự chung tay góp sức của cộng đồng. Tuân thủ các giải pháp và các chỉ đạo của Nhà nước là điều cần thiết và cấp bách cho các doanh nghiệp trong ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay, ngoài ra việc áp dụng các tiến bộ của cuộc CMCN 4.0 cũng là giải pháp cần được áp dụng triệt để. Bên cạnh đó, vvừa để duy trì hoạt động, vừa đáp ứng nhu cầu của du khách thì các cơ sở vật chất kỹ thuật phải được cải thiện để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Hòa chung với hoạt động đó khách sạn La Siesta cũng đã có những bước đi vững chắc để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch ngày càng phát triển.
Đề tài nghiên cứu của khóa luận đã hệ thống được một số cơ sở lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực. Trên cơ sở phân tích thực trạng, kháo luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn La Siesta. Trong quá trình làm khóa luận không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Em mong Thầy, Cô giáo thông cảm và đống góp ý kiến để kháo luận thiết thực hơn trong thực tiễn công tác quản trị nguồn nhân lực tại khách sạn La Siesta. Nhân đây em cũng xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Linh đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
1. Quốc Hội (2017), Luật Du lịch
B. Tài liệu tiếng Việt
2. Mai Quốc Chánh (1999), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. Trần Kim Dung (2002), “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
4. Trịnh Xuân Dũng (2005), “Quản trị kinh doanh khách sạn”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Đặng, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Đức Minh, Trần Thị
Phùng (2003), “Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch”, NXB Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Huyền (2004), “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Lao động Xã Hôi, Hà Nội.
7. Phòng kinh doanh, “Báo cáo tổng hợp kinh doanh giai đoạn 2018- 2019 của khách sạn La Siesta”, Khách sạn La Siesta.
8. Phòng Hành chính, “Báo cáo cơ cấu nhân sự của khách sạn La Siesta”, Khách sạn La Siesta.
9. Vũ Trọng Hùng (2008), “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), “Quản trị kinh doanh khách sạn”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.