Đánh giá hiệu quả hoạt động đấu thầu của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu tỉnh bắc giang giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 59)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động đấu thầu của tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Một số kết quả đạt được

2.3.1.1. Đảm bảo về chất lượng và tiến độ thực hiện dự án

Trong quá trình xét thầu, các thành viên của tổ chuyên gia đã thực hiện nghiêm túc đảm bảo tính chính xác, công bằng và bảo mật, chọn được nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng gói thầu. Chính nhờ sự cạnh tranh công bằng mà hoạt động đấu thầu giúp cho các nhà thầu ngày càng tự hoàn thiện mình, đảm bảo cho các gói thầu được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng do bên mời thầu đề ra.

Với những dự án mà Ban tổ chức đấu thầu, nhờ công tác tổ chức đấu thầu kịp thời mà phần lớn các gói thầu đều hoàn thành theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng.

2.3.1.2. Trình tự thực hiện tổ chức đấu thầu nghiêm túc

Quá trình lựa chọn nhà thầu tại Ban được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo đúng luật.

Thứ nhất: Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt HSMT sau khi có báo cáo thẩm định HSMT.

Thứ hai: Thông báo mời thầu sau khi HSMT được duyệt.

Thứ ba: Biên bản mở thầu ghi đầy đủ địa chỉ các nhà thầu theo quy định của HSMT. Thứ tư: Tổ chuyên gia đấu thầu được thành lập theo quyết định của Giám đốc Ban. Thứ năm: Phê duyệt kết quả đấu thầu sau khi có báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu diễn ra khi đã bố trí được kế hoạch vốn rõ ràng.

Về HSMT có khối lượng mời thầu phù hợp với dự toán được duyệt. Hình thức đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, việc lựa chọn hình thức đấu thầu theo quy định làm tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của công tác đấu thầu và hiệu lực các văn bản pháp luật về đấu thầu.

2.3.1.3. Năng lực của các cán bộ tham gia công tác đấu thầu ngày càng được nâng cao. càng được nâng cao.

Qua công tác đấu thầu từng gói thầu, năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tại Ban trở nên dày dặn hơn đặc biệt là đội ngũ của tổ chuyên gia đấu thầu.

Quy trình đấu thầu có hoàn thiện mà không có con người thực hiện, tác động lên nó thì hoạt động đấu thầu cũng trở thành vô nghĩa. Con người tác động lên hoạt động đấu thầu và hoạt động đấu thầu cũng tác động trở lại con người. Thông qua công tác đấu thầu, cọ sát đi sâu vào thực tế, đúc rút được kinh nghiệm đã giúp cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác đấu thầu ngày càng trưởng thành, có trình độ chuyên môn vững vàng và từng bước đáp ứng được yêu cầu của công việc.

2.3.2. Tồn tại và hạn chế

2.3.2.1. Tỷ lệ giảm giá chưa cao

Việc lựa chọn nhà thầu theo pháp luật về đấu thầu không chỉ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu, mà còn giúp tiết kiệm được chi phí thông qua mức chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá dự toán gói thầu ban đầu. Trong giai đoạn từ 2016 – 2020 mặc dù công tác đấu thầu đã tiết kiệm được chi phí nhưng tỷ lệ chi phí tiết kiệm được chưa cao và theo số liệu thống kê thì tỷ lệ chi phí tiết kiệm được đang ngày càng giảm. Nguyên nhân là do các nhà thầu tính toán chi phí rất kỹ, chi phí tính toán của nhà thầu và chủ đầu tư là gần giống nhau. Hiện tượng giá dự thầu thấp vẫn còn tồn tại mặc dù giá gói thầu phê duyệt luôn được tính toán kỹ lưỡng, sát thực tế, do sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, nhà thầu có lợi thế đặc biệt, sức ép giải quyết công ăn việc làm của nhà thầu. Bên cạnh đó, giá của vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng làm tăng chi phí của dự án nên tỷ lệ chi phí tiết kiệm được thông qua hoạt động đấu thầu ngày càng thấp.

2.3.2.2. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng khó khăn

Các dự án còn gặp khó khăn trong công tác xin cấp đất, giải phóng mặt bằng thi công, xin phép đào hè đường và thỏa thuận để phục vụ cho công tác tổ chức đấu thầu. Trình tự hoàn thiện một bộ hồ sơ xin cấp đất phải trải

qua nhiều giai đoạn, qua nhiều Ban ngành và các cấp chính quyền làm cho dự án bị kéo dài và những khoảng thời gian bị gián đoạn.

2.3.2.3. Tính minh bạch thông tin dự án

Các gói thầu về y tế ở tỉnh Bắc Giang thường mắc phải những sai phạm về tính minh bạch. Tình trạng đội giá gói thầu thường xuyên xảy ra ví dụ như gói thầu “Mua sắm trang thiết bị y tế năm 2020 của Trung tâm Y tế huyện Sơn Động”, được bác sĩ, giám đốc Đào Văn Hải phê duyệt tại quyết định 169/QĐ- TTYT ngày 13/5/2020, giá trúng thầu là 3,616 tỷ đồng, đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty vật tư y tế và Công ty TNHH Vinamedi Việt Nam.v

Trong đó, hạng mục Hệ thống xử lý nước RO, Model: 6600, được TTYT huyện Sơn Động phê duyệt với giá trúng thầu là 1,15 tỷ đồng. Cùng loại thiết bị trên, TTYT huyện Lương Tài, Bắc Ninh chỉ mua với giá 490 triệu đồng.

2.3.2.4. Cơ chế chính sách

Do thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 với thời hiệu là 01 năm trong lĩnh vực đấu thầu. Vì vậy khi tổ chức thực hiện kiểm tra đấu thầu, phát hiện một số vi phạm nhưng không thể tiến hành xử phạt vì đã quá thời hiệu xử phạt quy định của Luật nên không thể tiến hành xử phạt các lỗi vi phạm. Đồng thời, hạn mức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư còn rất nhẹ, không đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Tính chất chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu ở một số huyện, xã chưa cao, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm

để triển khai thực hiện công tác đấu thầu còn hạn chế, nên quá trình tổ chức thực hiện còn lúng túng, vướng mắc.

Việc phân cấp mạnh cho chủ đầu tư thực hiện đấu thầu trong khi năng lực cán bộ làm công tác đấu thầu ở cấp huyện, xã còn hạn chế đã dẫn đến một số vướng mắc, khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện, yếu tố cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu bị ảnh hưởng.

Ở một số gói thầu, việc đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia đấu thầu vẫn còn hạn chế, thể hiện sự qua loa, chưa đi sâu đánh giá đề xuất kỹ thuật với năng lực thực tế của nhà thầu nên có tình trạng nhà thầu yếu kém về năng lực, kinh nghiệm mà vẫn được lựa chọn, dẫn đến chất lượng công trình còn hạn chế và tiến độ hợp đồng chậm.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay nhìn chung hết sức khó khăn. Đơn giá đền bù về đất của thành phố áp dụng cho dự án chênh lệch rất nhiều so với đơn giá thực tế trên thị trường nên người dân không nhận tiền đền bù, ngoài ra, sự chênh lệch trong việc hỗ trợ dân của các dự án liền kề cũng làm khó khăn cho việc đền bù. Việc giải quyết cưỡng chế khi dân không chấp hành quyết định đền bù của Thành phố lại càng khó khăn khi các chế tài không đầy đủ và cụ thể.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI TỈNH BẮC GIANG 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Nâng cao năng lực đấu thầu, chủ đầu tư

Đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu có vai trò cực kỳ quan trọng. Để loại bỏ những tiêu cực xuất phát từ khía cạnh nhân sự và để nâng cao hơn nữa trình độ và kinh nghiệm thực tế của các cán bộ phụ trách đấu thầu, Ban ĐT&XD tỉnh có thể:

- Mở các lớp tập huấn dài hạn, giải thích các quy định của Nhà nước liên quan tới đấu thầu, trình bày cách thức xây dựng phương pháp tổ chức đấu thầu và quản lý hoạt động này một cách khoa học. Qua đó, giúp cho cán bộ đấu thầu cập nhật các quy định mới và có được phương pháp khoa học trong việc tổ chức đấu thầu.

 Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức: tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng; phổ biến trao đổi chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan… Tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu và Luật đấu thầu thông qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho các chuyên gia thực hiện công tác đấu thầu.

 Các phòng rà soát phân công công việc cụ thể đến từng nhân viên, có kế hoạch đôn đốc và kiểm tra thường xuyên công việc của từng nhân viên về thời gian thực hiện và chất lượng công việc.

 Ngoài ra, Ban cũng cần phải chú ý trong việc tuyển chọn nhân sự mới, đào tạo thêm những nhân viên mới có chuyên môn, nghiệp vụ trong việc chấm thầu, xét thầu để ngày càng nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu.

 Chuyên môn hóa các cán bộ đấu thầu về giá, và thi công. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế - tài chính, pháp luật…, các kỹ năng ngoại ngữ, tin học cho cán bộ tham gia công tác đấu thầu của công ty nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu, nâng cao khả năng trực tiếp tham gia dự thầu

 Lập kế hoạch đào tạo, hàng năm các trưởng phòng, đội trưởng đội thi công liên quan đến công tác đào tạo, phải xác định nhu cầu đào tạo cho công nhân viên bộ phận mình quản lý. Những lao động đang làm việc cũng được đào tạo thường xuyên để có thể cập nhật, bổ sung, nâng cao kiến thức khoa học tiến bộ hiện đại bằng cách cử cán bộ đi học thêm các khóa đào tạo bên ngoài hoặc tiến hành đào tạo lao động tại chỗ.

Bên cạnh đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu thì tỉnh Bắc Giang cần có chiến lược kế hoạch hóa nguồn nhân lực nhằm mục tiêu thích ứng với cường độ cạnh tranh ngày càng cao và nhu cầu tăng trưởng, phát triển.

3.1.2. Tăng cường tiến hành kiểm tra thường xuyên công tác đấuthầu thầu

Bên cạnh việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho chủ đầu tư tạo sự chủ động, linh hoạt trong đấu thầu thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên công tác đấu thầu để đảm bảo việc thực hiện của chủ đầu tư, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo đạt được mục tiêu thực hiện dự án, sớm ngăn chặn, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm, góp phần chân chính và chuẩn hóa hoạt động đấu thầu tại các Bộ ngành và địa phương mình.

Việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu phải được tập trung vào một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, phân cấp kiểm tra một cách rõ ràng. Đối với các Bộ ngành, địa phương, cần sớm củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, thanh tra về đấu thầu theo chức năng đã được quy định. Đặc biệt là đối với các sở kế hoạch và đầu tư cần khẩn trương thành lập thanh tra sở để thực hiện kiểm tra, thanh tra về đấu thầu cũng như về đầu tư nói chung.

Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu là việc làm thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước. Phải chủ động việc thực hiện thanh tra nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đấu thầu. Trước mắt cần tập trung vào việc thanh tra đối với các gói thầu có quy

mô lớn. Các Bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra nhằm đưa việc thực hiện đấu thầu đi vào nề nếp.

Cần kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vi phạm quy định hạn chế đưa lao động nước ngoài vào làm việc tại nước ta. Uỷ nhiệm cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp xây dựng thể chế kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kỹ sư kết cấu, kỹ sư hàn, kỹ sư giám sát, kỹ sư định giá…

3.1.3. Công khai, minh bạch thông tin dự án, tăng cường sự tiếp cận thông tin của nhà đầu tư

Nhằm tăng cường tính minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến quy định tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2020/NĐ-CP về một số nội dung trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:

Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, toàn bộ quá trình phát hành sửa đổi, làm rõ (nếu có) yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; nộp, làm rõ hồ sơ đề xuất thực hiện dự án được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3.1.4. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là công việc hết sức phức tạp và nhạy cảm, để triển khai tốt công tác này đòi hỏi tỉnh Bắc Giang phải nỗ lực hết mình với sự phối hợp hỗ trợ chặt chẽ của các ban ngành địa phương (hội họp, vận động, giải thích, hỗ trợ thi công …) với thủ tục hết sức chặt chẽ và đầy đủ theo quy định của Nhà nước.

Để công tác này có thể hoàn thành tốt, không tốn nhiều thời gian và không làm tăng chi phí dự án thì cần phải:

- Cần lập ngay bản vẽ mặt bằng chiếm đất của dự án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để xin địa phương cấp đất cho công trình ngay sau khi dự án được phê duyệt.

- Thông báo cho nhân dân địa phương biết quy hoạch để không xây dựng và trồng thêm cây mới, đối với các hộ dân nằm trong khu vực bị di dời để họ có thời gian chuẩn bị khi thực hiện giải tỏa.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, cương quyết với những cá nhân chống đối.

- Áp dụng cơ chế chính sách phải tuyệt đối chính xác để tránh sự bất bình đẳng giữa các hộ dân phải di dời, Ban QLDA phải phối hợp chặt chẽ với ủy ban nhân dân địa phương để giải quyết những khiếu nại của dân để tránh ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả đấu thầu tại tỉnh Bắc Giang

- Khi tuyển chọn tư vấn thực hiện công tác đấu thầu phải nên qua đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn được đơn vị tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm và đạo đức.

- Phải có một cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành

vi tiêu cực trong các hoạt động đấu thầu.

- Gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện công tác đấu thầu trong phạm vi phụ trách.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đấu thầu qua mạng theo đúng lộ

trình.

- Tăng cường công khai, minh bạch tối đa thông tin trong đấu thầu.

- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát. Có chế tài xử lý nghiêm đối với những trường hợp kiểm tra, giám sát hình thức, đặc biệt là những trường hợp cố tình bỏ qua, bao che vi phạm hoặc phát hiện nhưng không xử lý vi phạm theo quy định.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đi đôi với đào tạo, nâng cao năng lực, đặc biệt là đạo đức công vụ, nghề nghiệp đối với các cán bộ làm việc trong lĩnh vực đấu thầu.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực đấu thầu ngày càng phát triển và phổ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu tỉnh bắc giang giai đoạn 2016 – 2020 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w