➢ Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá TSCĐ thấp hơn giá trị thật của nó thì không thực hiện tái sản xuất TSCĐ và ngược lại, nếu đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những biện pháp đúng đắn kịp thời như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số TSCĐ không cần thiết, tài sản dùng không hiệu quả.
➢ Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ theo quy định. Một mặt đảm bảo cho TSCĐ duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, boả dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở quản lý tốt hơn các khoản trích chi
phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều nhưng hiệu quả lại không cao.
➢ Chỉ đầu tư mới, đầu tư mở rộng khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.
➢ Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn khi thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động, do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ.
➢ Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của TSCĐ sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, hiệu quả cao hơn.