Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty farich việt nam (Trang 32 - 33)

1.4.2.1 Khái niệm

Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.

1.4.2.2 Điều kiện so sánh

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

1.4.2.3 Phương pháp so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể.

Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số thực tế - Số kế hoạch Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Số năm sau – Số năm trước So sánh bằng số tương đối: Dùng tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Số tương đối hoàn thành kế hoạch = x 100%

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY FARICH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty farich việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w