Bảng 9: Bảng quy mô và cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ của công ty giai đoạn 2018- 2020
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Cơ cấu theo giới tính
Lao động nữ
Lao động nam
Cơ cấu theo trình độ
Trình độ ĐH,trên ĐH
Trình độ cao đẳng Trung cấp, lao động phổ thông
Nhìn chung quy mô lao động công ty có xu hướng tăng nhẹ từ 2018-2019 cụ thể tăng 3.05%, từ năm 2019- 2020 tăng mạnh 96 lao động ứng với 13,54%, chứng tỏ công ty liên tục tuyển dụng và chọn lọc lao động để đem lại chất lượng lao động tốt nhất đem lại hiệu quả kinh doanh tại công ty. Trình độ lao động về đại học và trên đại học có tăng tuy nhiên tăng nhẹ, trình độ trung cấp và lao động phổ thông giảm chứng tỏ công ty ngày cảng chú trọng hơn về chất lượng lao động. Cơ cấu lao động nam lớn hơn ao động nữ, phù hợp với loại hình kinh doanh công trình, máy móc và số lượng lao động nam tăng theo mạnh 16.2% từ 2019-2020
Tính đến tháng 12 năm 2020, tổng số người lao động của Công ty là 805 người, cơ cấu lao động được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 10: Cơ cấu lao động của Công ty theo độ tuổi
Theo độ tuổi
Từ 18 tuổi đến 30 tuổi Từ 30 tuổi đến 45 tuổi Trên 45 tuổi
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Nhận xét:
Do đặc thù là Công ty doanh nghiệp sản xuất và thương mại sản phẩm đặc thù, chính vì vậy nguồn nhân lực của công ty rất dồi dào. Với độ tuổi gần như 30- 45 tuổi, công ty có một đội ngũ công nhân viên trẻ, sức khỏe tốt chiếm tỉ trọng lớn từ 59% trở lên
Đây là tỉ trọng vàng của lao động, với những lao động ở độ tuổi này phần đa là những lao đồng có tay nghề và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Tỉ trọng này còn có xu hướng tăng qua các năm, chứng tỏ chiều hướng phát triển tốt trong đội ngũ lao động tại công ty.
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 11: Bảng tính các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
Doanh thu thuần Tỷ đồng
Lợi nhuận sau
Tỷ đồng thuế
Lao động bq người
ROS %
Năng suất lao
độngbq= Tỷđồng/người
DTT/LĐbq
Tổng quỹ lương Tỷ đồng
Thu nhập bình Tỷđồng/người/
Bảng 12: Năng suất lao động
Chỉ tiêu
Doanh thu bình quân trên người
Lợi nhuận bình quân trên người
Việc có 805 lao động nhưng hàng năm đem lại khoảng 700 tỷ doanh thu khiến cho doanh thu trung bình của mỗi nhân viên khá cao. Năm 2018 là gần 967,7 triệu đồng/người/năm đến năm 2020 thì tăng lên đến 1.078 triệu đồng/người/ năm. Tương tự như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng khá cao; cụ thể năm 2019 mỗi nhân viên kiếm về hơn 20,9 triệu đồng lời nhuận, đến năm 2020 thì tỷ số này là 22.6 triệu đồng trên một người.
Năng suất lao động các năm đều tăng. Năm 2019 tăng 2,12% so với năm 2018 và năm 2020 tăng 9,10% so với năm 2019. Do doanh thu các năm đều tăng nên năng suất lao động tăng, chứng tỏ trong năm, công ty kiểm soát chặt chẽ tình hình lao động, khai thác được tối đa hiệu quả sử dụng lao động. Thu nhập bình quần từng lao động cũng tăng qua các năm chứng tỏ công ty có chính sách đãi ngộ tốt ứng với năng suất lao động tăng lên qua 2018-2020.
Chính việc kinh doanh có hiệu quả tốt của công ty nên các tỷ số này có giá trị khá cao và cũng là một nguyên nhân để công ty mở thêm hai chi nhánh và tăng số lượng nhân viên năm 2018 là 98 lên 124 người năm 2019.
Việc làm ăn có hiệu quả tốt này không những giúp cho chủ doanh nghiệp có một khoản lợi nhuận khá cao mà còn giúp cho mỗi nhân viên có thu nhập tăng thêm. Năm 2019 thì công ty đã trích ra hơn 600 triệu đồng để thưởng Tết cho nhân viên, trung bình mỗi người được thường 5 triêu đồng. Đây cũng là một chính sách hợp lý của công ty góp phần vào việc kinh doanh có hiệu quả tốt của doanh ngiệp. Ngoài ra công ty còn có các giải pháp hợp lý và kịp thời khác nữa mà ta sẽ rõ hơn sau phần phân tích phía dưới.
2.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại công ty trong thời gian qua
2.4.1. Những ưu điểm chủ yếu
• Vận dụng mọi nguồn lực, mọi thành phần trong sản xuất để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho DN.
• Nắm bắt kịp thời mọi cơ chế đổi mới để vận dụng trong kinh doanh
• Tìm mọi phương pháp và vận dụng triệt để nguồn lực để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất
• Hướng củng cố và đầu tư TSCĐ và phát triển lâu dài cho DN
• Vận dụng triệt để, chống lãng phí để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu trong SXKD.
2.4.2. Những hạn chế
• Vốn sử dụng cho DN chủ yếu là vốn chủ sở hữu chưa huy động được các nguồn vốn khác.
• Lợi nhuận của DN quá nhỏ so với đồng vốn bỏ ra, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao nên chưa đem lại kết quả như mong muốn.
• Chi phí DN quá cao dẫn đến lợi nhuận quá nhỏ, chi phí quản lý là nguyên nhân dẫn đến chi phí DN tăng cao, làm giảm lợi nhuận đến mức đáng kể.
• Mức độ tăng doanh thu và tăng lợi nhuận không cân đối, điều đó là vấn đề cần quan tâm trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FARICH VIỆT
NAM
3.1. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh
3.1.1. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nói chung tại công ty
➢ Lập kế hoạch kinh doanh và xác định mục đích đạt được doanh thu hay kiểm soát chi phí cho ổn định sản xuất.
➢ Nghiên cứu và dự đoán thị trường để đảm bảo hoạt động không thừa thiếu nguyên vật liệu, vật tư hàng hoá nhằm không bị tồn đọng vốn kinh doanh.
➢ Nâng cao tiến độ, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để có nhiều doanh thu và tiết kiệm chi phí.
➢ Duy trì mối quan hệ khách hàng cũng như đẩy mạnh những mối quan hệ quen biết để tìm sản lượng công việc về cho công ty.
➢ Nắm bắt kịp thời những đổi mới của Nhà nước để theo kịp những biến động của thị trường cạnh tranh cho phù hợp.
3.1.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài sản cố định
➢ Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, điều chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá TSCĐ thấp hơn giá trị thật của nó thì không thực hiện tái sản xuất TSCĐ và ngược lại, nếu đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao, mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn của công ty để có những biện pháp đúng đắn kịp thời như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số TSCĐ không cần thiết, tài sản dùng không hiệu quả.
➢ Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ theo quy định. Một mặt đảm bảo cho TSCĐ duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo quản, boả dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở quản lý tốt hơn các khoản trích chi
phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều nhưng hiệu quả lại không cao.
➢ Chỉ đầu tư mới, đầu tư mở rộng khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.
➢ Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn khi thiếu nguyên vật liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động, do đó công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ.
➢ Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của TSCĐ sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn, hiệu quả cao hơn.
3.1.3. Một số biện pháp để giảm thiểu chi phí quản lý
a. Biện pháp chung để giảm chi phí quản lý
➢ Cần tuyển chọn những cán bộ nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật cao nắm bắt kịp thời những tình huống những đổi mới thị trường hay những kinh nghiệm quản lý.
➢ Đào tạo và tập huấn cán bộ kỹ thuật định kỳ hàng năm để nâng cao tay nghề trong công việc và phù hợp công việc hay phù hợp những tiến bộ trong khoa học.
➢ Vận động sáng tạo và động viên, tạo mọi điều kiện thoải mái trong tâm lý để cán bộ sử dụng hết mọi tâm lực vào công việc và đem lại kết quả lao động tốt.
➢ Tìm công việc ổn định và lâu dài, phù hợp địa điểm, địa hình để giảm thiểu những chi phí giao thông đi lại dẫn đến kém hiệu quả trong công việc.
➢ Hạn chế những chi phí giao tiếp, quà cáp mà không mang lại tính hiệu quả trong công việc và không mang lại công việc cho DN.
➢ Tránh những sai lầm trong quản lý sản xuất để công việc thực hiện xong phải thực hiện lại dẫn đến những tổn thất nguyên vật liệu, nhân công và thời gian thực hiện.
➢ Tìm những công trình, những dự án phù hợp với năng lực DN không vượt quá tầm, dẫn đến khó khăn khi không đủ sức thực hiện.
➢ Trực tiếp làm việc với khách hàng, tránh qua nhiều bước trung gian dẫn đến những tổn thất, chi phí trao tay làm giảm doanh thu mà lại tăng chi phí.
➢ Luôn luôn tìm công việc để làm việc liên tục, tránh tình trạng chờ việc dẫn đến lãng phí nhân lực và chi phí quản lý tăng cao.
b. Biện pháp cụ thể làm giảm chi phí quản lý
Theo sổ sách chi tiết và sổ cái của bộ phận kế toán. Ta thấy tài khoản
642 chiếm rất lớn trong chi phí quản lý, mà thành phần chi trong tài khoản này chủ yếu là chi phí tiếp khách và chi phí điện thoại, những chi phí này có thể tiết kiệm được trong DN.
Cần giảm thiểu những tiệc tùng mà không mang ý nghĩa công việc, giảm những quà cáp mang tính ơn nghĩa, cần tìm những công việc bằng khả năng của DN.
Cần quản lý chặt chẽ hơn những chi phí điện thoại không cần thiết hay việc riêng cá nhân trong DN. Nhắc nhở và tập ý thức cho nhân viên không sử dụng điện thoại trong DN làm việc cá nhân hay sử dụng bừa bãi. Hợp thường niên để giao nhiệm vụ từng người cụ thể, để tránh việc không rã ràng phải liên hệ qua lại là tăng chi phí liên lạc.
Khi giảm thiểu chi phí này ở mức có thể được thì đồng nghĩa với việc đem lại cho DN bấy nhiêu đồng lợi nhuận.
Bởi vì: Lợi nhuận = Doanh thu- chi phí
Theo sổ sách, chứng từ kế toán, nếu giảm được chi phí tiếp khách và chi phí điện thoại, nghĩa là chúng ta tăng đến 102.000.000 đồng, một con số lớn để đem về lợi nhuận cho DN.
3.1.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
DN nên tin gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người đúng việc được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động.
Khoán quỹ lương trên cơ sở lợi nhuận. Kích thích tính năng động, chủ động, nâng cao năng lực lao động của từng đơn vị cũng như từng cá nhân.
Đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý.
Các biện pháp trên hi vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và sẽ giúp cho DN đạt đựoc những thành quả tốt trong hoạt động sản xuất và vững mạnh trên thương trường.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Xây dựng kết cấu tài sản cố định hợp lí, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên tài sản cố định trực tiếp cho sản xuất cần chiếm tỷ trọng cao, c òn tài sản cố định ngoài sản xuất, tài sản phục vụ gián tiếp quá trình sản xuất kinh doanh cần chiếm tỷ trọng nhỏ. Từ đó giúp Công ty khai thác có hiệu quả tài sản cố định.
Theo dõi chặt chẽ, tổ chức hạch toán đầy đủ chính xác tài sản cố định để tránh hư hỏng, mất mát tài sản cố định. Quản lí chặt chẽ các chi phí trong quá trình xây dựng cơ bản. Sử dụng triệt để thời gian, công suất của mọi tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như cho thuê thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển… khi không dùng đến.
Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định để duy trì năng lực bình thường. Đối với phần tài sản đầu tư dài hạn công ty cần có biện pháp thu hồi nhằm đưa đồng vốn vào lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng phần vốn này.
Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành bàn giao các công trình, kết hợp với bên A giải quyết mọi vướng mắc để được thanh toán kịp thời sản lượng hoàn thành.
Việc dự trữ vật tư phải có định hướng thích hợp, tránh tình trạng dự trữ quá thừa hoặc quá thiếu, ngoài ra phải thường xuyên theo dõi biến động giá cả thị trường để có biện pháp tăng giảm dự trữ một cách hợp lí, tránh rủi ro cho đồng vốn kinh doanh, đảm bảo hoài hòa giữa dự trữ và sản xuất.
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng dây dưa, áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn.
3.2.2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh doanh
Đẩy nhanh tiến độ thi công không có nghĩa là thi công, xây dựng một cách vội vàng và càng không bao giờ có nghĩa là thi công xây dựng trong sự hỗn loạn, vô tổ chức. Cẩn thận vạch ra những kế hoạch để thực hiện công việc, dự kiến người và thời điểm sẽ thực hiện công việc là những điều thiết yếu để thực hiện công việc nhanh chóng.
Tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời chuẩn bị tốt các bước lập dự án hoàn chỉnh báo cáo khả thi.
Rà soát chất lượng của hồ sơ khảo sát, thiết kế dự án, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ và xem xét điều chỉnh giải pháp kết cấu theo hướng đơn giản, dễ thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án để đủ cơ sở lập các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Cần rút kinh nghiệm trong tổ chức thi công, phải có kế hoạch và tiến độ cụ thể của từng công trình, dự án để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Yêu cầu chủ đầu tư thanh toán tạm ứng vốn trên cơ sở phù hợp với tiến trình thực hiện hạng mục thi công và có biện pháp quản lý, giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích vốn của dự án.
Kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp vật tư, thiết bị thi công đảm bảo đầy