Các yếu tố tác động đến đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của doanh

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹ của công ty TNHH BT fashion (Trang 30 - 35)

nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ

Các yếu tố bên ngoài

Định hướng phát triển kinh tế – xã hội, chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước

Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo và

hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình và định hướng phát triển của đất nước trong từng giai đoạn mà chính sách ngoại thương được thực hiện theo cách thức mức độ khác nhau. Những chính sách ngoại thương được nhà nước sử dụng để quản lý và điều tiết hoạt động xuất khẩu bao gồm:

Chính sách thuế: Thuế là một công cụ của Nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chính sách thuế là hệ thống các biện pháp của Nhà nước. Thông qua chính sách thuế Nhà nước tác động tới quá trình sản xuất xã hội, tới phân phối lưu thông, tới tiêu dùng của dân cư, chính sách thuế được thể hiện ở việc tổ chức đánh thuế, phạm vi áp dụng, thuế suất, ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế…

Thuế xuất khẩu được Nhà nước ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả xuất khẩu góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Vì thế nó có thể thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu đối với những nhóm mặt hàng khác nhau. Hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là đối với mặt hàng tinh chế, do đó chính sách thuế nước ta đang thực hiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên, Nhà nước thực hiện chính sách thuế quan cần phải thận trọng trong việc xác định mức thuế xuất khẩu với từng nhóm hàng cụ thể để đảm bảo sự hài hoà các mục tiêu do thuế quan tác động.

Hạn ngạch (Quota) xuất khẩu: Hạn ngạch xuất khẩu là quy định của Chính phủ về số lượng giá trị của một mặt hàng được phép xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Chính phủ sử dụng hạn ngạch để nhằm bảo hộ sản xuất trong nước bảo vệ tài nguyên, thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. Hạn ngạch không đem lại khoản thu cho ngân sách Nhà nước, mà nó chỉ đem lại thuận lợi và có thể tạo ra sự độc quyền cho những doanh nghiệp xin được hạn ngạch xuất khẩu. Như vậy hạn ngạch có tác động đến khả năng xuất khẩu của một doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu những hàng hoá bị Nhà nước hạn chế số lượng xuất khẩu thì mọi hoạt động nhằm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế. Cho dù doanh nghiệp có cố gắng đến đâu thì cũng chỉ được xuất khẩu một lượng hàng hoá nhất định ghi trên Quota mà Nhà nước cấp cho mình.

Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương. Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu.. Bởi việc tự do hoàn toàn đối với xuất khẩu nhiều khi mang lại thiệt hại rất lớn cho quốc gia, chẳng hạn như việc xuất khẩu hàng hoá quý hiếm, các sản phẩm thuộc về di tích văn hoá, các sản phẩm là vũ khí… Còn đối với hàng may mặc, đến thời điểm năm 2020 ngành công nghiệp này đứng đầu trong các ngành có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất.

Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước

Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của ngành hàng may mặc

Năng lực cạnh tranh của ngành hàng may mặc chính là thước đo nội lực của ngành được thể hiện thông qua năng lực của đội ngũ lao động, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng, mạng lưới phân phố, năng lực tài chính..

Có thể thấy năng lực cạnh tranh của ngành hàng may mặc nước ta vừa mạnh lại vừa yếu. Đó chính là vì sự phát triển không đồng đều giữa các nguồn lực trong ngành

Tình hình kinh tế - xã hội thế giới

Trong giai đoạn 2016- 2019, nền kinh tế thế giới ở đà phát triển không ngừng, các nước phát triển đua nhau không ngừng về công nghệ với tham vọng đưa quốc gia của mình trở thành quốc gia đứng đầu thế giới để tạo vị thế trên thị trường quốc tế. Khi các nước phát triển mạnh lên đồng nghĩa với việc các nước nguồn đầu tư vào các nước đang phát triển cũng tăng lên, xuất nhập khẩu được đẩy mạnh.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc trong nước

Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.

Nhu cầu của thị trường Mỹ

Là thị trường có hơn 300 triệu khách hàng, Mỹ được xem là một thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp may mặc. Dù hiện nay ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế do đại dịch covid, người tiêu dùng Mỹ đã cắt giảm mức tiêu dùng và bắt đầu nghĩ nhiều đến việc tiết kiệm nhưng nhu cầu ăn và mặc là hai nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người nên vì đó người dân Mỹ chuyển hướng từ việc mua sắm nhiều món đồ xa xỉ, hợp thời trang sang những mặt hàng quần áo có giá phù hợp mà có chất lượng tốt. Chính điều này thúc đẩy các nhà kinh doanh Mỹ đi theo thị hiếu và tìm nguồn sản xuất quần áo có giá thấp và mang lại chất lượng tốt. Các nước Châu Á nhờ đó được hưởng lợi ngày càng nhiều khi giá nhân công rẻ, nguyên liệu dồi dào đáp ứng được nhu cầu của các nhà nhập khẩu và người tiêu dung tại quốc gia này.

Tuy vậy, người tiêu dùng Mỹ vẫn có nhu cầu về mẫu mã và hình thức. Bởi vậy hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ cần phải có mẫu mã đẹp, thiết kế thời trang và phù hợp với mùa vụ. Một đặc điểm quan trọng khác thuộc về nhu cầu của thị trường Mỹ đó là yêu cầu rất cao về các tiêu chuẩn sản phẩm như chất lượng, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, thương hiệu sản phẩm..

Những đặc điểm thuộc về nhu cầu của thị trường Mỹ nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển xuất khẩu hàng may mặc. Đó thực sự là một thách thức không dễ vượt qua. Nhưng nếu đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu này sẽ mở ra một thị trường vô cùng rộng lớn với hơn 300 triệu dân cho doanh nghiệp dệt may.

Cơ chế chính sách kiểm soát hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ

Rào cản kỹ thuật khắt khe : Để đảm bảo cho người tiêu dùng, Mỹ kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất. Hàng may mặc có thể xuất khẩu được sang thị trường Mỹ phải đảm bảo được các tiêu chuẩn riêng.

Chính sách bảo hộ sản xuất nội khối : Nhằm tránh sự thâm nhập mạnh vào thị trường may mặc từ các nước khác trên Thế giới, Mỹ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước, đồng thời đưa ra nhiều tiêu chuẩn, quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này.

Tuy nhiên cơ hội phát triển dành cho ngành hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ là không hề nhỏ. Ngành dệt may của Mỹ, Châu Âu đang có xu hướng chuyển dần sang các khu vực khác nên nhau cầu nhập khẩu hàng may mặc hiện nay là rất lớn. Các nhà nhập khẩu Mỹ luôn tìm kiếm những thị trường có khả năng cung cấp loại hàng này vừa rẻ vừa đẹp. Họ luôn cố gắng hạ giá thành sản phẩm tới mức thấp nhất tại nơi đặt cơ sở gia công. Đây chính là một lợi thế của dệt may nào có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công lại thấp.

Các yếu tố bên trong

Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Trong đó, có thể kể đến các nhân tố sau:

Quy mô của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực về tài chính mạnh thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ một cách hiệu quả nhất do đó có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Khả năng về tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp vững vàng hơn trước các biến động bất ngờ của thị trường và là cơ sở để cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế.

Nhân sự

Trình độ và năng lực, kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ phòng kinh doanh trong doanh nghiệp sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định

tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp vì cán bộ phòng kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện và theo dỗi các công việc của quá trình xuất khẩu hàng hóa.

Chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào chất lượng nguồn nguyên liệu và tay nghề của công nhân các khâu sản xuất. Lao động có tay nghề tốt sẽ đảm bảo quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, mức thất thoát về sản phẩm lỗi cũng sẽ giảm tối đa mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Trình độ năng lực lãnh đạo và quản lý

Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực quản trị của ban lãnh đạo cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh xuất khẩu đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng tốt các cơ hội trên thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.

Trình độ kỹ thuật công nghệ

Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp được thể hiện ở công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, mức độ trang bị máy móc, thiết bị, cơ giới hoá, tự động hoá. Điều này phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp với trang bị kỹ thuật hiện đại sẽ có nhiều lợi thế trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành rẻ và do đó cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹ của công ty TNHH BT fashion (Trang 30 - 35)