Sử dụng những nền tảng thương mại

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹ của công ty TNHH BT fashion (Trang 93 - 98)

Thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới tận dụng triệt để các ứng dụng của công nghệ thông tin vào kinh doanh, sản xuất để tiếp cận được thị trường toàn cầu dễ dàng hơn.

Công ty cần phải hiện đại hóa, tối giản các bước trong kinh doanh bằng cách sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ trong bối cảnh thời đại 4.0 và đại dịch COVID-19.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang từng bước phát triển ngành công nghiệp sản xuất và nhanh chóng trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng may mặc. Hơn nữa, các hiệp định thương mại tự do và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang mở ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam phát triển, giải quyết các khâu yếu về năng suất, chất lượng.

Trong khi đó, thị trường Mỹ vẫn luôn là thị trường tiêu thụ số 1 hàng xuất khẩu may mặc của Việt Nam và là thị trường trọng điểm của Công ty TNHH BT Fashion. Bởi vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Mỹ là nhiệm vụ cấp thiết, cũng là mục tiêu trong chiến lược phát triển thị trường của công ty.

Với thời gian thành lập tương đối lâu đời, Công ty TNHH BT Fashion đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Mỹ, có được lòng tin của khách hàng, đạt được nhiều thành tích trong kinh doanh. Doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm. Với bộ máy lãnh đạo, tổ chức điều hành gọn nhẹ, năng động phù hợp với cơ chế thị trường. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhân công kỹ thuật lành nghề được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư các trang thiết bị và công nghệ đồng bộ hiện đại, quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công ty TNHH BT Fashion sẽ cùng đất nước hội nhập và đạt những thành quả to lớn.

Tuy nhiên, ngoài những thành tựu thì công ty còn tồn tại những mặt hạn chế như công tác nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả, còn phụ thuộc nguyên phụ liệu vào các nhà cung cấp nước ngoài. Dưới góc độ một doanh nghiệp, công ty cần chủ động thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ đạt hiệu quả, không những tăng về kim ngạch xuất khẩu mà còn tăng về khả năng xuất khẩu trực tiếp, làm phong phú, mặt hàng mẫu mã và cải thiện được vị thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Đứng trước khó khăn của tình hình dịch bệnh COVID-19, Công ty TNHH BT Fashion đã và đang nỗ lực cầm cự sản xuất kinh doanh và chờ đợi cơ hội phục hồi.

Do thời gian hạn hẹp, cũng như khả năng phân tích của bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa thể hoàn chỉnh, chỉ dừng lại ở mức khái quát theo quan điểm khách quan để làm sáng tỏ một số ưu điểm và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Với tinh thần chủ động sáng tạo và trình độ chuyên môn cao của đội

ty TNHH BT Fashion có đầy đủ điều kiện để ngày một hoàn thiện công tác xuất khẩu góp phần giúp công ty trở nên lớn mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2005), Nghị định số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005, Luật thương mại.

2. Chính Phủ (2000), Hiệp định về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

3. Chính phủ (2017), Nghị định số 153/2017 NĐ-CP ngày 26/12/2017 “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2018 - 2020”.

4. Đào Văn Hùng, Bùi Thúy Vân (2015), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

5. Đại học Kinh tế Quốc dân, Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Trần Văn Hòa (2009), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Trần Văn Hòe (2017), Giáo trình Thương mại Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Thư viện học liệu mở Việt Nam (2019), “Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu”,

VOER, https://voer.edu.vn/m/cac-yeu-to-anh-huong-den-xuat-khau/d810ecbb [31/05/2020].

9. Container transportation (2018), “Thủ tục hải quan – chia sẻ kinh nghiệm thực tế”, Vinalogs Container transpotation.

10. Hằng Trần (2020), “Cơ hội cho dệt may vào khu vực, thị trường lớn”, BNEWS,

https://bnews.vn/co-hoi-cho-det-may-vao-khu-vuc-thi-truong lon/147744.html

[07/06/2020]

11. The World Bank Data (2019), https://data.worldbank.org/country/united-states, [06/06/2021].

12. The Observatory of Economic Complexity (2018),

https://oec.world/en/profile/country/usa/ [05/06/2021]

13. Công ty TNHH BT Fashion, “Báo cáo tài chính 2018 – 2020”, Phòng

15. Công ty TNHH BT Fashion, “Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 2018 – 2020”,

Phòng Xuất Nhập khẩu.

16. Công ty TNHH BT Fashion, “ Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2018 – 2020”, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Xuất Nhập khẩu.

17. Thông tin chung về Công ty TNHH BT Fashion Công ty TNHH BT Fashion (btyfashion.com)

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹ của công ty TNHH BT fashion (Trang 93 - 98)